Tag
Hệ thống camera thông minh

Công cụ quan trọng để quản lý và điều hành giao thông

Nhịp điệu cuộc sống 26/09/2024 16:06
aa
TTTĐ - Việc triển khai ứng dụng, hệ thống camera thông minh giám sát giao thông, an ninh của thành phố Hà Nội đã phát huy hiệu quả, tạo chuyển biến tích cực trong công tác bảo đảm an ninh trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn.

Giả danh Cảnh sát giao thông gửi thông báo phạt nguội Thẻ vé ảo: Tiện ích cho hệ thống vận tải hành khách công cộng Bình Dương từng bước định hướng phát triển các ngành, lĩnh vực quan trọng Bình Dương đẩy mạnh phát triển hạ tầng giao thông vận tải Chú trọng giáo dục an toàn giao thông cho học sinh

Tăng tính công khai minh bạch trong xử phạt hành chính

Tại Trung tâm điều khiển giao thông Hà Nội, mỗi ngày ghi nhận hàng trăm trường hợp vi phạm giao thông thông qua hệ thống giám sát gồm hơn 600 camera phủ rộng trên toàn địa bàn thành phố.

Ngoài việc lưu trữ các hình ảnh về giao thông đường bộ, hệ thống camera còn có thể ghi lại thông tin các xe vi phạm để tiến hành xử phạt nguội. Thông báo vi phạm gửi về cho cá nhân, tổ chức sẽ bao gồm hình ảnh trích xuất camera ghi chính xác địa điểm, thời gian và lỗi vi phạm.

Ưu điểm của hệ thống camera giám sát là tự động hóa toàn bộ quy trình xử lý từ khi phát hiện hành vi vi phạm, hiệu chỉnh thông tin đến khi lập biên bản vi phạm hành chính, góp phần thay đổi phương thức xử lý và giảm sự có mặt của cảnh sát giao thông trực tiếp tuần tra, tăng tính minh bạch, công khai trong thực hiện xử phạt hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ.

Công cụ quan trọng để quản lý và điều hành giao thông
Mỗi ngày ghi nhận hàng trăm trường hợp vi phạm giao thông thông qua hệ thống giám sát gồm hơn 600 camera phủ rộng trên toàn địa bàn thành phố

Theo thống kê, trong 9 tháng của năm 2024, thông qua hệ thống camera giám sát giao thông, cơ quan chức năng đã phát hiện và xử lý hơn 5.600 trường hợp vi phạm. Việc xử lý được thực hiện công khai, minh bạch, khách quan.

Trong đó, các hành vi vi phạm chủ yếu là: Vượt đèn đỏ; không đội mũ bảo hiểm; phóng nhanh, vượt ẩu; không chấp hành biển báo; lấn làn; đi ngược chiều; dừng đỗ không đúng nơi quy định…

Với mạng lưới camera giám sát giao thông ngày càng phủ rộng, hình thức phạt nguội sẽ siết chặt hành lang pháp lý đối với việc xử phạt phương tiện tham gia giao thông vi phạm, góp phần nâng cao ý thức của người nhân khi tham gia giao thông, tránh tình trạng chấp hành theo kiểu đối phó.

Bên cạnh đó, căn cứ vào kết quả ghi nhận được từ camera giám sát, lực lượng cảnh sát giao thông, cơ quan Cảnh sát điều tra xác định được diễn biến các vụ tai nạn để có căn cứ điều tra, làm rõ vụ việc; hỗ trợ truy vết các phương tiện liên quan đến vụ tai nạn giao thông; phát hiện nhiều đối tượng sử dụng biển số giả, xe mất cắp và truy bắt tội phạm trộm cắp, cướp giật... góp phần bảo đảm bình yên trên địa bàn thành phố.

Xây dựng hệ thống giao thông thông minh

Để công tác tổ chức quản lý, điều hành hệ thống giao thông vận tải một cách hiệu quả hơn, bảo đảm an toàn giao thông, hướng tới thành phố thông minh, Sở Giao thông vận tải Hà Nội vừa trình UBND thành phố Hà Nội chấp thuận chủ trương triển khai hệ thống giao thông thông minh (ITS) giai đoạn 1, thực hiện trong giai đoạn 2025 - 2027.

Theo đó, đề xuất thành phố cho phép triển khai hệ thống ITS giai đoạn 1 trên địa bàn theo phương án thuê dịch vụ công nghệ thông tin, với chi phí hơn 392 tỷ đồng từ nguồn ngân sách thành phố thực hiện giai đoạn 1 (từ năm 2025 - 2027).

Giai đoạn đầu, Sở Giao thông vận tải sẽ triển khai đề án thành lập Trung tâm quản lý và điều hành giao thông thành phố Hà Nội (trên nền tảng Trung tâm Quản lý điều hành giao thông công cộng hiện nay) để hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy triển khai thực hiện khai thác 9 chức năng ban đầu của hệ thống ITS.

Sở triển khai đầu tư cải tạo cơ sở hạ tầng trung tâm (tại số 1 Kim Mã), bao gồm: Cải tạo sửa chữa trụ sở; lắp đặt hệ thống máy chủ, hệ thống màn hình; hệ thống phần mềm lõi dùng chung; hệ thống phần mềm gắn với 9 chức năng khai thác giai đoạn đầu.

Công cụ quan trọng để quản lý và điều hành giao thông
Ngoài việc lưu trữ các hình ảnh về giao thông đường bộ, hệ thống camera còn có thể ghi lại thông tin các xe vi phạm để tiến hành xử phạt nguội

Bên cạnh đó, lắp đặt hệ thống các thiết bị ngoại vi, gồm hệ thống camera (giám sát tốc độ; đo đếm lưu lượng; xử phạt giao thông); hệ thống bảng báo điện tử; hệ thống tủ điều khiển đèn tín hiệu giao thông; hạ tầng truyền dẫn.

Phạm vi thực hiện bên trong Vành đai 3, bao gồm: 55 nút giao trên các tuyến Vành đai 1, 2, 3 và các trục xuyên tâm tương ứng với số lượng thiết bị ngoại vi cần lắp đặt là 600 camera, 20 biển báo giao thông thông minh, 10 tủ điều khiển đèn tín hiệu thích ứng.

Các chức năng chính của hệ thống gồm: Giám sát giao thông; cung cấp thông tin giao thông; điều khiển giao thông; hỗ trợ xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông; quản lý giao thông công cộng; quản lý đỗ xe; quản lý sự cố; quản lý kết cấu hạ tầng giao thông; quản lý thanh toán vé điện tử giao thông công cộng.

Sở Giao thông vận tải Hà Nội cho biết, hiện nay, dân số của thành phố là trên 8 triệu người, chưa bao gồm 1,2 triệu dân vãng lai thường xuyên sinh sống, làm việc và học tập tại thành phố.

Số lượng phương tiện giao thông đường bộ là trên 7,8 triệu phương tiện các loại, chưa kể 1,2 triệu phương tiện từ các tỉnh, thành phố khác tham gia giao thông trên địa bàn.

Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2019 - 2023 là trên 10% đối với ô tô và trên 3% đối với xe máy. Trong khi đó, tỷ lệ diện tích đất dành cho giao thông đến nay mới đạt khoảng 12,13% dẫn đến hiện tượng quá tải trên các tuyến đường giao thông ở thành phố.

Từ thực tế nêu trên, theo Sở Giao thông vận tải Hà Nội, việc tổ chức nghiên cứu triển khai thực hiện giai đoạn 1 đề án "Giao thông thông minh trên địa bàn thành phố Hà Nội" là rất cần thiết. Đây cũng là công cụ quan trọng của cơ quan quản lý nhà nước trong công tác quản lý, điều hành giao thông.

Đọc thêm

Phố cổ Hà Nội kỷ niệm 20 năm là Di tích Quốc gia Người Hà Nội

Phố cổ Hà Nội kỷ niệm 20 năm là Di tích Quốc gia

TTTĐ - Nhân chào mừng kỷ niệm 19 năm Ngày Di sản văn hoá Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024), 20 năm Khu phố cổ Hà Nội được công nhận Di tích lịch sử Quốc gia và 20 năm hoạt động của Không gian đi bộ trên địa bàn quận (2004 - 2024), UBND quận Hoàn Kiếm phối hợp với các đơn vị, cá nhân tổ chức các hoạt động, sự kiện văn hoá, văn nghệ đa dạng để tôn vinh những giá trị di sản.
Kỳ vọng vào Luật Thủ đô (sửa đổi) để phát triển mô hình TOD Nhịp điệu cuộc sống

Kỳ vọng vào Luật Thủ đô (sửa đổi) để phát triển mô hình TOD

TTTĐ - Xây dựng mô hình giao thông TOD (Transit Oriented Development) là một trong những chủ trương của TP Hà Nội nhằm giải quyết những bất cập về giao thông. Luật Thủ đô (sửa đổi) vừa thông qua tạo động lực mạnh mẽ để thành phố phát triển đường sắt đô thị.
Sớm triển khai quy định bảo vệ trẻ em khi tham gia giao thông Giao thông

Sớm triển khai quy định bảo vệ trẻ em khi tham gia giao thông

TTTĐ - Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ có hiệu lực từ ngày 1/1/2025 với nhiều quy định liên quan đến việc bảo vệ trẻ em khi tham gia giao thông. Trong đó, lộ trình đến năm 2026 bắt buộc xe chở trẻ em phải có thiết bị an toàn.
Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Tây Hồ Người Hà Nội

Bảo tồn và phát huy di sản văn hóa quận Tây Hồ

TTTĐ - Ngày 21/11, tại Đền Kim Ngưu, quận Tây Hồ đã tổ chức lễ kỷ niệm 19 năm Ngày Di sản văn hóa Việt Nam (23/11/2005 - 23/11/2024) và tổng kết công tác quản lý, bảo vệ, phát huy giá trị các di tích trên địa bàn trong năm 2024.
Xe gom rác rơi xuống sông, 2 người mất tích Nhịp điệu cuộc sống

Xe gom rác rơi xuống sông, 2 người mất tích

TTTĐ - Chiếc xe gom rác bất ngờ lao từ cầu treo Bình Thành xuống sông. Lực lượng chức năng đang khẩn trương tìm kiếm, cứu hộ 2 người mất tích.
70 gian hàng tham gia Liên hoan Ẩm thực Quốc tế 2024 Ẩm thực

70 gian hàng tham gia Liên hoan Ẩm thực Quốc tế 2024

TTTĐ - Liên hoan Ẩm thực Quốc tế 2024 diễn ra trong hai ngày từ 7 và 8/12 tại Khu Ngoại giao Đoàn (298 Kim Mã, Vạn Phúc, Ba Đình, Hà Nội) với sự tham gia của hơn 70 gian hàng đến từ hơn 60 quốc gia.
Ngõ nhỏ cũng trở thành điểm nhấn đầy sáng tạo Nhịp điệu cuộc sống

Ngõ nhỏ cũng trở thành điểm nhấn đầy sáng tạo

TTTĐ - Tích cực triển khai Chỉ thị số 30-CT/TU về “Tăng cường sự lãnh đạo của cấp ủy Đảng về xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh”, các cấp, ngành của Thủ đô vào cuộc trong từng lĩnh vực. Với sự sáng tạo và tâm huyết của người Hà Nội, từng góc nhỏ, ngõ nhỏ cũng trở thành điểm nhấn góp phần làm phố phường trở nên sạch đẹp hơn, nên thơ hơn.
Đưa văn hóa trong giao thông trở thành giá trị chuẩn mực Nhịp điệu cuộc sống

Đưa văn hóa trong giao thông trở thành giá trị chuẩn mực

TTTĐ - Để bảo đảm an toàn cho học sinh khi tham gia giao thông, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà chỉ đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) rà soát, bổ sung, hoàn thiện chương trình, nội dung, hình thức giáo dục, giảng dạy về trật tự an toàn giao thông cho học sinh các cấp; phối hợp chặt chẽ với lực lượng công an, chính quyền địa phương, gia đình để quản lý học sinh trong việc chấp hành các quy định về trật tự, an toàn giao thông...
TP Hồ Chí Minh: Xe buýt trợ giá không dùng tiền mặt từ 2025 Nhịp sống phương Nam

TP Hồ Chí Minh: Xe buýt trợ giá không dùng tiền mặt từ 2025

TTTĐ - TP Hồ Chí Minh đang lắp đặt và thử nghiệm hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt trên một số tuyến xe buýt. Dự kiến từ đầu năm 2025, 100% xe buýt trợ giá sẽ thanh toán không dùng tiền mặt.
Quảng Ninh tăng tốc kích cầu du lịch dịp cuối năm Du lịch

Quảng Ninh tăng tốc kích cầu du lịch dịp cuối năm

TTTĐ - Vừa qua, Sở Du lịch Quảng Ninh đã phối hợp với Hiệp hội Du lịch tỉnh và Tập đoàn Sun Group tổ chức chương trình lễ công bố hợp tác kích cầu du lịch 'Quảng Ninh - Điểm đến bốn mùa' nhằm gia tăng sức cạnh tranh và tăng cường thu hút du khách đến với miền di sản vào dịp cuối năm 2024.
Xem thêm