Tag

Chuyển đổi xanh: Từ áp lực đến cơ hội kinh doanh

Môi trường 19/02/2025 13:00
aa
TTTĐ - Đây là chủ đề của buổi toạ đàm do Báo Người Lao động tổ chức sáng 19/2, nhằm thảo luận về các tiêu chuẩn xanh trong sản xuất kinh doanh, xu hướng phát triển kinh tế xanh trên toàn cầu và ở Việt Nam, nguồn tài chính xanh và những vướng mắc trong tiến trình chuyển đổi xanh - nhất là vướng mắc liên quan khung pháp lý…
UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Vingroup hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh Quyết tâm trở thành cường quốc về phát triển năng lượng tái tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh VCCI và Vingroup hợp tác toàn diện thúc đẩy chuyển đổi xanh

Sáng 19/2, Báo Người Lao động tổ chức toạ đàm "Chuyển đổi xanh: Từ áp lực đến cơ hội kinh doanh", với sự tham dự của nhiều đại diện từ cơ quan quản lý Nhà nước, chuyên gia kinh tế - môi trường, ngân hàng thương mại cùng đại diện doanh nghiệp tiên phong trong lĩnh vực sản xuất xanh…

Ảnh: Tổng Biên tập Báo Người Lao động Tô Đình Tuân tổng kết (Ảnh: Hoàng Triều)
Tổng Biên tập Báo Người Lao động Tô Đình Tuân (Ảnh: Hoàng Triều)

Nhiều cơ hội và thách thức

Phát biểu tại toạ đàm, ông Phạm Minh Quang, đại diện Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ - Bộ Công Thương cho biết, thế giới đang có nhiều quy định mới liên quan đến phát triển bền vững, ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp Việt Nam.

Cụ thể, tại thị trường EU, Cơ chế điều chỉnh biên giới carbon (CBAM) và Quy định chống phá rừng (EUDR) đang tác động đến nhiều ngành như: Thép, xi măng, nhôm, phân bón, hóa chất, nhựa và nông lâm thủy sản…

Bên cạnh đó, các yêu cầu về kinh tế tuần hoàn và kiểm soát chuỗi cung ứng từ trang trại đến bàn ăn cũng đang ngày càng được siết chặt.

Tại thị trường Mỹ, quy định về thương mại xanh đang trở thành xu hướng, Chính phủ Mỹ ưu tiên mua sắm các sản phẩm thân thiện với môi trường.

Ông Phạm Minh Quang đánh giá, những thay đổi này vừa là thách thức vừa là cơ hội cho doanh nghiệp Việt Nam. Doanh nghiệp Việt sẽ phải chịu chi phí cao hơn để tuân thủ các quy định mới, đầu tư vào công nghệ xanh, giảm phát thải, đồng thời thị trường xuất khẩu có thể bị thu hẹp, thậm chí có nguy cơ bị loại khỏi chuỗi cung ứng nếu không đáp ứng được các tiêu chuẩn khắt khe.

Tuy nhiên, doanh nghiệp nào đáp ứng tốt các tiêu chuẩn xanh sẽ có lợi thế cạnh tranh, nâng cao giá trị thương hiệu, không chỉ dễ dàng tiếp cận thị trường EU và Mỹ mà còn thuận lợi mở rộng sang các thị trường khác.

“Các doanh nghiệp cần chủ động theo dõi và nắm bắt các quy định mới liên quan đến phát triển bền vững, không chỉ ở nước ngoài mà cả trong nước. Đồng thời, cần có chiến lược dài hạn, đầu tư bền vững vào phát triển xanh, kinh tế tuần hoàn, và xây dựng hệ thống quản lý nguồn gốc sản phẩm rõ ràng”, ông Phạm Minh Quang nhấn mạnh.

Kinh tế xanh phải gắn liền với tài chính xanh

Tại tọa đàm, PGS.TS Nguyễn Đình Thọ, Viện trưởng Viện Chiến lược Chính sách - Bộ Tài nguyên và Môi trường chia sẻ, một trong những yếu tố quan trọng của kinh tế xanh là tài chính xanh, dựa trên nền tảng thị trường carbon.

Bên cạnh đó, hệ thống nông nghiệp và lương thực bền vững cũng đóng vai trò quan trọng. Quá trình chuyển đổi này bao gồm việc giảm phát thải từ phân bón, thuốc trừ sâu, đồng thời cải tiến các khâu liên quan đến bao bì và thực phẩm - lĩnh vực đang chiếm tới 33% tổng lượng phát thải toàn cầu.

 Ảnh: PGS. TS Nguyễn Đình Thọ, Viện trưởng Viện Chiến lược Chính sách - Bộ Tài nguyên và Môi trường phát biểu (Ảnh: Hoàng Triều)
PGS.TS Nguyễn Đình Thọ, Viện trưởng Viện Chiến lược Chính sách - Bộ Tài nguyên và Môi trường phát biểu (Ảnh: Hoàng Triều)

Trong lĩnh vực công nghiệp, theo PGS.TS Nguyễn Đình Thọ, chuyển đổi số sẽ hỗ trợ phát triển công nghiệp xanh, kinh tế tuần hoàn và kinh tế xanh trên cơ sở giảm thiểu rác thải và đẩy mạnh tái chế.

Ngoài ra, hạ tầng xanh, giao thông thông minh và quá trình điện khí hóa hệ thống phương tiện công cộng cũng là những yếu tố quan trọng trong mô hình phát triển bền vững.

“Việc xây dựng và phát triển thị trường carbon sẽ tạo nền tảng quan trọng để Việt Nam thực hiện các cam kết ứng phó với biến đổi khí hậu, hướng tới mục tiêu đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050”, PGS.TS Nguyễn Đình Thọ nói.

Thông tin thêm, Viện trưởng Viện Chiến lược Chính sách - Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, Việt Nam đang đẩy mạnh phát triển năng lượng tái tạo như năng lượng gió, năng lượng mặt trời, đồng thời triển khai các giải pháp lưu trữ năng lượng nhằm giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch.

Chính phủ cũng đang hoàn thiện các chính sách, quy định nhằm thu hút đầu tư vào năng lượng tái tạo, nâng cao hiệu suất năng lượng trong sản xuất công nghiệp và xây dựng đô thị thông minh để thúc đẩy tăng trưởng xanh; mô hình kinh tế tuần hoàn đang được khuyến khích thông qua các chính sách về phân loại chất thải tại nguồn, tái chế và tái sử dụng.

Việt Nam cũng đang đẩy mạnh thực hiện trách nhiệm mở rộng của nhà sản xuất (EPR) trong quản lý và xử lý chất thải.

Nhiều doanh nghiệp chưa nắm về chuyển đổi xanh

Đây là thực trạng được ông Hoàng Dương Tùng, Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam đặt ra tại buổi toạ đàm. Ông cho biết, nước ta đặt ra nhiều tiêu chí chuyển đổi xanh nhưng chủ yếu vẫn tập trung vào các doanh nghiệp lớn và các công ty có vốn đầu tư nước ngoài, trong khi phần lớn doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn đang gặp nhiều khó khăn.

Ảnh: Ông Hoàng Dương Tùng, Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam chia sẻ trực tuyến tại toạ đàm (Ảnh: Hoàng Triều)
Ông Hoàng Dương Tùng, Chủ tịch Mạng lưới không khí sạch Việt Nam chia sẻ trực tuyến tại tọa đàm (Ảnh: Hoàng Triều)

Một trong những nguyên nhân chính tồn tại trên theo ông Hoàng Dương Tùng là do thiếu cơ chế rõ ràng, khiến doanh nghiệp chưa biết nên đầu tư vào lĩnh vực nào, lựa chọn công nghệ nào hay có thể vay vốn từ đâu để thực hiện chuyển đổi.

“Nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn chưa thực sự hiểu rõ chuyển đổi xanh là gì và làm thế nào để áp dụng vào thực tế. Sự thiếu hụt thông tin và các chương trình đào tạo chuyên sâu đang khiến quá trình chuyển đổi diễn ra chậm hơn so với kỳ vọng.

Để thúc đẩy quá trình này một cách hiệu quả, Việt Nam cần sớm xây dựng cơ chế xanh riêng cho từng ngành, giúp doanh nghiệp có định hướng rõ ràng về tiêu chuẩn, công nghệ, nguồn vốn và các chính sách hỗ trợ từ Nhà nước”, ông Hoàng Dương Tùng nêu lên.

Cũng theo vị này, Nhà nước cần mạnh dạn hơn trong việc ban hành các chính sách cụ thể và hỗ trợ doanh nghiệp thực hiện chuyển đổi. Doanh nghiệp cần chủ động nắm bắt cơ hội, đổi mới công nghệ và nâng cao năng lực quản lý để sẵn sàng tham gia vào nền kinh tế xanh toàn cầu.

Đồng quan điểm, ông Đinh Hồng Kỳ, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP Hồ Chí Minh nhấn mạnh, hiện nay, khoảng 90% doanh nghiệp Việt Nam là doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) và họ gặp nhiều khó khăn trong quá trình xanh hóa, từ tài chính, nguồn nhân lực đến công nghệ và nhận thức.

Ông Kỳ thông tin, khoảng 65% doanh nghiệp gặp khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn để thực hiện các dự án xanh, rào cản lớn nhất là vấn đề tài chính. Chính phủ và các cơ quan quản lý cần tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn, hỗ trợ đào tạo nhân lực và khuyến khích đổi mới công nghệ sẽ là chìa khóa giúp doanh nghiệp Việt Nam không chỉ đáp ứng các tiêu chuẩn xanh mà còn nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

 Ảnh: Ông Đinh Hồng Kỳ, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP Hồ Chí Minh (Ảnh: Hoàng Triều)
Ông Đinh Hồng Kỳ, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp TP Hồ Chí Minh (Ảnh: Hoàng Triều)

Cần nhiều giải pháp hơn nữa

Tại buổi toạ đàm, nhiều đại diện từ các doanh nghiệp sản xuất xanh cũng đã trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn và đề xuất giải pháp thúc đẩy phát triển, tiêu thụ sản phẩm xanh ở thị trường nội địa lẫn xuất khẩu.

Các ý kiến chủ yểu xoay quanh vấn đề: Chính sách tiếp cận nguồn vốn, tín dụng xanh, dự án xanh, hỗ trợ cho sản phẩm xanh, chính sách thuế, giản lược thủ tục…

Tổng kết, Tổng Biên tập Báo Người Lao động Tô Đình Tuân đánh giá chủ đề buổi toạ đàm rất thiết thực, không chỉ cho doanh nghiệp mà còn hệ thống ngân hàng, các cơ quan quản lý Nhà nước, các cơ quan tham mưu chính sách. Với TP Hồ Chí Minh, chủ đề này càng thiết thực nhất là trong bối cảnh thành phố đang nỗ lực thành lập Hội Doanh nghiệp xanh.

Ảnh: Quang cảnh buổi toạ đàm (Ảnh: Hoàng Triều)
Quang cảnh buổi toạ đàm (Ảnh: Hoàng Triều)

Theo Tổng Biên tập Báo Người Lao động, hiện nay tất cả doanh nghiệp tại Việt Nam đều cảm nhận được áp lực từ quá trình chuyển đổi xanh. Không chỉ các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, mà ngay cả những tập đoàn lớn cũng phải đối mặt với bài toán đầu tư, đổi mới dây chuyền sản xuất và cải thiện môi trường…

Để hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình chuyển đổi xanh, cần có cơ chế tài chính phù hợp, giúp doanh nghiệp dễ dàng tiếp cận vốn đầu tư vào công nghệ sạch, các dự án giảm rác thải và mở rộng thị trường carbon. Các chính sách quản lý và hỗ trợ doanh nghiệp cũng cần được thiết kế linh hoạt, tạo động lực thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong sản xuất và kinh doanh theo hướng bền vững.

“Chúng tôi hy vọng rằng, thông qua hội thảo ngày hôm nay, các bên liên quan có thể cùng thảo luận để làm rõ những yếu tố quan trọng trong việc huy động nguồn lực tài chính sáng tạo.

Đây sẽ là nền tảng để triển khai hiệu quả các mô hình tài chính nhằm xử lý nước thải, giảm thiểu ô nhiễm tại TP Hồ Chí Minh và Hà Nội, đồng thời mở rộng quy mô trên toàn quốc để thực hiện thành công quá trình chuyển đổi xanh”, đồng chí Tô Đình Tuân kỳ vọng.

Đọc thêm

Bài 2: Bỏ rác tùy tiện - thói quen xấu xí Môi trường

Bài 2: Bỏ rác tùy tiện - thói quen xấu xí

TTTĐ - Biển “cấm vứt rác” xuất hiện khắp nơi, tại nhiều ngõ, phố trên địa bàn Hà Nội nhưng không hiểu vì sao biển cấm càng nhiều thì tình trạng xả rác càng nghiêm trọng. Rác thải từ đường phố, bến xe buýt, đến cả chân cột điện, gốc cây...
Huế nhận viện trợ hơn 3 tỷ đồng bảo vệ loài sao la Xã hội

Huế nhận viện trợ hơn 3 tỷ đồng bảo vệ loài sao la

TTTĐ - Dự án nhằm tăng cường năng lực và sự tham gia của các tổ chức xã hội trong công tác bảo tồn đa dạng sinh học, bảo vệ loài sao la. Đây là động vật quý hiếm được mệnh danh là “Kỳ lân Châu Á”.
Bắc Bộ sáng sớm trời rét Môi trường

Bắc Bộ sáng sớm trời rét

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, dự báo ngày và đêm 3/4 khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ sáng sớm và đêm trời rét, trưa chiều giảm mây trời nắng, có nơi nhiệt độ lên 27 độ C. Tây Nguyên và Nam Bộ chiều tối và đêm vẫn có mưa rào và dông vài nơi.
Khẩn trương kiểm tra mỏ khoáng sản bị thu hồi nhưng vẫn hoạt động Môi trường

Khẩn trương kiểm tra mỏ khoáng sản bị thu hồi nhưng vẫn hoạt động

TTTĐ - UBND tỉnh Kon Tum vừa có văn bản chỉ đạo cơ quan chức năng, chính quyền địa phương liên quan khẩn trương kiểm tra, làm rõ nội dung phản ánh của Báo Tuổi trẻ Thủ đô về việc mỏ khoáng sản đã bị thu hồi đất nhưng vẫn tiếp tục hoạt động.
Tìm kiếm giải pháp xanh cho kiến trúc đô thị Môi trường

Tìm kiếm giải pháp xanh cho kiến trúc đô thị

TTTĐ - Trong bối cảnh hiện đại, nhu cầu về các dự án xanh, thân thiện với môi trường ngày càng lớn, đòi hỏi các doanh nghiệp phải có sự chuyển đổi mạnh mẽ. “Cuộc thi Thiết kế nhà phố 2025” nhằm khuyến khích những giải pháp xanh cho kiến trúc đô thị.
Vingroup tổ chức Ngày hội Xanh 2025 tại Ocean City Môi trường

Vingroup tổ chức Ngày hội Xanh 2025 tại Ocean City

TTTĐ - Tập đoàn Vingroup công bố tổ chức Ngày hội Xanh thường niên 2025 tại Ocean City vào ngày 13/4/2025 với chủ đề “Kỷ nguyên Xanh - Kỷ nguyên vươn mình”, nhằm hưởng ứng Ngày Trái đất và hướng tới kỷ niệm 80 năm Ngày Quốc khánh.
Cần hành động quyết liệt, dọn sạch "rác ý thức” Môi trường

Cần hành động quyết liệt, dọn sạch "rác ý thức”

TTTĐ - Thời gian qua, Đảng bộ, chính quyền Thủ đô rất quan tâm đến vấn đề bảo vệ môi trường. Thành phố Hà Nội đã áp dụng, triển khai các nghị định của Chính phủ cũng như ban hành nhiều kế hoạch, chỉ thị để xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, trong đó có các hành vi xả rác bừa bãi. Thế nhưng theo ghi nhận của PV báo TTTĐ, dường như vứt rác bừa bãi đã là thói quen xấu khó bỏ của không ít người, trong đó có cả sự thờ ơ của một số chính quyền địa phương chưa quan tâm đến vấn đề này…
Ưu tiên lựa chọn phương tiện công cộng xanh để bảo vệ môi trường Môi trường

Ưu tiên lựa chọn phương tiện công cộng xanh để bảo vệ môi trường

TTTĐ - Trước nguy cơ ô nhiễm không khí do khói, bụi từ việc sử dụng phương tiện giao thông sử dụng nhiên liệu hóa thạch, phương tiện cá nhân, nhiều người dân Thủ đô đã lựa chọn phương tiện công cộng xanh như xe buýt điện, tàu điện trên cao để giảm thiểu ô nhiễm, góp phần bảo vệ môi trường.
Đã bị thu hồi đất, mỏ khoáng sản vẫn ngang nhiên hoạt động Xã hội

Đã bị thu hồi đất, mỏ khoáng sản vẫn ngang nhiên hoạt động

TTTĐ - Mặc dù Công ty Cổ phần xây dựng công trình Sông Hồng và Công ty TNHH Đầu tư xây dựng và thương mại Tiến Dung Kon Tum đã bị UBND tỉnh Kon Tum thu hồi đất dự án khai thác, chế biến đá xây dựng tại huyện Kon Plông nhưng 2 doanh nghiệp này vẫn ngang nhiên hoạt động trước sự “thờ ơ” khó hiểu của chính quyền địa phương.
Độc đáo với những mô hình biến bãi rác thành vườn hoa Môi trường

Độc đáo với những mô hình biến bãi rác thành vườn hoa

TTTĐ - Nhằm cải thiện môi trường sống, góp phần bảo vệ môi trường xanh - sạch - đẹp, thời gian qua, nhiều địa phương trên địa bàn thành phố Hà Nội đã tận dụng mọi nguồn lực để cải tạo các điểm tập kết rác thải, bãi đất trống… thành những vườn hoa, khu vui chơi phục vụ người dân. Mô hình này hiện đang ngày càng được lan tỏa rộng rãi.
Xem thêm