Tag

Cô giáo vùng lũ vượt gian khó “gieo chữ” nơi biên ải

Tuổi trẻ học và làm theo Bác 20/11/2022 09:15
aa
TTTĐ - Người dân huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An nghèo. Vùng đất lạinhiều thiên tai, bão lũ nên gia đình các emhọc sinh khó khăn chồng chất. Công tác dạyhọc cũngkhó trăm bề. Tuy nhiên, cô giáo Lê Na vẫn không quản ngại, gắn bó với vùng biên ải này.
Cô giáo Thái, Tày không sờn lòng “tiếp sức” những đôi chân trần Cô giáo Thái, Tày không sờn lòng “tiếp sức” những đôi chân trần
Cô giáo - người mẹ - người bạn của trẻ down, tự kỷ… Cô giáo - người mẹ - người bạn của trẻ down, tự kỷ…

Dạy học không chỉ là trách nhiệm...

Chị Lê Na sinh năm 1982, hiện là giáo viên trường Phổ thông Dân tộc Nội trú THCS Kỳ Sơn, huyện Kỳ Sơn, tỉnh Nghệ An. Chị đã có 17 năm công tác trong nghề sư phạm, với 15 năm dạy học ở vùng đặc biệt khó khăn. Khi mới nhận công tác ở vùng biên giới Kỳ Sơn, với cô gái trẻ khi ấy không hề dễ dàng vì bất đồng ngôn ngữ, đường sá cách trở do địa hình đồi núi, kinh tế và nhận thức người dân nơi đây còn nhiều hạn chế...

Cô giáo 8X luôn tâm niệm: “Dạy học không những là trách nhiệm mà còn là ước mơ của mình. Ước mơ được thấy các em học sinh đến trường, được thấy các em sau này lớn lên, trưởng thành giúp huyện, giúp đất nước như thầy cô giáo đang làm”.

Cô giáo Lê Na
Cô giáo Lê Na

Nghề sư phạm vất vả, đặc biệt là giáo viên công tác ở vùng biên giới, vùng dân tộc thiểu số. Với chị Na dạy học là sở thích và ước mơ nên chị luôn cảm thấy bản thân cần có trách nhiệm với học trò và mong các em tiếp tục theo con chữ, để sau này có thể cống hiến nhiều hơn cho quê hương, đất nước.

Chị Na kể, để chinh phục ước mơ trở thành cô giáo, chị thi vào khoa Ngữ văn, trường Đại học Vinh. Năm 2005, tốt nghiệp đại học, chị nhận công tác tại huyện Kỳ Sơn. Từng ấy năm gắn bó với mảnh đất này, cô giáo 8X thấu hiểu vùng quê đầy gian khó. Chị cho hay: “Người dân Kỳ Sơn nghèo, cộng thêm thiên tai quanh năm nên gia đình học sinh đã khó khăn lại càng khó khăn hơn. Các em phải đi bộ đến trường từ 5 đến 10km, nhiều em phải nghỉ học để phụ giúp việc nhà cho bố mẹ… Chính vì vậy công tác giảng dạy và học tập lại càng gặp muôn vàn khó khăn, mình và đồng nghiệp phải tiếp cận tìm hiểu hoàn cảnh gia đình học sinh để giúp đỡ các em đến trường”.

Cô giáo Lê Na cùng các đồng nghiệp
Cô giáo Lê Na cùng các đồng nghiệp

Thiên tai, lũ lụt không thể cản bước chân người "gieo chữ"

Mới đây, huyện Kỳ Sơn vừa trải qua một trận lũ lụt kinh hoàng đã cướp đi hàng trăm ngôi nhà của giáo viên và của học sinh. Trang thiết bị dạy học của nhà trường bị hư hỏng nặng do nước lũ ngập và cuốn trôi… Tuy nhiên, bằng bầu nhiệt huyết, mong muốn điều tốt đẹp nhất đến với các em khiến cô giáo Lê Na và các thầy cô nơi đây không ngại gian khổ, vượt lên khó khăn, truyền tải tri thức đến học trò.

Bản thân cô giáo Na cũng luôn cố gắng trong học tập, tiếp cận kiến thức mới, nâng cao trình độ. Chị đã lấy xong bằng Thạc sĩ và không ngừng trau dồi chuyên môn, nghiệp vụ, với mục tiêu cùng tập thể giáo viên nâng cao chất lượng học sinh niềm núi và không để học sinh phải bỏ lại phía sau trên con đường chiếm lĩnh tri thức.

Cô giáo vùng lũ vượt gian khó “gieo chữ” nơi biên ải
Cô giáo Lê Na là một trong 68 tấm gương thầy cô được tuyên dương trong chương trình "Chia sẻ cùng thầy cô" năm 2022 do Trung ương Hội LHTN Việt Nam phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo và Tập đoàn Thiên Long tổ chức

Cô giáo 8X bày tỏ: “Với mình, hạnh phúc nhất là khi thấy học trò thành đạt, bước tới vinh quang, đạt được nhiều thành tựu. Mình mong muốn những thế hệ học sinh sau này sẽ thành công và giúp Kỳ Sơn ngày càng giàu đẹp”.

Với những cố gắng của mình, cô giáo Na đã đạt nhiều thành tích: Danh hiệu chiến sĩ thi đua cấp cơ sở các năm: 2010, 2011, 2017, 2018, 2021. Chị là giáo viên có nhiều sáng kiến, kinh nghiệm và nhiều năm liên tục đạt bậc 3 cấp huyện, được đánh giá tốt, ứng dụng vào thực tế; Đào tạo được nhiều học sinh giỏi cấp huyện, đạt giải cao...

Cô giáo Na là một trong số 68 giáo viên được tuyên dương trong chương trình “Chia sẻ cùng thầy cô” năm 2022, do Trung ương Hội LHTN Việt Nam phối hợp với Bộ Giáo dục và Đào tạo và Tập đoàn Thiên Long tổ chức trong dịp lễ 20/11 tới đây.

Đọc thêm

Những sáng kiến xây dựng công sở hiện đại của cán bộ 9X Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Những sáng kiến xây dựng công sở hiện đại của cán bộ 9X

TTTĐ - Họ là những cán bộ, công chức, viên chức trẻ giỏi năm 2024 của thành phố Hà Nội. Họ đã và đang góp phần xây dựng nét đẹp văn hóa công sở, trường học thông qua các sáng kiến, mô hình sáng tạo.
Khi nghiên cứu khoa học trở thành giải pháp cho xã hội Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Khi nghiên cứu khoa học trở thành giải pháp cho xã hội

TTTĐ - Với nhiều công bố quốc tế và công trình nghiên cứu có giá trị khoa học cao, các tài năng trẻ nhận Giải thưởng Khuê Văn Các lần thứ I, năm 2024 đã góp phần giải quyết nhiều vấn đề thực tiễn của xã hội.
Nhà khoa học trẻ tự tin, dấn thân hơn đóng góp cho đất nước Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Nhà khoa học trẻ tự tin, dấn thân hơn đóng góp cho đất nước

TTTĐ - Tại chương trình gặp mặt các tài năng nhận Giải thưởng Khuê Văn Các lần thứ nhất, năm 2024, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân kêu gọi các nhà khoa học trẻ tự tin và dấn thân hơn, đóng góp vào việc xây dựng thể chế, định hình hệ giá trị, chuẩn mực văn hóa, cách sống, lao động của con người Việt Nam trong thời đại mới.
Chàng trai dân tộc Mông và sản phẩm chuối sấy khô Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Chàng trai dân tộc Mông và sản phẩm chuối sấy khô

TTTĐ - Chứng kiến cảnh chuối chín hàng loạt bỏ lãng phí trên nương mà bà con quê hương không có thu nhập, loay hoay trong đói nghèo, Giàng A Phong, Bí thư Đoàn xã Bản Lang (huyện Phong Thổ, Lai Châu) quyết tâm phải làm điều gì đó. Chàng trai người dân tộc Mông đứng ra tập hợp 12 đoàn viên, thanh niên thực hiện mô hình làm chuối sấy để có thể bảo quản lâu và gửi được đi xa.
Cảm hóa học trò về nẻo thiện bằng trái tim yêu thương Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Cảm hóa học trò về nẻo thiện bằng trái tim yêu thương

TTTĐ - “Giây phút hạnh phúc nhất đối với tôi là khi thấy học trò nhận được giấy chứng nhận chấp hành xong biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng và các em hân hoan thông báo với thầy cô rằng: Em đã có việc làm, là người con ngoan, có ích cho xã hội, là công dân tốt, có cuộc sống gia đình hạnh phúc”.
Bài 3: Tìm kiếm cơ hội, khẳng định bản thân Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Bài 3: Tìm kiếm cơ hội, khẳng định bản thân

TTTĐ - Suốt quá trình học, Đỗ Hồng Nhung, sinh viên trường Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội) đã không bỏ qua bất kỳ cơ hội nào để khám phá và học hỏi. Với Nhung, khoa học là nơi để thử thách chính mình và chứng minh rằng, phái nữ hoàn toàn có thể đạt được thành tựu trong những lĩnh vực mà hầu như ai cũng nghĩ là của nam giới.
Bài 2: Từ người phụ dọn dẹp đến nữ sinh khoa học công nghệ Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Bài 2: Từ người phụ dọn dẹp đến nữ sinh khoa học công nghệ

TTTĐ - Xác định theo đuổi con đường nghiên cứu khoa học nên ngay khi vào trường Nguyễn Ngọc Phúc Tiên (trường Đại học VinUni) xin làm ở phòng thí nghiệm của thầy cô. Ban đầu, cô gái trẻ phụ dọn dẹp, cân hóa chất, quan sát thầy cô và anh, chị khóa trên nghiên cứu do chưa có kiến thức và kinh nghiệm.
Ngày hội kết nối đầu tư của thanh niên Thủ đô Tôi yêu Hà Nội

Ngày hội kết nối đầu tư của thanh niên Thủ đô

TTTĐ - Sáng 17/11, tại Bảo tàng Hà Nội diễn ra Ngày hội quảng bá sản phẩm và kết nối đầu tư năm 2024; Bán kết Cuộc thi thử thách khởi nghiệp Việt toàn cầu lần thứ VII.
Vượt định kiến giới, chinh phục đam mê khoa học Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Vượt định kiến giới, chinh phục đam mê khoa học

TTTĐ - Lựa chọn ngành học vốn được nhiều người cho là thế mạnh của nam giới nhưng nhiều bạn trẻ đã vươn lên giành nhiều thành tích trong nghiên cứu khoa học và được ghi danh với giải thưởng “Nữ sinh khoa học công nghệ Việt Nam”. Các nghiên cứu của họ mang lại gia trị tích cực cho cộng đồng, góp phần phát triển nền khoa học nước nhà.
Tạo môi trường thuận lợi cho thanh niên phát huy phẩm chất sáng tạo Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Tạo môi trường thuận lợi cho thanh niên phát huy phẩm chất sáng tạo

TTTĐ - Anh Ngô Văn Cương, Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đoàn nhận định, sáng tạo là thế mạnh của thanh niên. Sáng tạo ra những giá trị mới, đột phá là nền tảng giúp đất nước thực hiện nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, giải quyết những vấn đề của chính thanh niên hoặc những vấn đề mà đất nước, xã hội đang cần.
Xem thêm