Tag

Cô giáo với mô hình độc đáo: Để học sinh tự tạo nội quy lớp học

Giáo dục 15/11/2020 18:48
aa
TTTĐ - Với phương châm “Muốn học sinh thay đổi, thầy cô chúng ta phải thay đổi”, cô giáo Trần Thị Luân đã xây dựng nhiều mô hình độc đáo như: Cho học sinh tự tạo nội quy bằng tiếng Anh, họp phụ huynh với chủ đề “Điều con muốn nói”; Dạy học thông qua kĩ thuật Trạm - Góc - Phòng tranh...
Đưa học sinh dân tộc “chạm tay ra thế giới”, cô giáo Mường vào top 10 giáo viên xuất sắc toàn cầu Cô giáo Hrê nặng lòng với các bé mầm non Những cô giáo dân tộc thiểu số “gieo mầm” trên đỉnh núi

Tạo sự kỉ luật tích cực

Khác với các lớp học thông thường, lớp của cô giáo Trần Thị Luân (Giáo viên tiếng Anh trường THCS Lĩnh Nam, Hoàng Mai, Hà Nội) sử dụng một bảng nội quy hoàn toàn khác mà vô cùng độc đáo. Bảng nội quy ấy được các học sinh tự xây dựng từ đầu năm để phù hợp với tính chất riêng của lớp.

Cô giáo Luân cùng các học sinh xây dựng nội quy lớp học bằng tiếng anh
Cô giáo Luân cùng các học sinh xây dựng nội quy lớp học bằng tiếng Anh

Thông qua tiết dạy Tiếng Anh, cô giáo Luân đã cho các em sử dụng câu mệnh lệnh dưới hình thức thảo luận nhóm để xây dựng nội quy của riêng lớp. Các học sinh trao đổi, bàn bạc; Cùng đề ra các nội quy, biện pháp, hình thức thực hiện như: Không nói chuyện trong lớp, ghi chép bài đầy đủ, xin lỗi khi mắc lỗi...

Nếu vi phạm, các em được chủ động đưa ra các biện pháp, hình phạt. Vậy nên những học sinh của cô Luân rất vui, tự nguyện thực hiện mà không cảm thấy đó là hình phạt do cô áp đặt. Vai trò của học sinh được đẩy lên cao, tạo tính tự chủ, giáo viên chỉ là người hỗ trợ. Từ đó, giáo dục được tính kỉ luật tích cực cho học sinh, cô Luân cho biết đây là xu hướng đổi mới của giáo dục phổ thông hiện nay.

Các em học sinh viết mục tiêu của năm học mới trong bàn tay màu sắc của mình
Các em học sinh viết mục tiêu của năm học mới trong bàn tay màu sắc của mình

“Sau khi cho học sinh tham gia công trình này, các con đã được phát huy sự sáng tạo, trình bày những poster độc đáo, ấn tượng về nội quy. Do đó, các con chủ động thực hiện tốt hơn, có tiến bộ rõ rệt, luôn đứng trong tốp đầu của trường. Học sinh cảm thấy được tôn trọng, được các thầy cô và các bạn lắng nghe ý kiến, cùng nhau xây dựng và thực hiện nề nếp của lớp tốt hơn”, cô Luân chia sẻ.

Trăn trở với mô hình họp phụ huynh hiệu quả

Với hình thức họp phụ huynh thông thường, cô giáo cho rằng: “Tôi thấy thực sự chưa hiệu quả, phụ huynh chưa thấy hứng thú khi đi họp vì cuộc họp nào cũng giống nhau; Chỉ tổng kết kết quả học tập và nộp các khoản tiền. Chất lượng học tập của học sinh gần như khoán trắng cho nhà trường, cho các thầy cô”.

Cô giáo với mô hình độc đáo: Để học sinh tự tạo nội quy lớp học
Cha mẹ học sinh đọc "Điều con muốn nói" trong buổi họp phụ huynh

Do vậy, cô giáo Luân rất trăn trở trước mỗi cuộc họp phụ huynh, luôn tìm cách đổi mới, sáng tạo, để phối hợp chặt chẽ với cha mẹ trong việc giáo dục con. Trong cuộc họp đầu năm, cô giáo đã sắp xếp cho mỗi con đứng trước các bố mẹ trình bày và hứa quyết tâm thực hiện mục tiêu của mình. Bố mẹ lắng nghe lời hứa của con và cùng giúp đỡ con thực hiện.

Trong những cuộc họp với chủ đề “Điều con muốn nói”, các con được bày tỏ những cảm xúc và mong muốn thật với bố mẹ thông qua tấm thẻ yêu thương được dán và trình bày lên poster. Bố mẹ di chuyển theo trạm, xem phòng tranh, đọc những tâm tư, nguyện vọng mà đôi khi con chưa dám nói ra. Phụ huynh cũng cảm thấy hạnh phúc khi được lắng nghe những chia sẻ của con, từ đó thay đổi thái độ và hành động để dần thấu hiểu và kết nối với con hơn.

Cuộc họp mang tên “Mưa điều ước” đã mang đến sự xúc động, hạnh phúc cho cả cô trò và phụ huynh. Bố mẹ nghẹn ngào với những mơ ước thật giản dị được ghi trên giấy: “Bố mẹ hãy để cho con được tự chọn trường con yêu thích”, “Con muốn gia đình mình thật nhiều sức khỏe, có những giây phút vui vẻ bên nhau”...

Không chỉ nghĩ cách tạo nên một buổi họp phụ huynh sống động, cô Luân cũng ngày đên trăn trở làm sao để những tiết học trở nên thu hút học sinh. Thế là kỹ thuật Trạm – Góc – Phòng tranh cũng được cô Luân áp dụng hiệu quả cho công tác giảng dạy. Từ đó, học sinh được tiếp cận bài vở một cách chủ động, linh hoạt.

ĩ thuật Trạm - Góc - Phòng tranh đã mang đến hiệu quả cao trong học tập, sinh hoạt
Kĩ thuật Trạm - Góc - Phòng tranh đã mang đến hiệu quả cao trong học tập, sinh hoạt

Tâm huyết của cô giáo đã thực sự được đền đáp với kết quả học tập xuất sắc, tinh thần đoàn kết yêu thương và sự gắn kết với phụ huynh của lớp học. Những công trình này đã mang đến giá trị sống thật tích cực, giúp các em trưởng thành từng ngày.

Cho dù gặp nhiều khó khăn, phải mất nhiều thời gian, công sức bởi những thay đổi táo bạo này; nhưng cô giáo Luân biết nếu không thay đổi thì sẽ còn nhiều rủi ro hơn. Nhà giáo tâm huyết, sáng tạo dày công xây dựng với mong muốn mang đến những thứ mới mẻ, hữu ích nhất cho các học sinh của mình.

Cô giáo phải hơn cả Cô giáo phải hơn cả "mẹ hiền"...

Đọc thêm

Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam Giáo dục

Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam

TTTĐ - Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024), các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội tổ chức nhiều cuộc thi và hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao... tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích thu hút giáo viên và học sinh tham gia.
Trường THCS Mỹ Đình 1: Dấu ấn một chặng đường vươn mình bứt phá Giáo dục

Trường THCS Mỹ Đình 1: Dấu ấn một chặng đường vươn mình bứt phá

TTTĐ - Trường THCS Mỹ Đình 1 có cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học hiện đại. Những năm qua, thầy và trò nhà trường đã không ngừng vươn lên xây dựng nhà trường ngày càng khởi sắc trong mọi hoạt động.
Trường Tiểu học Xuân Phương: Hân hoan ngày “Tết thầy” Giáo dục

Trường Tiểu học Xuân Phương: Hân hoan ngày “Tết thầy”

TTTĐ - Ngày 20/11, Trường Tiểu học Xuân Phương tổ chức chương trình chào mừng 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Nhà giáo chưa đủ sống sẽ không thể toàn tâm, toàn ý dạy học Giáo dục

Nhà giáo chưa đủ sống sẽ không thể toàn tâm, toàn ý dạy học

TTTĐ - Theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, trong số 1,6 triệu giáo viên, có những nhà giáo chưa đủ sống. Do đó, họ không thể toàn tâm toàn ý cho việc dạy học.
Đại biểu Quốc hội nói về “không quản được thì cấm” trong dạy thêm Giáo dục

Đại biểu Quốc hội nói về “không quản được thì cấm” trong dạy thêm

TTTĐ - Theo đại biểu Quốc hội, dạy thêm học thêm cũng có những mặt tích cực; không phải giáo viên nào cũng xấu, ép học sinh học thêm.
Bảo vệ nhà giáo để họ yên tâm với nghề Giáo dục

Bảo vệ nhà giáo để họ yên tâm với nghề

TTTĐ - Đại biểu Hoàng Thị Thu Hiền (đoàn Nghệ An) cho rằng, trong dự án Luật Nhà giáo cần có quy định bảo vệ nhà giáo để họ an tâm công tác, cống hiến hiệu quả trong giảng dạy.
Cô giáo trẻ tận tâm giúp trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng Giáo dục

Cô giáo trẻ tận tâm giúp trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng

TTTĐ - Trung tâm can thiệp sớm Hội An (Quảng Nam) là nơi chuyên biệt giúp trẻ rối loạn phát triển, đặc biệt là trẻ tự kỷ có cơ hội hòa nhập cộng đồng.
Trường THPT Việt Đức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam Giáo dục

Trường THPT Việt Đức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam

TTTĐ - Hòa trong không khí tri ân thầy cô giáo trên cả nước, sáng nay 20/11, trường THPT Việt Đức đã tổ chức Lễ Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam. Đây là dịp để các thế hệ cán bộ, giáo viên, học sinh của nhà trường cùng nhau tôn vinh những người đang ngày đêm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục và ôn lại chặng đường phát triển đáng tự hào của ngôi trường giàu truyền thống.
Vinh danh truyền thống tôn sư trọng đạo tại Văn Từ Thượng Phúc Giáo dục

Vinh danh truyền thống tôn sư trọng đạo tại Văn Từ Thượng Phúc

TTTĐ - Tại Văn Từ Thượng Phúc (huyện Thường Tín, Hà Nội) có một không gian rất đặc biệt, nơi tái hiện sống động quá trình học tập, rèn luyện trên con đường dùi mài kinh sử của nhân sỹ thời xưa. Nơi đây cũng ghi danh các bậc tiên hiền đỗ đạt của đất Thường Tín và trở thành biểu tượng cổ vũ truyền thống tôn sư trọng đạo của vùng danh hương này.
Ngành Giáo dục được chủ động tuyển dụng nhà giáo Giáo dục

Ngành Giáo dục được chủ động tuyển dụng nhà giáo

TTTĐ - Đại biểu Quốc hội đồng tình và thống nhất cao với những quy định giao quyền chủ động cho ngành giáo dục trong việc tuyển dụng nhà giáo.
Xem thêm