Tag

Công nghiệp văn hóa - rất cần những chủ thể tiên phong, sáng tạo

Văn hóa 22/01/2023 09:10
aa
TTTĐ - Thời gian qua, rất nhiều nghệ sĩ với tinh thần trẻ trung, nhanh nhạy đã bắt nhịp nhanh với xu hướng và tạo nên những không gian văn hóa, tác phẩm nghệ thuật, hoạt động biểu diễn nghệ thuật... tạo nên diện mạo đầy sáng tạo của Thủ đô, thu hút khách du lịch.
Trang phục truyền thống - bản sắc văn hóa độc đáo của núi rừng Đông Bắc

Để công nghiệp văn hóa của Thủ đô cất cánh hơn nữa, thì ngoài việc lãnh đạo thành phố, lãnh đạo Sở Văn hóa cùng các ngành chức năng đang vạch ra nhiều hoạt động, chiến lược cụ thể, chúng ta cần rất nhiều chủ thể sáng tạo phát huy hơn nữa trí tuệ, tâm huyết của mình cống hiến cho công cuộc phát triển văn hóa Hà Nội trong thời kì hội nhập mạnh mẽ này.

Tính tiên phong xuyên suốt của Thủ đô Hà Nội

Nằm trong kế hoạch thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, Nghị quyết Đại hội XVII Đảng bộ thành phố và Chương trình công tác toàn khóa của Ban Chấp hành Đảng bộ thành phố (khóa XVII), Nghị quyết số 09-NQ/TU của Thành ủy về “Phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô giai đoạn 2021 - 2025, định hướng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” nhằm thúc đẩy phát triển văn hóa, con người Hà Nội theo hướng bền vững, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.

Việc xây dựng và ban hành Nghị quyết số 09-NQ/TU được Thành ủy Hà Nội chuẩn bị, thu thập tài liệu, nghiên cứu rất kỹ lưỡng, khoa học với 2 hội thảo khoa học và 4 cuộc tọa đàm, thu hút sự tham gia của các nhà khoa học, chuyên gia về lĩnh vực văn hóa cả trong nước và quốc tế.

Điều này tiếp tục chứng tỏ tinh thần tiên phong như một truyền thống xuyên suốt của Hà Nội. Đồng chí Nguyễn Văn Phong - Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội đã dành rất nhiều tâm huyết để chỉ đạo, quán triệt các nội dung của Nghị quyết.

Đồng chí Nguyễn Văn Phong - Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội
Đồng chí Nguyễn Văn Phong - Phó Bí thư Thành ủy Hà Nội

Cụ thể, đồng chí Nguyễn Văn Phong nhấn mạnh: “Thành phố Hà Nội là địa phương đầu tiên trong cả nước ban hành một nghị quyết chuyên đề về phát triển công nghiệp văn hóa. Điều đó cho thấy tầm quan trọng của ngành công nghiệp văn hóa đối với sự phát triển bền vững của Thủ đô trong giai đoạn tới”.

Nghị quyết đặt ra mục tiêu là tạo bước phát triển toàn diện ngành công nghiệp văn hóa Thủ đô cả về quy mô, chất lượng sản phẩm, dịch vụ và thị trường, bảo đảm phát triển bền vững, trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, có tốc độ, tỷ trọng, giá trị gia tăng cao; hoạt động có tính chuyên nghiệp với kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại. Cùng với đó là dịch vụ, sản phẩm văn hóa đa dạng, có chất lượng, có thương hiệu, đáp ứng nhu cầu sáng tạo, hưởng thụ của người dân trong nước, thúc đẩy phát triển du lịch và xuất khẩu.

Vì thế, đồng chí Nguyễn Văn Phong cũng quán triệt: Để đạt được mục tiêu trên, Hà Nội xác định đổi mới tư duy, nhận thức về phát triển công nghiệp văn hóa là một quá trình thường xuyên, liên tục, lâu dài và không ngừng được bổ sung, hoàn thiện trong quá trình phát triển. Công nghiệp văn hóa là ngành kinh tế mới, đòi hỏi phải có bước đi phù hợp, với cơ chế, chính sách đặc thù mang tính đột phá, đáp ứng yêu cầu phát triển công nghiệp văn hóa trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của thành phố.

“Bữa tiệc nghệ thuật” đầy hứng khởi

Thực hiện nhiệm vụ này, Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Đỗ Đình Hồng nhận định rằng với những thay đổi về chính sách, công nghiệp văn hóa, công nghiệp sáng tạo của Thủ đô đã từng bước có sự chuyển động tích cực. Vì thế, định vị thương hiệu thành phố sáng tạo để phát triển các ngành công nghiệp văn hóa là tìm cho Hà Nội một giá trị cốt lõi, từ đó kiến tạo hệ sinh thái sáng tạo xung quanh giá trị cốt lõi đó.

Đã có rất nhiều hoạt động được Hà Nội triển khai trong năm 2022, tiêu biểu phải kể đến Lễ hội Thiết kế sáng tạo nhằm hiện thực hóa các cam kết của Hà Nội với UNESCO khi gia nhập mạng lưới các thành phố sáng tạo đồng thời, thúc đẩy phát triển giá trị văn hóa mới để phát triển công nghiệp văn hóa.

Trung tâm văn hóa nghệ thuật Hàng Buồm những ngày diễn ra Lễ hội thiết kế sáng tạo năm 2022
Trung tâm văn hóa nghệ thuật Hàng Buồm những ngày diễn ra Lễ hội thiết kế sáng tạo năm 2022

Trải dài trên nhiều không gian: Phố đi bộ Hồ Hoàn Kiếm, Trung tâm văn hóa nghệ thuật Hàng Buồm, Bảo tàng Hà Nội… các chương trình văn hóa, nghệ thuật và triển lãm dày đặc của Lễ hội tạo nên một “bữa tiệc nghệ thuật” hoành tráng nhất từ trước đến nay.

Không gian “Truyền thống” được thiết kế như một bảo tàng thu nhỏ, vật liệu tre trúc có vai trò như bức tường bao trọn Nhà bát giác. Không gian “Hội nhập” lấy cảm hứng sáng tạo từ chính tháp Rùa, cầu Thê Húc… và tái sử dụng những nguyên liệu cũ để tạo hình.

Tại Quảng trường Đông Kinh Nghĩa Thục, kết cấu đỏ đầy ấn tượng mang tên “Cổng Sáng tạo” - công trình kiến trúc theo dạng Pavilion, mang tính biểu tượng của Tuần lễ Thiết kế sáng tạo 2022, được thiết kế bởi kiến trúc sư Lê Quang Thạch.

Kết cấu đỏ đầy ấn tượng mang tên “Cổng Sáng tạo” - công trình kiến trúc theo dạng Pavilion, mang tính biểu tượng của Tuần lễ Thiết kế sáng tạo 2022
Kết cấu đỏ đầy ấn tượng mang tên “Cổng Sáng tạo” - công trình kiến trúc theo dạng Pavilion, mang tính biểu tượng của Tuần lễ Thiết kế sáng tạo 2022

Không gian trưng bày số 2 Lê Thái Tổ tâm điểm là “Tả Thanh Thiên” - một tác phẩm triển lãm nhiếp ảnh mang tính chất sắp đặt và trình diễn của nghệ sĩ Nguyễn Kim Long… Bên cạnh đó là các buổi tọa đàm, Workshop, trình diễn… khiến người dân Hà Nội, du khách trong và ngoài nước thực sự choáng ngợp trong suốt 10 ngày liền.

Nói như Trưởng đại diện Văn phòng UNESCO tại Hà Nội Christan Manhart: “Tại Lễ hội, các cá nhân sáng tạo một lần nữa cho thấy tinh thần đổi mới sáng tạo có thể đóng góp cho việc dựng xây thành phố vì lợi ích của mỗi công dân nơi đây như thế nào”.

Rất cần những cá nhân sáng tạo, tiên phong

Lời của ngài Christan Manhart thực sự đề cập đến vấn đề cốt lõi của sáng tạo. Chủ trương, đường lối của Lãnh đạo thành phố, của Sở Văn hóa và các ngành liên quan đã có nhưng nếu những cá nhân không thực sự vào cuộc, không phát huy cao độ tinh thần cống hiến và tiên phong thì sẽ không thể cho ra đời những sản phẩm sáng tạo có chất lượng, tạo thành cả ngành công nghiệp văn hóa.

Thực tế cho thấy, rất nhiều những nghệ sĩ nhiều năm qua đã miệt mài tiên phong sáng tạo nên những giá trị, các công trình được chính quyền, Nhân dân và khách du lịch vô cùng thích thú.

Tác phẩm “Phúc Tân Giang” của nghệ sĩ Nguyễn Xuân Lam tại Dự án nghệ thuật công cộng Phúc Tân
Tác phẩm “Phúc Tân Giang” của nghệ sĩ Nguyễn Xuân Lam tại Dự án nghệ thuật công cộng Phúc Tân

Có thể kể đến trường hợp cuối năm 2018, quãng đường hầm 500m của Nhà Quốc hội xuất hiện một không gian nghệ thuật đương đại đầy ấn tượng. Đây có lẽ là cột mốc quan trọng trong lịch sử nghệ thuật đương đại Việt Nam và nghệ sĩ Nguyễn Thế Sơn là người tạo nên “kỳ tích” này. Bản thân anh cũng “đánh thức” Trung tâm văn hoá nghệ thuật 22 Hàng Buồm để trở thành một không gian văn hóa - sáng tạo mới dành cho Hà Nội.

Dự án “Từ truyền thống đến truyền thống” được Nguyễn Thế Sơn tổ chức tại đình Nam Hương (phố Hàng Trống, Hà Nội) đã giúp sinh viên khoa Hội họa (Trường Mỹ thuật Việt Nam) khai thác vẻ đẹp của tranh dân gian Hàng Trống để thể hiện trong những bức tranh lụa và sơn mài theo lối vẽ hiện đại.

Tiêu biểu nhất có thể kể đến Dự án nghệ thuật công cộng Phùng Hưng và Dự án nghệ thuật công cộng Phúc Tân cũng do Nguyễn Thế Sơn và các cộng sự thực hiện. Những năm qua, hai không gian cùng với các dự án Tinh hoa làng nghề Việt Nam… thực sự đã hòa nhịp vào đời sống của Nhân dân Hà Nội, là những địa điểm tuy mới nhưng đã sớm “ăn sâu, bám rễ” vào tâm hồn, tình cảm, tạo nên nhiều giá trị về nghệ thuật, kinh tế cho mảnh đất này.

Công nghiệp văn hóa - rất cần những chủ thể tiên phong, sáng tạo

Theo đó, những cái tên như Nguyễn Thế Sơn, Trần Hậu Yên Thế, Đoàn Kỳ Thanh, Nguyễn Hoàng Điệp… với con đường nghệ thuật Phúc Tân, với bích họa Phùng Hưng, với Con đường danh vọng, với Hanoi Creative City, Úi Chà Chà… sẽ vẫn ghi dấu trong lòng công chúng yêu nghệ thuật nói riêng và yêu cũng như mong muốn thành phố ngày càng đẹp hơn nói chung.

Tin rằng, thời gian tới, bên cạnh các công trình được thành phố đầu tư, những không gian văn hóa công cộng đã quen thuộc với Thủ đô thì còn nhiều cá nhân, tổ chức nhập cuộc một cách mạnh mẽ và sâu rộng hơn nữa để đóng góp nhiều sản phẩm sáng tạo cho sự nghiệp phát triển công nghiệp văn hóa của Hà Nội.

Đọc thêm

Nghệ sĩ Tia - Thủy Nguyễn: Mong có những tác phẩm thiết thực cho Hà Nội Nghệ thuật

Nghệ sĩ Tia - Thủy Nguyễn: Mong có những tác phẩm thiết thực cho Hà Nội

TTTĐ - Tác phẩm "Hồi sinh" của nghệ sĩ Tia - Thủy Nguyễn đặt tại vườn hoa Cổ Tân (Hà Nội) đã gây ấn tượng mạnh mẽ với công chúng. Cây xà cừ 70 năm tuổi đổ sau bão Yagi giữa lòng Hà Nội được "sống dậy", tiếp tục mang đến không gian sáng tạo của Thủ đô. Là người rất quan tâm đến việc phát triển công nghiệp văn hóa, nghệ sĩ Tia - Thủy Nguyễn đã dành cho phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô cuộc trò chuyện đầy tâm huyết với những ý tưởng ấp ủ để tiếp tục cống hiến cho văn hóa của mảnh đất chị yêu mến như hơi thở của mình.
Tạp chí Người Hà Nội đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì Văn hóa

Tạp chí Người Hà Nội đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì

TTTĐ - Sáng 8/5, tại Bảo tàng Hồ Chí Minh (số 19 Ngọc Hà, Ba Đình, Hà Nội), Tạp chí Người Hà Nội sẽ tổ chức Lễ kỷ niệm 40 năm ngày thành lập (8/5/1985 - 8/5/2025) và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhì.
Tri ân sâu sắc công lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh Nghệ thuật

Tri ân sâu sắc công lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh

TTTĐ - Nhân Kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch phối hợp Ủy ban Nhân dân tỉnh Nghệ An và các tỉnh/thành phố cùng một số đơn vị liên quan thực hiện triển lãm “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người” từ ngày 16 - 20/5 tại Trung tâm Văn hóa tỉnh Nghệ An, phố đi bộ Hồ Tùng Mậu, TP Vinh.
Cơ hội cho hoạ sĩ trẻ phát huy tài năng, sáng tạo Nghệ thuật

Cơ hội cho hoạ sĩ trẻ phát huy tài năng, sáng tạo

TTTĐ - Tọa đàm nghệ thuật “Đương đại trên nền di sản” là cơ hội giao lưu học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn từ các nghệ sĩ bước ra từ cuộc thi UOB POY và đặc biệt là truyền cảm hứng cho các họa sỹ trẻ tiếp tục sáng tạo, giữ vững niềm đam mê nghệ thuật…
Hành trình giao hưởng qua ba miền ký ức và văn hóa Nghệ thuật

Hành trình giao hưởng qua ba miền ký ức và văn hóa

TTTĐ - Tối 9/5 tại Nhà hát Hồ Gươm, Dàn nhạc Giao hưởng Mặt trời (SSO) đưa khán giả vào hành trình âm nhạc “tuyệt đối điện ảnh” qua Việt Nam, Scotland và Phần Lan trong đêm hòa nhạc “Landscapes of Legend”, với sự góp mặt đặc biệt của “thần đồng violin” Simone Porter.
Cuốn sách khắc họa tâm hồn cao cả của Bác Hồ Văn học

Cuốn sách khắc họa tâm hồn cao cả của Bác Hồ

TTTĐ - Nhân dịp kỷ niệm 135 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19/5/1890 - 19/5/2025), Công ty Cổ phần sách Omega Việt Nam cùng với Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật hợp tác xuất bản lần thứ 2 cuốn sách “Bông sen vàng" của tác giả Sơn Tùng.
Lễ Thượng cờ tại Cột cờ A Pa Chải: Mốc son 71 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ Văn hóa

Lễ Thượng cờ tại Cột cờ A Pa Chải: Mốc son 71 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ

Sáng 7/5, tại xã Sín Thầu, huyện Mường Nhé, UBND tỉnh tỉnh Điện Biên tổ chức Lễ Thượng cờ và gắn biển công trình Cột cờ A Pa Chải. Đây là hoạt động chào mừng Kỷ niệm 71 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2025).
Hội đồng Anh chính thức khởi động chương trình tài trợ kết nối thông qua Văn hóa năm 2025 Văn hóa

Hội đồng Anh chính thức khởi động chương trình tài trợ kết nối thông qua Văn hóa năm 2025

TTTĐ - Hội đồng Anh chính thức nhận hồ sơ đăng ký cho Chương trình tài trợ kết nối thông qua Văn hóa (Connection Through Culture) (CTC) - cơ hội dành cho các nghệ sĩ và tổ chức sáng tạo tại Vương quốc Anh và 19 quốc gia đối tác trên khắp Châu Á - Thái Bình Dương và Châu Âu để kết nối, cùng sáng tạo và hiện thực hóa các dự án kết nối văn hóa mạnh mẽ.
Xây dựng bản sắc văn hóa sáng tạo mang đặc trưng của Thủ đô Nghệ thuật

Xây dựng bản sắc văn hóa sáng tạo mang đặc trưng của Thủ đô

TTTĐ - Chiều 6/5, TP Hà Nội tổ chức gặp gỡ không gian văn hóa sáng tạo, kêu gọi các nhóm và tổ chức đăng ký trở thành thành viên Mạng lưới không gian văn hóa sáng tạo Hà Nội.
Các nhà hát nổi tiếng thế giới đã thay đổi vị thế quốc gia như thế nào? Nghệ thuật

Các nhà hát nổi tiếng thế giới đã thay đổi vị thế quốc gia như thế nào?

TTTĐ - Không chỉ là nơi trình diễn nghệ thuật, nhiều nhà hát từ lâu đã trở thành biểu tượng văn hóa, kiến trúc và niềm tự hào quốc gia. Một dự án nhà hát tầm cỡ quốc tế tại Hà Nội sắp xuất hiện tới đây hứa hẹn trở thành “đại sứ văn hóa”, góp phần định hình diện mạo và nâng cao vị thế Việt Nam trong dòng chảy văn hóa thế giới.
Xem thêm