Tự hào, lạc quan về dư địa, tương lai văn hóa của Hà Nội
Tới dự Hội nghị có các đồng chí: Nguyễn Văn Phong - Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội, Trưởng Ban Chỉ đạo Chương trình 06; Nguyễn Doãn Toản - Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy Hà Nội; Bùi Huyền Mai - Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Bí thư Quận ủy Thanh Xuân; Hà Minh Hải - Thành ủy viên, Trưởng Ban Tổ chức Thành ủy; Phạm Quí Tiên - Thành ủy viên, Phó Chủ tịch Hội đồng Nhân dân thành phố; Vũ Thu Hà - Thành ủy viên, Phó Chủ tịch UBND thành phố, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Chương trình; Nguyễn Sỹ Trường - Phó Chủ tịch Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội.
![]() |
Đồng chí Nguyễn Văn Phong - Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội, Trưởng Ban Chỉ đạo Chương trình 06 của Thành ủy Hà Nội và đồng chí Vũ Thu Hà - Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo Chương trình 06 của Thành ủy Hà Nội tham quan không gian trưng bày những nét văn hóa đặc trưng của Hà Nội bên lề Hội nghị |
Đến dự Hội nghị còn có các đồng chí lãnh đạo các Ban, Sở ngành của Hà Nội; lãnh đạo các quận, huyện, thị xã; Văn phòng UNESSCO tại Hà Nội; các cá nhân được khen thưởng vì đã có thành tích tiêu biểu trong thực hiện Chương trình.
2 chỉ tiêu vượt kế hoạch
Chương trình 06-CTr/TU về “Phát triển văn hóa; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025” là một trong 10 Chương trình công tác lớn của Thành uỷ Hà Nội khoá XVII. Chương trình 06-CTr/TU giai đoạn 2021 - 2025 được ban hành với 18 chỉ tiêu, 51 đề án, kế hoạch; 22 dự án, nhóm dự án tập trung 3 nội hàm Chương trình là: Phát triển văn hóa; Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; Xây dựng người Hà Nội thanh lịch văn minh.
![]() |
Các lãnh đạo tham quan khu trải nghiệm nghề gốm Bát Tràng |
Triển khai Chương trình 06 Thành ủy các cấp ủy đều xây dựng Chương trình và kế hoạch thực hiện, đã tham mưu ban hành 46 văn bản trong đó có 2 Nghị quyết, 11 đề án, 33 kế hoạch.
Ngoài ra, Thành ủy ban hành: Nghị quyết số 09-NQ/TU ngày 22/2/2022 về "Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045"; Nghị quyết số 23-NQ/TU ngày 16/11/2023 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập.
Thành ủy cũng ban hành Chỉ thị số 30-CT/TU ngày 19/2/2024 về tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh;
Bên cạnh đó Hội đồng nhân dân Thành phố đã ban hành: 47 Nghị quyết trong lĩnh vực văn hóa-xã hội, nhằm đưa ra chính sách, các cơ chế đặc thù để thực hiện Chương trình.
Đến nay, 18/18 chỉ tiêu của Chương trình hoàn thành kế hoạch hằng năm, trong đó có 2 chỉ tiêu vượt kế hoạch.
![]() |
Đồng chí Nguyễn Văn Phong - Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội và đồng chí Bạch Liên Hương - Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội cùng NSND Quốc Chiêm, nghệ nhân Hà Thị Vinh tham quan khu trưng bày thủ công mỹ nghệ |
Chương trình 06 đã tập trung chỉ đạo, triển khai thực hiện hiệu quả gắn với Phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, trọng tâm là xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh bằng các nội dung cụ thể.
Đó là: Xây dựng gia đình văn hóa; Xây dựng môi trường văn hóa trong cộng đồng với các mô hình tiêu biểu: Thôn, tổ dân phố 5 không, 3 sạch”, “Tổ dân phố, thôn không ma túy”; xây dựng và giữ gìn Ngõ phố sáng - xanh - sạch đẹp”; Xây dựng môi trường văn hóa trong cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp; xây dựng môi trường văn hóa học đường: “Nói không với bạo lực học đường”; “Học sinh Thủ đô ứng xử văn hóa khi tham gia giao thông”; “Em yêu Hà Nội”, “Nhà giáo Hà Nội thanh lịch, văn minh”, ban hành tiêu chí xây dựng Trường học hạnh phúc.
![]() |
Chương trình số 06 triển khai thực hiện gắn với mục tiêu phát triển công nghiệp văn hóa và Thành phố sáng tạo. Thành phố đã tổ chức 4 lễ hội thiết kế sáng tạo, thực hiện các sáng kiến gia nhập mạng lưới các “Thành phố sáng tạo” của UNESCO.
Xây dựng được các sản phẩm văn hóa và bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa, di sản Hà Nội, vừa có nhiều cơ hội tiếp thu tinh hoa văn hóa thế giới, vừa tăng cường quảng bá bản sắc văn hóa Thăng Long - Hà Nội, nét đẹp của người Hà Nội thanh lịch, văn minh, vừa phát triển kinh tế - xã hội tạo nguồn động lực mới thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, gia tăng tỷ trọng đóng góp vào GRDP của Thành phố.
Du lịch Thủ đô đã cơ bản phục hồi kể từ sau đại dịch Covid-19. Ngành Du lịch Thủ đô đã xây dựng những sản phẩm du lịch đem lại trải nghiệm mới mẻ, hấp dẫn cho khách, nhất là các hoạt động du lịch đêm.
Điển hình như: Tour “Đêm thiêng liêng” tại di tích Hỏa Lò; tour đêm “Giải mã Hoàng thành Thăng Long” của Trung tâm Hoàng Thành Thăng Long, tour đêm Văn Miếu - Quốc Tử Giám “Tinh hoa đạo học”, tour đêm tại đền Ngọc Sơn và hồ Hoàn Kiếm với chủ đề “Ngọc Sơn - đêm huyền bí”... Một điểm nhấn khác trong phát triển sản phẩm du lịch là hình thành những tuyến du lịch văn hóa - làng nghề tại khu vực ngoại thành.
![]() |
Các lãnh đạo TP trao đổi về sản phẩm giấy dó truyền thống và nghệ thuật viết thư pháp |
Thành phố ban hành kế hoạch đào tạo huấn luyện viên, vận động viên thành tích cao, trọng điểm các môn Olympic và ASIAD. Thể thao thành tích cao được tập trung giữ vững.
Sự nghiệp Thể dục thể thao cho mọi người được quan tâm đẩy mạnh. Hoàn thành mục tiêu Thành phố đề ra phấn đấu đến năm 2025, tỷ lệ người dân tham gia tập luyện thể dục thể thao thường xuyên đạt 42,5%, tỷ lệ số hộ gia đình tham gia đạt 32,5% trở lên.
Nguồn nhân lực chất lượng cao là khâu đột phá để phát triển toàn diện
Đào tạo nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực chất lượng cao là một trong những nhiệm vụ trọng tâm được Hà Nội xác định là khâu đột phá, góp phần tạo nền tảng quan trọng để Thủ đô thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển toàn diện, nhanh và bền vững.
Thành phố chỉ đạo, triển khai xây dựng nhiều mô hình mới, đưa ra nhiều giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục đại trà, chất lượng giáo dục mũi nhọn; tập trung đổi mới chương trình, phương pháp dạy học, kiểm tra, đánh giá.
![]() |
Tiết mục văn nghệ tại hội nghị |
Lãnh đạo thành phố đã chỉ đạo xây dựng trường tiên tiến, hiện đại nhiều cấp học; phát triển hệ thống trường chất lượng cao, trường học thông minh, phát triển hệ thống trường học ngoài công lập đáp ứng nhu cầu xã hội, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số trong giáo dục, thực hiện đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên.
Tỷ lệ tốt nghiệp THPT năm 2021 tại Hà Nội đạt 99,45% xếp thứ 24 toàn quốc; đến năm 2024 đạt 99,81%, xếp thứ 11 toàn quốc (tăng 13 bậc so với năm 2021). Chất lượng giáo dục mũi nhọn đạt kết quả xuất sắc. Học sinh Thủ đô tiếp tục đạt thành tích nổi bật, khẳng định vị trí dẫn đầu cả nước với nhiều giải quốc gia, giải quốc tế trong các kỳ thi, cuộc thi...
![]() |
Đồng chí Nguyễn Tiến Hưng - Phó Bí thư Thành đoàn Hà Nội trình bày tham luận về Tuổi trẻ Thủ đô với triển khai, thực hiện Chương trình số 06-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021 - 2025” |
Thành phố tổ chức thực hiện tốt các chương trình đào tạo nghề, nhất là đào tạo nghề cho lao động nông thôn gắn với quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp và nông thôn. Công tác tuyển dụng, thu hút trọng dụng nhân tài được đổi mới về nội dung và hình thức tuyển dụng. Việc thực hiện chính sách thu hút, tạo nguồn cán bộ từ sinh viên tốt nghiệp xuất sắc, cán bộ khoa học trẻ được thành phố xác định là nội dung quan trọng trong công tác tạo nguồn cán bộ trẻ.
Hằng năm, Hà Nội tổ chức tuyên dương, vinh danh sinh viên tốt nghiệp thủ khoa xuất sắc các trường đại học, học viện trên địa bàn thành phố để động viên, khích lệ tinh thần hiếu học của đất Thăng Long ngàn năm văn hiến; đồng thời, xây dựng chỉ tiêu tuyển dụng sinh viên thủ khoa xuất sắc vào cơ quan hành chính nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập của thành phố.
![]() |
Đồng chí Trần Thế Cương - Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội trình bày tham luận về "Xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh gắn với phát triển nguồn nhân lực" |
Thành ủy đặc biệt quan tâm việc xây dựng người Hà Nội trong quá trình xây dựng và phát triển Thủ đô. Đây được xem là 1 trong 5 nhiệm vụ chủ yếu của Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XVII (nhiệm kỳ 2020 - 2025) của Đảng bộ thành phố đề ra được các cấp, các ngành và toàn thể nhân dân vào cuộc, đồng tình hưởng ứng, việc đưa các Quy tắc ứng xử vào cuộc sống, tạo nên một nét văn hóa riêng có cho Thủ đô.
Rất nhiều mô hình, phong trào hay đã được thực hiện: Mô hình “Dân vận khéo” gắn với các cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước; “Ngày hội Đại đoàn kết dân tộc” ở khu dân cư bàn về các giải pháp thực hiện nếp sống văn minh trong việc cưới, tang, thực hiện chăm lo đảm bảo an sinh xã hội; phong trào thi đua Xây dựng phụ nữ Thủ đô Trung hậu - Sáng tạo - Đảm đang - Thanh lịch và cuộc vận động Phụ nữ Thủ đô ứng xử đẹp, gắn với tuyên truyền xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh…
Thành phố tiếp tục đổi mới, phát huy hiệu quả việc giáo dục nếp sống thanh lịch, văn minh gắn với giáo dục giá trị sống cho học sinh trong các trường phổ thông. Chất lượng mô hình văn hóa và thực hiện quy tắc ứng xử trong trường học được nâng cao thông qua Đề án “Xây dựng văn hóa ứng xử trong trường học” và Bộ tiêu chí “Trường học hạnh phúc”.
Góp phần quan trọng khơi nguồn sự sáng tạo trong xã hội
Phát biểu tổng kết và chỉ đạo tạo Hội nghị, đồng chí Nguyễn Văn Phong - Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội, Trưởng ban Chỉ đạo Chương trình 06 của Thành ủy Hà Nội khẳng định: "Chưa bao giờ chúng ta được quan tâm một cách tổng thể, toàn diện đến văn hóa như thế.
Thứ nhất, chúng ta có được một hệ thống các cơ chế, chính sách, quan điểm chỉ đạo về mặt chính trị, pháp lý và nguồn lực đầy đủ nhất so với các Chương trình khác. Thứ hai, văn hóa Hà Nội được cụ thể hóa bằng Luật Thủ đô với rất nhiều nội dung, quan điểm, tư tưởng chỉ đạo lớn của Nghị quyết 15 của Bộ Chính trị tạo thành lợi thế cho Thủ đô phát triển.
![]() |
Đồng chí Nguyễn Văn Phong - Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội, Trưởng ban Chỉ đạo Chương trình 06 của Thành ủy Hà Nội phát biểu kết luận và chỉ đạo tại Hội nghị |
Thứ ba, chúng ta là đơn vị đầu tiên ban hành được Nghị quyết 09 của Thành ủy Hà Nội về phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn thành phố; Nghị quyết của Ban Thương vụ Thành ủy về xây dựng xã hội học tập; Chỉ thị 30 của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội về Tăng cường sự lãnh đạo của cấp Ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh cùng nhiều Nghị quyết và các kế hoạch triển khai bằng các đề án, dự án cụ thể...
Những tư tưởng, định hướng lớn về văn hóa, con người Hà Nội được cụ thể hóa vào trong tư tưởng, quan điểm, triết lý để chúng ta xây dựng quy hoạch Thủ đô. Văn hóa và con người trở thành 1 trong 5 trụ cột trong những triết lý phát triển Thủ đô.
![]() |
Đồng chí Nguyễn Văn Phong - Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Hà Nội trao tặng khen thưởng tới các tập thể có thành tích xuất sắc trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình số 06-Tr/TU của Thành ủy |
Cái đạt được lớn nhất từ Chương trình 06 là nhận thức, vai trò lãnh đạo của Đảng và cụ thể hóa của các cấp chính quyền về văn hóa đã được hoàn thiện", đồng chí Nguyễn Văn Phong nhấn mạnh.
Thời gian qua, tư duy của chúng ta về văn hóa và con người đã có sự thay đổi và nâng lên một bước rất quan trọng nhận thức ngày càng đầy đủ, sâu sắc hơn về vấn đề này. Tầm nhìn của thành phố về phát triển văn hóa, xây dựng con người, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cũng dài hạn hơn, sâu sắc hơn, đặc biệt đi cùng được với thời đại, cập nhật với những tiến bộ nhất của văn minh nhân loại.
Từ câu chuyện văn hóa, nguồn nhân lực, xây dựng xã hội học tập chúng ta đều tiệm cận và song hành với thời đại, không bị tụt hậu.
![]() |
Nguyễn Doãn Toản - Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Trưởng ban Tuyên giáo và Dân vận Thành ủy Hà Nội trao tặng khen thưởng tới các cá nhân |
Nghị quyết 15 của Bộ Chính trị đã nêu Hà Nội phải là thành phố có năng lực, có sức cạnh tranh có uy tín, vai trò trong khu vực và trong thế giới, tiến tới phải là thành phố kết nối toàn cầu. Nghị quyết cũng cũng đặt ra vấn đề Hà Nội không phải so sánh, cạnh tranh với bất kì thành phố nào.
Hà Nội phải là đặt ở mức cao hơn là thay mặt cho đất nước trong việc cạnh tranh với quốc tế. Những nhận thức, chỉ đạo như thế này hết sức quan trọng và trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình 06 chúng ta đã từng bước đưa vào đặc biệt trong quy hoạch Hà Nội.
Từ nhận thức như vậy, chúng ta đã cụ thể hóa từ thành phố tới cơ sở chính vì thế Hội nghị ngày hôm nay là một số ít chương trình khen thưởng đến tận cấp xã, phường. Trong việc phát triển văn hóa thì yếu tố đặc biệt là xây dựng môi trường văn hóa.
Môi trường văn hóa mang ý nghĩa sống còn không chỉ trong bảo tồn duy trì giá trị văn hóa truyền thống mà điều quan trọng còn là tạo nên sự đồng lòng, đồng thuận, nâng cao ý thức trách nhiệm, tự hào về quê hương của mình, khơi dậy khát vọng phát triển, tự tin, tự hào của mỗi địa phương. Điều rất mừng là các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao không chỉ tập trung ở trung tâm thành phố mà còn lan tỏa rộng rãi đến với cơ sở. Rất nhiều nơi làm tốt việc này.
Bởi lẽ, trong Nghị quyết về văn hóa và Nghị quyết 09 đã nêu rất rõ: Chủ thể là người dân, doanh nghiệp, văn nghệ sĩ, nghệ nhân. Các cơ quan nhà nước chịu trách nhiệm định hướng, dẫn dắt, tạo hành lang cho người dân và doanh nghiệp thực hiện.
Chương trình cũng góp phần quan trọng khơi nguồn sự sáng tạo trong xã hội: Các cá nhân, văn nghệ sĩ, nghệ nhân, làng nghề, đặc biệt là giới trẻ. Đây là nguồn lực mang tính chất quyết định để phát triển công nghiệp văn hóa trong thời gian tới.
![]() |
Đồng chí Vũ Thu Hà - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội trao thưởng tới các đơn vị có thành tích xuất sắc |
Chính vì thế, chúng ta đã hoàn thành và vượt các chỉ tiêu đặt ra của chương trình trong bối cảnh có khá nhiều khó khăn. Chúng ta có được nhận thức sâu sắc hơn, toàn diện và phù hợp hơn từ thành phố đến cơ sở. Hà Nội cũng có được những sản phẩm cụ thể, khẳng định uy tín, thương hiệu, vị thế của Hà Nội nhất là năng lực tổ chức. Thông qua phát triển văn hóa, Hà Nội đã nâng cao được đời sống vật chất, tinh thần của người dân.
Qua Chương trình 06 chúng ta tự tin tổ chức những chương trình mang tính quốc tế. Đồng thời, chúng ta cảm thấy tự hào hơn với truyền thống lịch sử văn hóa của Thăng Long, Hà Nội. Tự hào vì cha ông để lại cho thế hệ sau tài sản vô giá đồng thời thấy rõ hơn trách nhiệm của mình không chỉ bảo tồn mà còn phải phát huy trong bối cảnh mới. Chương trình cũng giúp chúng ta lạc quan về dư địa, tương lai văn hóa của Hà Nội trong thời gian tới.
Vì thế, trong thời gian tới đồng chí đề nghị tập trung vào 4 nhiệm vụ: Thứ nhất, phải đặt văn hóa là yếu tố quan trọng trong việc sắp xếp đơn vị hành chính mới.
Thứ hai phải cụ thể hóa vào các quy hoạch những vấn đề liên quan đến văn hóa, giáo dục, du lịch để khỏi bỏ lỡ chủ trương và cơ hội, thời cơ tốt đẹp.
Thứ ba phải đẩy mạnh chuyển đổi số trong văn hóa, giáo dục đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Chúng ta đã thực hiện được nhiều kết quả nhưng đó chỉ là bước đầu, trong khi đó dư địa và lợi ích chuyển dổi số mang lại còn rất lớn vì thế cần phải tận dụng thế mạnh của minh. "Phải tạo ra áp lực từ bên trong để thực hiện tốt nhiệm vụ chuyển đổi số, cấp ủy phải nêu gương để thúc đẩy cả hệ thống chính trị", đồng chí nhấn mạnh.
Thứ tư là phải tăng cường hội nhập quốc tế, học hỏi từ bạn bè về tốc độ vươn lên cực kì mạnh mẽ về văn hóa và phát triển con người, không bao giờ có điểm dừng, không được say mê, ngủ quên trên những thành quả mình đã đạt được.
Trong dịp này, Thành ủy đã biểu dương khen thưởng, tặng bằng khen của Ban Thường vụ Thành ủy cho 10 tập thể, 10 cá nhân; UBND thành phố tặng bằng khen cho 20 tập thể, 20 cá nhân có thành tích xuất sắc trong quá trình triển khai thực hiện Chương trình số 06-Tr/TU của Thành ủy.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Bài 2: Ấn tượng không gian di tích bên sông Hồng

Không tăng giá vé từ cảng Ao Tiên đi Cô Tô

Bài 1: Huyền tích ngôi đền linh thiêng ven sông Hồng

Hạnh phúc vì “ngôi nhà xưa” đầm ấm, khang trang

Lan tỏa tinh thần “Hà Nội vì cả nước”, nhân lên những giá trị nhân văn

Tháng ba mùa xuân đi qua ngõ

Những câu chuyện đậm chất Hà Nội trên sóng phát thanh, truyền hình

Quảng bá văn hóa đời thường, đậm chất riêng có của người Hà Nội

Nâng cao hiệu quả truyền thông, mang lại giá trị tích cực cho Thủ đô
