Tag

Cô giáo Hrê nặng lòng với các bé mầm non

Tuổi trẻ học và làm theo Bác 11/11/2020 14:31
aa
TTTĐ - Cô giáo Đinh Thị Hồng Linh là người dân tộc thiểu số Hrê, công tác tại trường Mầm non An Dũng, huyện An Lão - vùng núi đặc biệt khó khăn của tỉnh Bình Định. Cô Hồng Linh là giáo viên tiêu biểu được tuyên dương trong chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2020.
Chuyện cô giáo mầm non 27 năm xây trường học hạnh phúc Cô giáo mầm non chủ động ứng dụng công nghệ trong dạy học

Yêu nghề, mến trẻ

Cô Đinh Thị Hồng Linh sinh năm 1993. Để có được thành công như ngày hôm nay, cô gái 9X đã trải qua những năm tháng khó khăn. Gia đình cô gái có 8 anh chị em. Năm 2011, biết tin mình đỗ vào trường Cao đẳng Sư phạm Trung ương I (Hà Nội), chuyên ngành Mầm non, Hồng Linh vừa vui, vừa thấp thỏm lo lắng. Bởi gia cảnh khó khăn, liệu có thể đi đến đích của ước mơ? Rồi sau nhiều lần bàn tính, vì thương con, bố mẹ cô quyết tâm, cố gắng bằng mọi cách tạo điều kiện cho con gái đi học.

Ra Hà Nội, thời gian đầu, Đinh Thị Hồng Linh chật vật với cuộc sống xa nhà. Mọi thứ đều mới mẻ, bỡ ngỡ nhưng sau rồi dần quen, cô gái trẻ thích nghi và bắt nhịp với cuộc sống nơi đây. Tuy xa nhà, xa bố mẹ, người thân nhưng bù lại, Hồng Linh được học tập và trải nghiệm ở môi trường mới, gặp những người bạn cùng chí hướng, được thầy, cô khai sáng tâm trí. Đó là điều hạnh phúc vô cùng.

Cô giáo Đinh Thị Hồng Linh dạy các bé mầm non
Cô giáo Đinh Thị Hồng Linh dạy các bé mầm non

Để trang trải cuộc sống, có tiền đóng học phí, Hồng Linh vừa đi học vừa làm thêm vào những ngày cuối tuần. “Lắm lúc mệt rã rời nhưng lại thấy mình may mắn, tự hào vì sự cố gắng của bản thân, quan trọng hơn là tôi đã đỡ đần một phần nào cho bố mẹ ở nhà”, cô gái 9X tâm sự.

Hồng Linh luôn cố gắng học tập để không phụ lòng bố mẹ. Ngành học Mầm non tưởng chừng dễ nhưng càng học, cô gái trẻ nhận ra không hề đơn giản. Theo đuổi sự nghiệp này, đòi hỏi những cô giáo mầm non tương lai phải quý trẻ, yêu nghề, kiên nhẫn, biết kiềm chế, có tinh thần trách nhiệm cao và hết sức bao dung. Bao nhiêu lần tưởng chừng phải dừng lại nhưng rồi Hồng Linh đã chạm tới ước mơ của mình. Cô gái 9X tâm sự: “Nghĩ đến những đứa trẻ trong làng nhem nhuốc, chỉ quẩn quanh với bếp lửa hay lẽo đẽo theo bố mẹ lên nương… tôi thương mà càng cố gắng vươn lên”.

Nhớ ngày đầu tiên về quê thực tập tại trường Mầm non An Lão, khi bước vào cổng trường, nữ sinh sư phạm khi ấy vừa hồi hộp, vừa lo lắng nhưng thấy các em nhỏ ở đây rất dễ thương, gần gũi khiến cô càng yêu nghề giáo. Năm 2013, tốt nghiệp ra trường, Hồng Linh được Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện An Lão, tỉnh Bình Định bố trí công tác tại trường Mẫu giáo An Dũng, xã An Dũng - nơi cô giáo người Hrê sinh ra và lớn lên. Vậy là Hồng Linh chính thức được dạy những con chữ đầu tiên cho đồng bào mình.

Cô và trò say sưa trong giờ học
Cô và trò say sưa trong giờ học

An Dũng là một xã miền núi đặc biệt khó khăn của huyện An Lão, tỉnh Bình Định. Người dân nơi đây phần lớn là người dân tộc thiểu số Hrê, chủ yếu làm nông, trình độ dân trí thấp.

Địa hình quanh co, người dân sống dọc theo hai bên bờ sông và dưới chân núi. Giao thông đi lại không thuận tiện, có sông nhưng không có cầu. Đến mùa mưa, học sinh ở bên kia sông phải nghỉ học vì không có cầu qua lại. Có những hôm, cha mẹ các em đi làm xa không về kịp để đón con, cô Linh phải cõng từng em qua sông để trở về nhà.

Không ngừng nỗ lực

Trường học thì không đủ phòng nên nhà trường phải mượn nhà văn hóa thôn cho giáo viên dạy học. Trong thời gian gần đây, theo quy hoạch của tỉnh, An Dũng là vùng nằm trong dự án hồ chứa nước Đồng Mít. Các hộ dân phải di dời đi nơi khác. Điều đó ảnh hưởng rất lớn tâm lý phụ huynh và việc học của học sinh… Đặc biệt, trong năm vừa rồi, dự án bắt đầu xây dựng thì càng thêm khó khăn cho nhà trường và Nhân dân.

Dù nhiều trở ngại là vậy nhưng cô Hồng Linh và học trò chưa bao giờ từ bỏ mà vẫn nỗ lực dạy tốt, học tốt. Ngoài các hoạt động dạy học, cô và trò tham gia các cuộc thi do ngành tổ chức như: “Bé năng động cùng Aerobic cấp huyện”, “Bé yêu tiếng Việt cấp huyện”… Trong nhiều năm liên tiếp, các em đều đoạt giải cao. Học trò ở đây là người dân tộc thiểu số nhưng rất mạnh dạn, tự tin khi được tham gia và thi tài với các bạn trường khác trong huyện.

Cô giáo Hrê nặng lòng với các bé mầm non
Đại diện Ban Tổ chức chương trình "Chia sẻ cùng thầy cô" tặng quà tới cô Hồng Linh và nhà trường

Trong quá trình công tác tại trường, với học sinh, cô giáo 9X tận tâm hướng dẫn, dạy bảo cho các em. Trong chuyên môn, cô luôn cố gắng học hỏi, tìm tòi những tài liệu bổ ích để bổ sung kiến thức. Cô tham gia các cuộc thi như: Giáo viên dạy giỏi cấp trường, giáo viên dạy giỏi cấp huyện đều đoạt giải. Cô Đinh Thị Hồng Linh còn tham gia các cuộc thao giảng do trường tổ chức đặc biệt là thao giảng cụm để các trường bạn cùng đến tham dự, trao đổi học tập chuyên môn.

Được nhà trường phân công làm Bí thư chi đoàn trường, cô giáo trẻ luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm trong các hoạt động phong trào, giúp đỡ học sinh và người dân có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn trong thôn. “Hằng năm đến dịp các ngày lễ hội quan trọng, chúng tôi đều trao những phần quà ý nghĩa cho các em, kết hợp với Đoàn xã tham gia phong trào giúp dân làng như: Quét dọn đường làng, gói bánh tét, phối hợp làm cầu cho người dân và học sinh bên kia sông đi lại dễ dàng…

Trong quá trình công tác, cô Đinh Thị Hồng Linh được Đoàn xã, Liên đoàn Lao động và Ủy ban Nhân dân huyện tặng giấy khen. Năm học vừa qua, cô giáo 9X đã tham gia cuộc thi “Tìm hiểu đề án tăng cường tiếng Việt cho trẻ mầm non và trẻ tiểu học vùng dân tộc thiểu số giai đoạn 2016 - 2020” đoạt giải Ba. Năm nay, cô còn là gương giáo viên tiêu biểu được tuyên dương trong chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” do Trung ương Hội LHTN Việt Nam phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ủy ban Dân tộc và Tập đoàn Thiên Long tổ chức.

“Tôi cảm thấy rất vui mừng vì sự cố gắng của bản thân được ghi nhận và góp phần đem lại lợi ích cho bản thân cũng như ngành Sư phạm”, cô giáo Linh bày tỏ.

Đọc thêm

Ngày hội kết nối đầu tư của thanh niên Thủ đô Tôi yêu Hà Nội

Ngày hội kết nối đầu tư của thanh niên Thủ đô

TTTĐ - Sáng 17/11, tại Bảo tàng Hà Nội diễn ra Ngày hội quảng bá sản phẩm và kết nối đầu tư năm 2024; Bán kết Cuộc thi thử thách khởi nghiệp Việt toàn cầu lần thứ VII.
Vượt định kiến giới, chinh phục đam mê khoa học Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Vượt định kiến giới, chinh phục đam mê khoa học

TTTĐ - Lựa chọn ngành học vốn được nhiều người cho là thế mạnh của nam giới nhưng nhiều bạn trẻ đã vươn lên giành nhiều thành tích trong nghiên cứu khoa học và được ghi danh với giải thưởng “Nữ sinh khoa học công nghệ Việt Nam”. Các nghiên cứu của họ mang lại gia trị tích cực cho cộng đồng, góp phần phát triển nền khoa học nước nhà.
Tạo môi trường thuận lợi cho thanh niên phát huy phẩm chất sáng tạo Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Tạo môi trường thuận lợi cho thanh niên phát huy phẩm chất sáng tạo

TTTĐ - Anh Ngô Văn Cương, Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đoàn nhận định, sáng tạo là thế mạnh của thanh niên. Sáng tạo ra những giá trị mới, đột phá là nền tảng giúp đất nước thực hiện nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, giải quyết những vấn đề của chính thanh niên hoặc những vấn đề mà đất nước, xã hội đang cần.
Hàng triệu người dân được khám bệnh bằng AI Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Hàng triệu người dân được khám bệnh bằng AI

TTTĐ - “Tôi năm nay 70 tuổi, mắc một số bệnh như tiểu đường, rối loạn tiền đình… Khi có thông báo được khám bệnh miễn phí với máy móc công nghệ hiện đại, đội ngũ thầy thuốc trẻ ở các bệnh viện tuyến Trung ương, thành phố, tôi đã đến đây. Nhận được sự quan tâm, nhiệt tình của các y, bác sĩ, tôi rất phấn khởi”.
Lan toả câu chuyện xúc động, ấm áp về những thầy cô đặc biệt Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Lan toả câu chuyện xúc động, ấm áp về những thầy cô đặc biệt

TTTĐ - Gặp lại học trò cũ, thấy em đã có những thành công, thầy giáo Trần Đại Lượng (công tác tại Trường Giáo dưỡng số 2, Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, Bộ Công an, vô cùng xúc động. Đây là cuộc hội ngộ bất ngờ, với những nụ cười tươi và cả giọt mắt hạnh phúc.
Đại hội Chi đoàn Phòng Cảnh sát giao thông nhiệm kỳ 2024 - 2027 Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Đại hội Chi đoàn Phòng Cảnh sát giao thông nhiệm kỳ 2024 - 2027

TTTĐ - Đại hội Chi đoàn Phòng Cảnh sát giao thông tỉnh Bình Dương nhiệm kỳ 2024 - 2027 đã diễn ra thành công tốt đẹp.
Mỗi thanh niên là một đại sứ, cầu nối văn hóa ra thế giới Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Mỗi thanh niên là một đại sứ, cầu nối văn hóa ra thế giới

TTTĐ - Tối 14/11, đoàn đại biểu thanh niên Đông Nam Á và Nhật Bản trên tàu SSEAYP đã có buổi gặp mặt và đối thoại với lãnh đạo TP Hồ Chí Minh. Hoạt động như là lời chào, thể hiện sự hiếu khách của thành phố mang tên Bác đối với bạn bè quốc tế.
Để người trẻ hiểu thêm về Logistics và vận tải xanh... Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Để người trẻ hiểu thêm về Logistics và vận tải xanh...

TTTĐ - Chiều 14/11, Thành đoàn - Hội Sinh viên thành phố Hà Nội tổ chức hội thảo khoa học “Thương mại hóa các công nghệ cốt lõi, ứng dụng chuyển đổi số vào lĩnh vực Giao thông vận tải - Logistics” tại trường Đại học Giao thông vận tải.
Nữ sinh “Vật liệu” Phenikaa xuất sắc trên đấu trường tri thức Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Nữ sinh “Vật liệu” Phenikaa xuất sắc trên đấu trường tri thức

TTTĐ - Bùi Hạnh Nhung (Sinh năm 2002) - sinh viên năm cuối, ngành Công nghệ vật liệu, Khoa Khoa học và Kỹ thuật Vật liệu, Trường Đại học Phenikaa đã xuất sắc trở thành một trong 20 nữ sinh viên tiêu biểu nhận giải thưởng Nữ sinh khoa học công nghệ Việt Nam năm 2024.
Người trẻ “đánh thức” tiềm năng di sản Tôi yêu Hà Nội

Người trẻ “đánh thức” tiềm năng di sản

TTTĐ - Những ngày cuối tuần, tại các công trình di sản Thủ đô đã tiếp đón hàng trăm lượt khách đến tham quan, đặc biệt là sự nhiệt tình tham gia của những người trẻ.
Xem thêm