Tag

Cứ 3 phụ nữ thì có 1 người bị chồng bạo lực thể xác hoặc tình dục

Tin tức 27/05/2022 16:17
aa
TTTĐ - Có 31,6% phụ nữ phải chịu ít nhất một hình thức bạo lực trong 12 tháng; Cứ 3 phụ nữ thì có gần 1 người (32%) bị chồng bạo lực thể xác hoặc bạo lực tình dục. Đáng chú ý, có 90,4% phụ nữ bị chồng bạo lực thể xác và/hoặc tình dục không tìm kiếm sự giúp đỡ, chỉ có 4,8% tìm kiếm sự giúp đỡ.
Phòng chống bạo lực gia đình từ... gia đình Ép con học quá mức cũng phải coi là bạo lực gia đình Hà Nội: Lấy ý kiến dự thảo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi)

Chiều nay (27/5), tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 3, Quốc hội đã nghe Tờ trình và Báo cáo thẩm tra dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi).

Bạo lực gia đình trầm trọng, phức tạp hơn

Theo Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng, hiện nay bạo lực gia đình vẫn còn là một vấn đề nhức nhối, nan giải ở Việt Nam.

Theo số liệu thống kê của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, giai đoạn 2009 - 2021, tổng số vụ bạo lực gia đình đã phát hiện trên cả nước là 324.641 vụ.

Điều tra quốc gia bạo lực với phụ nữ được Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Tổng cục Thống kê, Quỹ Dân số Liên hợp quốc tại Việt Nam thực hiện năm 2019 cho thấy, có 31,6% phụ nữ phải chịu ít nhất một hình thức bạo lực trong 12 tháng (kể từ lúc điều tra); Cứ 3 phụ nữ thì có gần 1 người (32%) bị chồng bạo lực thể xác hoặc bạo lực tình dục.

Đáng chú ý, có 90,4% phụ nữ bị chồng bạo lực thể xác và/hoặc tình dục không tìm kiếm sự giúp đỡ, chỉ có 4,8% tìm kiếm sự giúp đỡ của Công an.

Cứ 3 phụ nữ thì có 1 người bị chồng bạo lực thể xác hoặc tình dục
Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Nguyễn Văn Hùng trình bày tờ trình trước Quốc hội

Vấn nạn bạo lực gia đình có xu hướng trầm trọng, đa dạng, phức tạp hơn, đã và đang để lại những hậu quả thương tâm, đau xót cho nhiều gia đình, tạo ra những thiệt hại to lớn cho toàn xã hội. Kết quả điều tra cho thấy năm 2019, bạo lực gia đình với phụ nữ gây thiệt hại 1,8% GDP (tăng 0,2% so với năm 2012).

Chỉ ra nguyên nhân cơ bản của tình trạng trên là do các quy định, chính sách trong Luật Phòng, chống bạo lực gia đình hiện hành còn tồn tại nhiều bất cập, không phù hợp với thực tiễn phát triển của xã hội Việt Nam giai đoạn hiện nay, Bộ trưởng Nguyễn Văn Hùng cho rằng, việc sửa đổi Luật Phòng, chống bạo lực gia đình là thực sự cần thiết, nhằm hoàn thiện thể chế về công tác này theo hướng tăng cường các biện pháp bảo vệ các quyền con người theo Hiến pháp năm 2013;

Đồng thời, nâng cao hiệu lực, hiệu quả của các thiết chế nhà nước, xã hội cũng như vai trò của gia đình về lĩnh vực này, góp phần gìn giữ các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của gia đình, dân tộc, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong tình hình mới.

Dự thảo Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) gồm 6 chương, 62 điều, trong đó, sửa đổi, bổ sung nội dung 42 điều trong Luật hiện hành; Xây dựng mới hoàn toàn 17 điều; Bỏ 3 điều, so với Luật hiện hành tăng 16 điều. Nội dung dự thảo Luật tập trung vào 3 nội dung chính trong các chính sách đã được Chính phủ thông qua tại Nghị quyết số 178/NQ-CP ngày 12/1/.2020, gồm các biện pháp phòng ngừa bạo lực gia đình, tăng cường bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân bạo lực gia đình; Cơ chế phối hợp và các điều kiện bảo đảm để thực hiện công tác phòng, chống bạo lực gia đình; Khuyến khích xã hội hóa công tác phòng, chống bạo lực gia đình.

Thiếu cơ chế phối hợp trong quản lý nhà nước

Báo cáo thẩm tra dự án Luật Phòng, chống bạo lực gia đình (sửa đổi) do Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội Nguyễn Thúy Anh trình bày nêu rõ, Ủy ban Xã hội tán thành sự cần thiết sửa đổi và phạm vi sửa đổi của dự án Luật; Cho rằng, việc sửa đổi nhằm thể chế quan điểm, chủ trương, chính sách về quản lý phát triển xã hội có hiệu quả, nghiêm minh, bảo đảm an ninh xã hội, an ninh con người, thực hiện tiến bộ công bằng xã hội tại Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng và Chỉ thị số 06 - CT/TW ngày 24/6/2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác xây dựng gia đình trong tình hình mới, đáp ứng yêu cầu phát sinh trong thực tiễn và khắc phục những bất cập của Luật hiện hành.

Cứ 3 phụ nữ thì có 1 người bị chồng bạo lực thể xác hoặc tình dục
Chủ nhiệm Ủy ban Xã hội của Quốc hội Nguyễn Thúy Anh trình bày Báo cáo thẩm tra (Ảnh TTXVN)

Về các điều kiện bảo đảm thực hiện các biện pháp phòng, chống bạo lực gia đình, Ủy ban Xã hội tán thành việc sửa đổi, bổ sung nhiều quy định trong phòng ngừa bạo lực gia đình, bảo vệ, hỗ trợ, xử lý vi phạm, như về thông tin, truyền thông, giáo dục; Tư vấn, hòa giải; Các biện pháp hỗ trợ phòng ngừa bạo lực gia đình; Quy định về báo tin, tố giác và xử lý tin báo, tố giác về bạo lực gia đình; Các biện pháp ngăn chặn, bảo vệ và hỗ trợ người bị bạo lực gia đình… Tuy nhiên, nhiều ý kiến băn khoăn về tính khả thi của một số biện pháp như, biện pháp tư vấn về phòng, chống bạo lực gia đình (các điều 17, 18 và 19); Việc bổ sung biện pháp giáo dục chuyển đổi hành vi bạo lực gia đình và biện pháp hỗ trợ kiểm soát hành vi bạo lực gia đình (Điều 25 và Điều 26)…

Về trách nhiệm quản lý Nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình, dự án Luật tiếp tục quy định Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giúp Chính phủ thực hiện chức năng quản lý Nhà nước và điều phối liên ngành trong lĩnh vực phòng, chống bạo lực gia đình và quy định trách nhiệm của một số bộ, ngành như Bộ Y tế; Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội; Bộ Thông tin và Truyền thông; Bộ Tư pháp, cơ quan Công an, Viện kiểm sát Nhân dân, Tòa án Nhân dân các cấp, UBND các cấp…

Tuy nhiên, thực tiễn cho thấy, công tác phòng, chống bạo lực gia đình vẫn tập trung trách nhiệm cho ngành chịu trách nhiệm quản lý Nhà nước về lĩnh vực này mà thiếu cơ chế phối hợp rõ ràng và tham gia tích cực của cơ quan, tổ chức khác trong khi đặc thù của công tác này đòi hỏi sự phối hợp, trách nhiệm của nhiều Bộ, ngành, địa phương.

Do vậy, Ủy ban Xã hội đề nghị Chính phủ nghiên cứu mô hình quản lý Nhà nước về phòng, chống bạo lực gia đình để có sự gắn kết chặt chẽ với hoạt động của các lĩnh vực bình đẳng giới, gia đình, trẻ em và bảo trợ xã hội.

Đọc thêm

Hà Nội thông qua Nghị quyết về chương trình giám sát năm 2025 Tin tức

Hà Nội thông qua Nghị quyết về chương trình giám sát năm 2025

TTTĐ - Chiều 2/7, tại kỳ họp thứ 17, HĐND thành phố Hà Nội đã thông qua Nghị quyết về chương trình giám sát năm 2025.
Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Hiệp hội Nghiên cứu đổi mới sáng tạo toàn cầu Hàn Quốc Tin tức

Thủ tướng Phạm Minh Chính tiếp Chủ tịch Hiệp hội Nghiên cứu đổi mới sáng tạo toàn cầu Hàn Quốc

Chiều 2/7, tại thủ đô Seoul, trong chương trình thăm chính thức Hàn Quốc, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp Chủ tịch Hiệp hội Nghiên cứu đổi mới sáng tạo toàn cầu Hàn Quốc Kim Jin Pyo, nguyên Chủ tịch Quốc hội Hàn Quốc.
Hà Nội có thêm 22 tuyến đường, phố mới Tin tức

Hà Nội có thêm 22 tuyến đường, phố mới

TTTĐ - Tại phiên làm việc sáng 2/7, với 91,4% đại biểu tham gia biểu quyết tán thành, HĐND TP đã thông qua Nghị quyết về đặt tên, điều chỉnh độ dài một số đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn TP Hà Nội năm 2024.
Thông qua 11 nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội Tin tức

Thông qua 11 nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội

TTTĐ - Sáng 2/7, HĐND TP Hà Nội đã thông qua nghị Nghị quyết về nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an ninh, quốc phòng và thu, chi ngân sách 6 tháng cuối năm 2024, với 87/87 đại biểu có mặt tán thành (chiếm 93,55% tổng số đại biểu HĐND TP).
Bổ sung 198 dự án vào danh mục thu hồi đất năm 2024 Tin tức

Bổ sung 198 dự án vào danh mục thu hồi đất năm 2024

TTTĐ - Sáng 2/7, tại Kỳ họp thứ 17, HĐND TP Hà Nội đã thông qua điều chỉnh, bổ sung danh mục các công trình, dự án thu hồi đất năm 2024; danh mục các dự án chuyển mục đích đất trồng lúa năm 2024 trên địa bàn Hà Nội.
Mở rộng trách nhiệm trong giải ngân vốn đầu tư công Tin tức

Mở rộng trách nhiệm trong giải ngân vốn đầu tư công

TTTĐ - Chiều 1/7, nêu ý kiến thảo luận tại tổ, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) Hà Nội Lê Anh Quân cho rằng: Giải pháp để đẩy mạnh đầu tư công là gắn trách nhiệm không chỉ của quận, huyện chủ đầu tư mà còn gắn với trách nhiệm của các Sở chuyên ngành ở những nội dung công việc liên quan.
Xin ý kiến các nội dung Đại hội 18 MTTQ TP Hà Nội Tin tức

Xin ý kiến các nội dung Đại hội 18 MTTQ TP Hà Nội

TTTĐ - Chiều 1/7, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội tổ chức Hội nghị lần thứ 15 để thảo luận, cho ý kiến vào công tác Mặt trận 6 tháng đầu năm, phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2024; thông qua các nội dung Đại hội MTTQ TP lần thứ 18, nhiệm kỳ 2024-2029; kiện toàn Uỷ viên Uỷ ban MTTQ TP khoá 17.
Hà Nội tổ chức thi "Dân vận khéo" chào mừng Giải phóng Thủ đô Tin tức

Hà Nội tổ chức thi "Dân vận khéo" chào mừng Giải phóng Thủ đô

TTTĐ - Theo kế hoạch, trước ngày 15/7/2024, các địa phương, cơ quan, đơn vị sẽ đăng ký dự thi Hội thi “Dân vận khéo” cấp TP. Căn cứ số lượng các đội đăng ký dự thi, Ban Dân vận Thành ủy sẽ tổ chức thi sơ khảo cấp TP trong tháng 8/2024 và chung khảo cấp TP trong tháng 9/2024.
Xem xét nhiều nội dung để kịp thời phục vụ công tác điều hành Tin tức

Xem xét nhiều nội dung để kịp thời phục vụ công tác điều hành

TTTĐ - Sáng 1/7, HĐND TP Hà Nội tổ chức kỳ họp thứ 17 (kỳ họp thường lệ) xem xét nhiều nội dung quan trọng thuộc thẩm quyền.
Đưa Luật Thủ đô đi vào cuộc sống ngay khi có hiệu lực Tin tức

Đưa Luật Thủ đô đi vào cuộc sống ngay khi có hiệu lực

TTTĐ - Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đề nghị TP Hà Nội nói chung, HĐND TP nói riêng nắm bắt tốt cơ hội này, chủ động nghiên cứu, rà soát, xây dựng kế hoạch thực hiện Luật Thủ đô (sửa đổi) để Luật vào cuộc sống, đạt hiệu quả thiết thực ngay khi có hiệu lực…
Xem thêm