Tag

Chuyện những người lưu giữ ký ức Trung thu xưa

Tôi yêu Hà Nội 19/08/2024 17:06
aa
TTTĐ - Mua thu trải chín, trăng tháng tám lên cao tròn vành, thêm một mùa Trung thu nữa lại về. Pháo than xoan, đèn lồng lon sữa, mặt nạ giấy bồi, phỗng đất, trống da ếch, mặt nạ mo cau... là cả một miền ký ức dịu êm mà xa xăm.
mătj hàngg cường xử lý hàng giả, hàng lậu trước Tết Trung thu Đảm bảo an toàn thực phẩm mùa Trung thu Phố Hàng Mã đón Trung thu sớm

Mỗi người một kỉ niệm, một nỗi nhớ nhưng tựu chung lại Trung thu là những gì đẹp nhất, vẹn tròn nhất trong tuổi thơ của biết bao thế hệ. Tết Trung thu xưa dẫu giản dị mộc mạc nhưng lấp lánh niềm vui thơ trẻ và cái dư âm ấy còn đọng lại mãi đến cả khi trưởng thành.

Tượng Phỗng đất xứ Kinh Bắc
Tượng phỗng đất xứ Kinh Bắc

Chỉ có số ít những người vẫn đau đáu nỗi niềm hoài cổ, cố lưu giữ nhiều phong vị đã mãi lùi xa. Dù có bao lời than phiền về Tết Trung thụ giờ chẳng đọng lại chút nào bóng hình ngày xưa, song vẫn còn đó những con người tài hoa ngoài kia, miệt mài lưu giữ những giá trị truyền thống cứ lặng lẽ khuất bóng dần trong nhịp sống gấp gáp, guồng quay vội và chốn thị thành.

Phỗng đất nơi Kinh Bắc

Ông Phùng Đình Giáp
Ông Phùng Đình Giáp, xã Song Hồ (huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh)

Phồng đất từng là món đồ chơi Trung thu không thể thiếu trong ký ức của của nhiều thế hệ trẻ em Kinh Bắc. Thế nhưng, ngày hôm nay trên chính "quê hương" của món đồ chơi giản dị ấy, tại xã Song Hồ (huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) chỉ còn duy nhất ông Phùng Đình Giáp vẫn tiếp nối và duy trì nghề làm phỗng đất.

Những tượng phỗng rực rỡ sắc màu
Những bức tượng rực rỡ sắc màu

“Tôi làm phỗng chẳng bao giờ để ý đến việc bao lâu sẽ xong, cứ ngồi xuống vân vê miếng đất là quên hết tất cả. Có khi tôi ngồi từ sáng sớm, ngẩng đầu lên là trời đã tối rồi”, ông Giáp kể.

Hơn 60 năm làm nghề nhưng ông Giáp cũng không biết nghề này bắt nguồn từ đâu và có từ bao giờ. Ông chỉ nhớ rằng trước kia, không chỉ gia đình ông mà cả làng đều làm phỗng đất. Cứ đến Rằm Trung thu, nhà nhà lại tập trung làm rồi quây gánh mang ra chợ bán. Bên bờ sông Đuống, chợ Hồ tấp nập kẻ bán, người mua những ông phỗng nhỏ sặc sỡ sắc màu trên chiếc mẹt tre cũ.

Ông Phùng Đinh Giáp là một trong những nghệ nhân cuối cùng còn làm phỗng đất ở làng.
Ông Phùng Đinh Giáp là một trong những nghệ nhân cuối cùng còn làm phỗng đất ở làng.

"Tôi không nhớ rõ mình bắt đầu làm phỗng đất từ bao giờ, vì từ đời ông tôi, bố tôi ai cũng làm phỗng cả. Tôi nhớ có lần học cấp một cô giáo giao bài tập thủ công là cắt xé giấy thành các con vật, nhưng tôi lại nộp cho cô một con phỗng đất tôi tự tay làm. Lúc ấy tôi cũng run lắm, vì làm không giống yêu cầu của cô. Thế mà sau khi nộp bài, tôi nhận được điểm 10 mỹ thuật. Cô còn tặng thêm một điểm 10 nữa vì sự sáng tạo và xin tôi luôn con phỗng đất. Đó là lần đầu tiên tôi biết mình làm phỗng cũng đẹp", ông Giáp tâm sự.

một bộ phỗng đất Trung Thu gồm 5 nhân vật với 5 ý nghĩa biểu tượng khác nhau
Một bộ phỗng đất Trung Thu gồm 5 nhân vật với 5 ý nghĩa biểu tượng khác nhau

Theo truyền thống, một bộ phỗng đất Trung thu gồm 5 nhân vật với 5 ý nghĩa biểu tượng khác nhau. Con chim thể hiện cho khát vọng hòa bình; con rùa gắn với biển cả bao la và sự tích thần Kim Quy - biểu tượng thiêng liêng được thần thánh hóa trong tâm trí người Việt; tượng phỗng cụ già và em bé thể hiện sự nối tiếp của đời người. Đặt ở vị trí trung tâm trong bộ năm tượng phỗng là nhân vật phỏng hình Phật mang ý nghĩa tâm linh, giáo dục con cháu sống đức độ, hiền lành, đúng mực.

"Phật đứng ở vị trí trung tâm, nối liền hai thế hệ già và trẻ không chỉ tượng trưng cho dòng chảy thời gian, mà còn là lời nhắc nhở về sự nối tiếp truyền thống, tre già măng mọc. Trước đây, phỗng đất là món đồ chơi Trung thu không thể thiếu của con trẻ. Mỗi lần được cùng mẹ đi chợ, trẻ con lại khóc đòi mua bằng được bộ phỗng, còn anh chị lớn thì háo hức ra chợ tìm mua đế về cho các em chơi cũng như truyền dạy ý nghĩa về bộ phỗng cho các em. Giá trị truyền đạt ấy cứ liên tục được tiếp nối tư thế hệ trước đến thế hệ sau", ông Giáp tâm sự.

Làm phỗng đất đòi hỏi sự cầu kì, khéo léo
Làm phỗng đất đòi hỏi sự cầu kì, khéo léo

Để làm ra được một bộ phỗng đất không hề đơn giản, từ công đoạn tìm nguyên liệu đến việc nặn phỗng đều tốn khá nhiều thời gian và đòi hỏi bàn tay tài hoa của người nặn. Đặc biệt, nhiều nguyên liệu tạo ra phỗng đất giờ không dễ dàng tìm được như trước kia.

Tỉ mỉ từng đường nét
Tỉ mỉ từng đường nét

Nguyên liệu quan trọng nhất để làm ra phỗng đất là đất thó (hay còn gọi là đất sệt). "Không một loại đất nào có thể thay thế được bởi đất thó có độ kết dính tốt. Để có được loại đất này phải phải tranh thủ đào từ đồng ruộng, hoặc ao, hồ sen vào mùa cạn nước và đào ở độ sâu từ 2,5 - 3m. Đặc biệt, chỉ lấy khoảng 20 - 30cm đề có độ mịn, sạch. Đất này sau đó đem phơi khô, cho vào cối đạp, giã thành bột mịn rồi sàng đến khi có độ mịn mát tay, có màu xám nhạt là được", ông Giáp tiết lộ bí quyết.

Do hiệu quả kinh tế đem lại không cao, lại chỉ bán được trong dịp trung thu. Tiền ít mà công sức bỏ ra nhiều, nhiều gia đình tại thôn Song Hồ đã bỏ phỗng đất để chuyển sang làm hàng mã.
Do hiệu quả kinh tế đem lại không cao, lại chỉ bán được trong dịp trung thu. Tiền ít mà công sức bỏ ra nhiều, nhiều gia đình tại thôn Song Hồ đã bỏ phỗng đất để chuyển sang làm hàng mã

Từng có thời điểm, gánh phỗng đất nhà ông lạc lõng, trơ trọi giữa chợ quê do những đứa trẻ thích thú với đồ chơi hiện đại. Thế nhưng, bằng sự tâm huyết với nghề, ông giúp món đồ chơi dân gian được “hồi sinh” trở lại khi nhiều người tìm đến tận nhà ông để đặt mua hay mang cả con cháu đến trải nghiệm, xem người nghệ nhân làm phỗng đất.

Phỗng đất không chỉ là món đồ chơi mà còn cất giữ những giá trị văn hóa truyền thống, thể hiện hồn cốt làng quê Việt Nam.
Phỗng đất không chỉ là món đồ chơi mà còn cất giữ những giá trị văn hóa truyền thống, thể hiện hồn cốt làng quê Việt Nam

Hơn 4 thập kỷ gắn bó với đồ chơi Trung thu truyền thống

Càng gần những ngày giữa tháng Tám, làng Ông Hảo (xã Liêu Xá, Yên Mỹ, Hưng Yên) lại rộn ràng với sắc màu của những chiếc mặt nạ giấy bồi hay những chiếc trống đỏ rực.

vợ chồng ông Vũ Duy Đông và bà Vũ Thị Hạnh
Vợ chồng ông Vũ Duy Đông và bà Vũ Thị Hạnh, làng Ông Hảo (xã Liêu Xá, Yên Mỹ, Hưng Yên)

Trong khoảng sân rộng khoảng 40m2, vợ chồng ông Vũ Duy Đông và bà Vũ Thị Hạnh cùng cô cháu gái đang tất bật hoàn thiện đơn hàng. Gương mặt lấm tấm mồ hôi, bàn tay run run của tuổi già, nghệ nhân Vũ Huy Đông lúi húi vẽ từng đường nét cho chiếc mặt nạ giấy bồi. Thu nhập chẳng được bao nhiêu nhưng với ông, đây là việc phải làm để giữ nghề cổ truyền.

Ông Vũ Huy Đông khéo léo vẽ lên những đường nét trên chiếc mặt nạ
Ông Vũ Huy Đông khéo léo vẽ lên những đường nét trên chiếc mặt nạ

“Những ngày này là nôn nao vậy đó, ai cũng phải làm việc không ngừng nghỉ hết. Hầu như hôm nào chúng tôi cũng thức đến 1-2h sáng. Sáng 6h là bắt đầu một ngày làm việc mới. Mệt nhưng vui lắm, đã lâu rồi những người làm mặt nạ chúng tôi có lại cảm giác hạnh phúc khi thấy người dùng nâng niu và yêu thích các sản phẩm của mình”, ông Đông thổ lộ.

Gắn bó với nghề hơn 40 năm, theo ông Đông để làm một chiếc mặt nạ bằng giấy bồi là một quá trình nghệ thuật, trải qua nhiều công đoạn công phu. Điều này đòi hỏi người người làm nghề phải thật tỉ mỉ và chỉn chu trong từng chi tiết mới có thể cho ra những sản phẩm đẹp.

Những chiếc mặt nạ Chí Phèo ngộ nghĩnh được tạo nên từ đôi bàn tay tài hoa của người nghệ nhân.
Những chiếc mặt nạ ngộ nghĩnh được tạo nên từ đôi bàn tay tài hoa của người nghệ nhân

Trước tiên là phải xé giấy thật nhỏ, sau đó lót một lớp giấy trắng vào khuôn xi măng đúc sẵn. Lớp sau được dán chồng lên lớp trước bằng một loại hồ nấu từ bột sắn. Khoảng 5, 6 lớp giấy vụn sẽ cho ra một sản phẩm.

Đặc biệt, công đoạn khó nhất là vẽ đầu lân, đầu sư tử để cho ra được sản phẩm có thần thái, có được cái “hồn.” Người vẽ phải nhấn vào các chi tiết râu, mắt… để trở thành những món đồ chơi không chỉ trẻ nhỏ mà cả người lớn cũng yêu thích. “Ai cũng có thể nắm được các bước làm, tuy nhiên, để có mặt nạ đẹp, mang đúng hồn cốt cần sự khéo tay và dành tâm huyết cho nó. Mỗi khi vẽ xong một chi tiết trên mặt nạ phải mang ra phơi ngay. Sau khi mặt nạ khô mới vẽ các phần khác”, ông Đông chia sẻ.

Hoạ màu cho mặt nạ giấy
Hoạ màu cho mặt nạ chú Tễu

Từ những nguyên liệu đơn giản như tre, nứa, bìa các tông… được ông Đông và các thợ thủ công khác “phù phép” để tạo ra những chiếc mặt nạ với nhiều hình dáng bắt mắt, đa dạng như: Mặt nạ chú Tễu, ông Địa, thằng Bờm, mặt nạ con vật như đầu lân, đầu sư tử,…

“Hàng thật, hàng truyền thống rất dễ phân biệt với hàng giả. Khung mặt nạ chắc chắn, nét vẽ tinh tế, đậm sắc, giấy cũng phải là giấy thật tốt chứ không như những loại mặt nạ làm theo số lượng như hiện nay. Tôi làm vì chất lượng, vì cái tâm để giữ nghề và tạo thương hiệu riêng cho mình”, ông Đông khẳng định.

Những chiếc mặt nạ truyền thống của làng Ông Hảo
Những chiếc mặt nạ truyền thống của làng Ông Hảo

Giữ hồn văn hoá dân gian

Làng Hảo còn nổi tiếng với nghề làm trống ếch. Những chiếc trống ếch làng Hảo sơn đỏ, tiếng đanh, được ưa chuộng không kém những chiếc mặt nạ giấy bồi.

Trống ếch làng Hảo
Trống ếch làng Hảo

Công đoạn làm trống của nghệ nhân làng Hảo còn cầu kỳ hơn làm mặt nạ giấy bồi. Để hoàn thiện hàng nghìn chiếc trống phục vụ thị trường dịp Tết Trung Thu, người thợ phải mất gần một năm chuẩn bị, từ khâu chọn mua gỗ (gỗ mỡ hoặc gỗ bồ đề) làm tang trống, đến khâu nhập da trâu, bò về xử lý bằng nước vôi.

Mặt trống được bưng kín bằng da trâu, da bò, được căng và cố định chắc chắn, tạo nên âm thanh vang rền, đều đặn. Quá trình làm trống đòi hỏi sự tỉ mỉ và khéo léo của người thợ, từ việc chọn gỗ, căng da đến điều chỉnh âm thanh sao cho thật chuẩn. Nếu bưng quá căng, trống sẽ không tròn tiếng, ngược lại, nếu quá chùng thì tiếng sẽ non, sản phẩm nhanh hỏng.

làm trống đòi hỏi sự tỉ mỉ và khéo léo của người thợ
Mỗi công đoạn làm trống đòi hỏi sự tỉ mỉ và khéo léo của người thợ

Trống bưng xong lại tiếp tục mang phơi khô 1-2 nắng rồi mới đến khâu sơn tang trống và vẽ hoa văn trang trí cho bắt mắt trước khi xuất xưởng. Trống chuẩn khi đánh lên sẽ có tiếng vang, giòn và đanh - âm hưởng góp phần tạo nên không khí lễ hội của Tết Trung Thu.

Để đáp ứng nhu cầu thị trường và tạo vị thế trong các hoạt động văn hóa dân gian, những mặt hàng đồ chơi Trung thu truyền thống tại làng Ông Hảo đang dần để lại dấu ấn riêng. Mỗi sản phẩm đều được làm ra bằng sự hăng say, lòng nhiệt huyết của những người thợ làm nghề, khiến cho mùa Trung thu thêm rực rỡ.

Chuyện những người “lưu giữ” ký ức Trung thu xưa
Từng chiếc mặt nạ giấy bồi, mỗi bộ phỗng đất, cái trống ếch đều mang ký ức về Trung thu xưa

Dẫu biết thời gian trôi qua và cuộc sống có nhiều thay đổi, nhưng những nét giá trị truyền thống vẫn sẽ còn giữ mãi trong dòng chảy của đời sống hiện đại. Từng chiếc mặt nạ giấy bồi, mỗi bộ phỗng đất, cái trống ếch đều mang theo câu chuyện của một thời đã qua, làm sống dậy trong tâm hồn mỗi người những kỷ niệm đẹp đẽ và ý nghĩa. Qua đó, tình yêu dành cho dân tộc được nuôi dưỡng và phát triển, gìn giữ, phát huy bản sắc truyền thống và văn hóa riêng của Việt Nam.

Lê Trang

Đọc thêm

Tự soi, tự sửa - hành động thiết thực học tập Bác Tôi yêu Hà Nội

Tự soi, tự sửa - hành động thiết thực học tập Bác

TTTĐ - Việc mỗi cán bộ Đoàn chủ động “tự soi, tự sửa” không còn là lựa chọn, mà đã trở thành yêu cầu cấp thiết để giữ vững hình ảnh tiên phong, gương mẫu, cũng là cách học Bác một cách thiết thực và cụ thể nhất.
Lan tỏa mô hình Dân vận khéo xây dựng Đảng vững mạnh Tôi yêu Hà Nội

Lan tỏa mô hình Dân vận khéo xây dựng Đảng vững mạnh

TTTĐ - Tại Đại hội Đảng bộ Cơ quan Thành đoàn Hà Nội lần thứ XXII, nhiệm kỳ 2025 - 2030, đồng chí Nguyễn Thị Mai Hương, Bí thư Chi bộ Trường Lê Duẩn, đã chia sẻ về kết quả thực hiện phong trào Dân vận khéo tại chi bộ.
Đại hội của niềm tin về sự ổn định, phát triển toàn diện Tôi yêu Hà Nội

Đại hội của niềm tin về sự ổn định, phát triển toàn diện

TTTĐ - Với tinh thần “Đoàn kết, dân chủ, kỷ cương, trách nhiệm, đột phá, phát triển vững mạnh”, Đại hội Đảng bộ cơ quan Thành đoàn Hà Nội lần thứ 22, nhiệm kỳ 2025 - 2030 là Đại hội của niềm tin về sự ổn định và phát triển toàn diện của Đảng bộ trên các mặt công tác.
Dấu ấn của sự đoàn kết, đổi mới và lan tỏa Tôi yêu Hà Nội

Dấu ấn của sự đoàn kết, đổi mới và lan tỏa

TTTĐ - Nhiệm kỳ 2020-2025, Đảng bộ cơ quan Thành đoàn Hà Nội đã ghi dấu ấn mạnh mẽ với những thành quả nổi bật trong cả công tác chuyên môn và xây dựng Đảng, góp phần vào sự phát triển chung của Thủ đô. Dưới sự lãnh đạo sát sao của Trung ương Đoàn, Thành ủy Hà Nội và Đảng ủy các cơ quan Đảng thành phố, Đảng bộ cơ quan Thành đoàn đã quyết liệt trong chỉ đạo và trách nhiệm trong tổ chức thực hiện, tạo nên sức lan tỏa tích cực trong xã hội
"Cuộc gọi 0 đồng" thiết thực hỗ trợ sĩ tử mùa thi Tôi yêu Hà Nội

"Cuộc gọi 0 đồng" thiết thực hỗ trợ sĩ tử mùa thi

TTTĐ - Nhận thấy những bất cập trong các mùa thi trước khi nhiều thí sinh phải mòn mỏi chờ đợi phụ huynh đến đón do không thể liên lạc. Năm nay, Quận đoàn Đống Đa (Hà Nội) đã triển khai mô hình "Cuộc gọi 0 đồng" tại các điểm thi trên địa bàn.
70 năm bền bỉ góp sức giáo dục, bồi dưỡng tài năng trẻ Tôi yêu Hà Nội

70 năm bền bỉ góp sức giáo dục, bồi dưỡng tài năng trẻ

TTTĐ - Sáng 1/6, Cung Thiếu nhi Hà Nội tổ chức lễ kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập (1/6/1955 – 1/6/2025). Đây là sự kiện có ý nghĩa đặc biệt, đánh dấu chặng đường 70 năm hình thành, phát triển và đóng góp bền bỉ của Cung Thiếu nhi Hà Nội trong sự nghiệp chăm sóc, giáo dục, bồi dưỡng tài năng và nuôi dưỡng tâm hồn cho thế hệ trẻ, thiếu nhi Thủ đô.
Những dấu ấn “vàng” của Cung Thiếu nhi Hà Nội Tôi yêu Hà Nội

Những dấu ấn “vàng” của Cung Thiếu nhi Hà Nội

TTTĐ - Trong dòng chảy phát triển không ngừng của Thủ đô ngàn năm văn hiến, Cung Thiếu nhi Hà Nội không chỉ là địa chỉ quen thuộc của bao thế hệ măng nonmà còn là một biểu tượng tiêu biểu cho sự nghiệp giáo dục ngoài nhà trường của Thủ đô Hà Nội và cả nước. Trải qua các thời kỳ đổi mới, Cung đã để lại những dấu ấn “vàng”, góp phần nuôi dưỡng những tài năng, khơi dậy ước mơ và bồi đắp nhân cách cho hàng triệu thiếu nhi
Triển vọng mới của Cung Thiếu nhi Hà Nội trong thời đại số Tôi yêu Hà Nội

Triển vọng mới của Cung Thiếu nhi Hà Nội trong thời đại số

TTTĐ - Cung Thiếu nhi Hà Nội, với bề dày lịch sử và vai trò quan trọng trong việc giáo dục và phát triển toàn diện cho thế hệ trẻ, đã và đang trải qua quá trình chuyển mình mạnh mẽ để thích ứng với thời đại số. Việc áp dụng các giải pháp số hóa, nâng cấp mô hình đào tạo và quản trị không chỉ là xu hướng tất yếu mà còn là cơ hội để Cung Thiếu nhi Hà Nội khẳng định vị thế tiên phong trong lĩnh vực giáo dục ngoài nhà trường.
Mô hình không gian trải nghiệm hiện đại tại Cung Thiếu nhi Hà Nội cơ sở 2 Tôi yêu Hà Nội

Mô hình không gian trải nghiệm hiện đại tại Cung Thiếu nhi Hà Nội cơ sở 2

TTTĐ - Chào mừng kỷ niệm 70 năm thành lập Cung Thiếu nhi Hà Nội (1/6/1955 - 1/6/2025), mô hình tổ hợp trải nghiệm thiếu nhi Sweet House - một dự án mới thuộc thương hiệu Nina De Printa - chính thức được giới thiệu như một điểm đến hiện đại, đầy cảm hứng dành cho thiếu nhi và các gia đình Thủ đô.
Lắng nghe trẻ em bằng trái tim, bảo vệ trẻ em bằng hành động Tôi yêu Hà Nội

Lắng nghe trẻ em bằng trái tim, bảo vệ trẻ em bằng hành động

TTTĐ - Ngày 28/5, tại Cung Thiếu nhi Hà Nội, UBND TP Hà Nội tổ chức Lễ phát động Tháng hành động vì trẻ em năm 2025. Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Vũ Thu Hà kêu gọi mọi người dân Thủ đô: Hãy lắng nghe trẻ em bằng trái tim, hãy bảo vệ trẻ em bằng hành động.
Xem thêm