Tag

"Cú sốc kép" của ngành Dệt may Việt Nam trong bối cảnh dịch Covid-19

Kinh tế 13/04/2020 16:41
aa
TTTĐ - Dệt may là ngành công nghiệp quan trọng của Việt Nam, hiện đang đứng thứ hai về kim ngạch xuất khẩu, chỉ sau nhóm hàng điện thoại. Các sản phẩm dệt may của Việt Nam sản xuất khá đa dạng, đáp ứng được hầu hết các phân khúc sản phẩm mà thị trường thế giới yêu cầu. Tuy nhiên, khi dịch bệnh Covid-19 xảy ra, ngành Dệt may đã phải đối mặt với "cú sốc kép".

Các sản phẩm dệt may của Việt Nam sản xuất khá đa dạng, đáp ứng được hầu hết các phân khúc sản phẩm mà thị trường thế giới yêu cầu

Bài liên quan

Thủ tướng "đặt hàng" ngành dệt may tiếp tục giữ vững vị trí cường quốc

Sản xuất khẩu trang kháng khuẩn, phát miễn phí cho học sinh, sinh viên

Bộ Công thương công bố điểm bán khẩu trang vải kháng khuẩn phòng dịch Covid-19

Đảm bảo không thiếu khẩu trang vải kháng khuẩn cho người dân

Tăng cường sản xuất khẩu trang vải kháng khuẩn

Nhanh chóng tìm giải pháp tạm thời để duy trì xuất khẩu

Việt Nam là một trong những nước trong tốp đầu về xuất khẩu hàng dệt may với tổng kim ngạch đạt 39 tỷ USD. Trong nước, dệt may là một ngành công nghiệp quan trọng, hiện đang đứng thứ hai về kim ngạch xuất khẩu, chỉ sau nhóm hàng điện thoại. Các sản phẩm dệt may của Việt Nam sản xuất khá đa dạng, đáp ứng được hầu hết các phân khúc sản phẩm mà thị trường thế giới yêu cầu.

Khi dịch bệnh Covid-19 xảy ra, ngành Dệt may đã phải đối mặt với "cú sốc kép". Trong tháng 2/2020, khi dịch bệnh bùng phát ở Trung Quốc, các doanh nghiệp dệt may Việt Nam bị đứt nguồn cung nguyên liệu (chủ yếu là vải, từ Trung Quốc).

Sang đến tháng 3, khi nguồn cung được nối lại thì cũng là lúc dịch bùng phát ở Châu Âu, Hoa Kỳ khiến cho thị trường mua sắm gần như bị đóng băng. Các khách hàng liên tiếp đề nghị giãn, hoãn hoặc hủy đơn hàng.

Trong bối cảnh đó, sản xuất khẩu trang trở thành một giải pháp để các doanh nghiệp dệt may có thể duy trì sản xuất, giữ chân công nhân và có thu nhập để giảm bớt thiệt hại do bị tạm dừng các đơn hàng.

Nhìn chung, khẩu trang là sản phẩm không đòi hỏi đầu tư nhiều, về cơ bản nhà xưởng, thiết bị và công nhân ở các doanh nghiệp dệt may đều có thể làm được khẩu trang. Vì thế, khả năng sản xuất khẩu trang của doanh nghiệp Việt Nam là rất lớn, sau khi đã đáp ứng đủ nhu cầu trong nước thì có thể xuất khẩu.

Theo Cục Công nghiệp (Bộ Công thương), chỉ tính riêng 50 doanh nghiệp đã có báo cáo với Bộ, năng lực sản xuất khẩu trang đã lên đến 8 triệu chiếc/ngày, tức là vào khoảng 200 triệu chiếc mỗi tháng. Nếu tính trên quy mô cả nước thì sản lượng sẽ lớn hơn rất nhiều.

Nguyên liệu sản xuất khẩu trang về cơ bản không quá khắt khe. Trước đây, doanh nghiệp phải nhập khẩu vải kháng khuẩn hoặc hóa chất để sản xuất ra vải kháng khuẩn. Hiện nay một số doanh nghiệp, điển hình như Công ty Dệt lụa Nam Định, đã có thể tự sản xuất vải kháng khuẩn hoàn toàn từ nguyên liệu sinh học trong nước. Do vậy, nếu có thị trường, có khách hàng thì năng lực sản xuất khẩu trang hiện nay còn có thể nâng cao hơn nữa.

Khẩu trang vải là một sản phẩm đơn giản nhưng từ khi nhu cầu về khẩu trang vải tăng cao, các doanh nghiệp đã đầu tư vào khâu thiết kế, mẫu mã, chất liệu để nâng cấp, cải tiến sản phẩm này. Sản phẩm khẩu trang vải cơ bản hiện nay là khẩu trang 2 lớp, trong đó có một lớp là vải kháng khuẩn. Nhiều doanh nghiệp đã nâng cấp sản xuất các loại khẩu trang vải 3 lớp, 4 lớp. Ngoài lớp kháng khuẩn có thể có thêm lớp vải kháng nước, chống giọt bắn.

Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, sản xuất khẩu trang trở thành một giải pháp để các doanh nghiệp dệt may có thể duy trì sản xuất, giữ chân công nhân và có thu nhập để giảm bớt thiệt hại do bị tạm dừng các đơn hàng
Trong bối cảnh dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, sản xuất khẩu trang trở thành một giải pháp để các doanh nghiệp dệt may có thể duy trì sản xuất, giữ chân công nhân và có thu nhập để giảm bớt thiệt hại do bị tạm dừng các đơn hàng

Theo nhận định của các doanh nghiệp sản xuất khẩu trang trong nước, thời kỳ đầu, khẩu trang vải được làm bằng loại vải mềm nên có thể không thuận lợi cho người dùng, đeo lâu thấy khó thở, khi nói chuyện thì khẩu trang biến dạng theo giọng nói, không có mỹ quan. Những loại khẩu trang vải sau này được tạo dáng cố định, qua đó tạo khoảng không gian trước mũi, dễ thở hơn và không bị biến dạng khi người dùng nói chuyện.

Các doanh nghiệp cũng có cải tiến về dây đeo, nẹp mũi để người dùng có thể sử dụng khẩu trang trong thời gian dài, đảm bảo khẩu trang vừa khít với khuôn mặt, nâng cao tác dụng che chắn, lọc khuẩn.

Việt Nam có đủ năng lực để sản xuất khẩu trang vải xuất khẩu

Theo đánh giá của Cục Xuất nhập khẩu (Bộ Công thương), Việt Nam có đủ năng lực để trở thành một quốc gia sản xuất khẩu trang vải lớn trên thế giới. Tuy nhiên, để coi đây là một ngành sản xuất lâu dài thì cần tăng cường thông tin, quảng bá thêm để người dùng nhận biết được lợi ích của khẩu trang vải và chuyển sang sử dụng loại khẩu trang vải.

Cùng với đó, công tác xúc tiến thương mại, tìm khách hàng cần được đẩy mạnh trong bối cảnh nhiều khách hàng nước ngoài chưa biết về khả năng sản xuất của Việt Nam. Khi dịch bệnh bùng phát, khẩu trang trở thành một mặt hàng thiết yếu nhưng khi dịch bệnh qua đi, nhu cầu về khẩu trang cũng sẽ giảm xuống. Do vậy, đây là một mặt hàng có tính thời vụ, tính ổn định không cao.

Chính vì vậy, các doanh nghiệp dệt may có thể tranh thủ khai thác thị trường tại thời điểm này nhưng để coi đây là một sản phẩm lâu dài, đầu tư quy mô lớn thì cần thận trọng. Đã có một vài doanh nghiệp thông báo nhận được đơn hàng dài hạn về khẩu trang nhưng con số này còn rất ít.

Các doanh nghiệp xuất khẩu khẩu trang vải cũng cần lưu ý, thị trường các nước phát triển thường đòi hỏi yêu cầu cầu cao về chất lượng, tính an toàn với người sử dụng. Do vậy, các doanh nghiệp cần tìm hiểu về các tiêu chuẩn này để đáp ứng, xin các giấy chứng nhận phù hợp để tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu.

Theo quy định tại Nghị quyết 20/NQ-CP ngày 28/2/2020 của Chính phủ, khẩu trang y tế chỉ được xuất khẩu trong trường hợp viện trợ, hỗ trợ quốc tế được Chính phủ Việt Nam cho phép. Nếu được cấp phép thì cũng chỉ cho xuất khẩu tối đa 25% sản lượng của doanh nghiệp.

Quy định trên được đưa ra để dành ưu tiên cao nhất cho công tác phòng, chống dịch bệnh ở trong nước, đảm bảo có đủ trang thiết bị cho đội ngũ y, bác sĩ, cán bộ y tế trên tuyến đầu chống dịch. Hiện nay, chúng ta vẫn chưa lường được hết diễn biến của dịch bệnh nên vẫn phải luôn đề phòng khả năng dịch bệnh bùng phát, số ca nhiễm tăng cao.

Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế đang thực hiện mua dự trữ khẩu trang y tế để phục vụ công tác phòng, chống dịch về lâu dài. Vì vậy, việc quản lý chặt chẽ xuất khẩu khẩu trang y tế là cần thiết.

Trong trường hợp Việt Nam và các nước khác khống chế được dịch Covid-19, khả năng cung ứng và dự trữ trong nước đối với mặt hàng này đáp ứng đủ nhu cầu, các Bộ ngành có thể phối hợp xem xét, kiến nghị Chính phủ biện pháp tạo điều kiện cho doanh nghiệp xuất khẩu khẩu trang y tế.

KHẮC NAM

Đọc thêm

Hơn 33.000 tỷ đồng đầu tư vào Bình Dương Nhịp sống phương Nam

Hơn 33.000 tỷ đồng đầu tư vào Bình Dương

TTTĐ - Tiếp tục khẳng định vị thế là điểm đến hấp dẫn của các nhà đầu tư, Bình Dương vừa trao quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư cho 6 dự án lớn với tổng vốn hơn 33.000 tỷ đồng. Đây là bước tiến quan trọng trong bối cảnh địa phương này sắp sáp nhập vào TP Hồ Chí Minh và bước vào giai đoạn phát triển mới.
Thủ tướng tiếp Chủ tịch Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản Doanh nghiệp

Thủ tướng tiếp Chủ tịch Ngân hàng Hợp tác quốc tế Nhật Bản

TTTĐ - Sáng 29/6, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã tiếp ông Maeda Tadashi, Chủ tịch Hội đồng quản trị và các cộng sự của Ngân hàng Hợp tác Quốc tế Nhật Bản (JBIC) đang thăm, làm việc tại Việt Nam. Cùng dự có Đại sứ Nhật Bản tại Việt Nam Ito Naoki.
VinFast Hà Tĩnh: Xác lập kỷ lục về tiến độ hoàn thiện nhà máy Doanh nghiệp

VinFast Hà Tĩnh: Xác lập kỷ lục về tiến độ hoàn thiện nhà máy

Sáng 29/6, tại Hà Tĩnh, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng dự lễ khánh thành Nhà máy sản xuất ô tô điện VinFast Hà Tĩnh. Chưa đầy 7 tháng kể từ ngày khởi động, VinFast đã hoàn thành và đưa vào vận hành nhà máy thứ 2 của VinFast tại Việt Nam, và là nhà máy thứ 5 được triển khai xây dựng trên toàn thế giới.
SHB chi nhánh Kinh Đô ký hợp tác với Trường Đại học Đông Đô Doanh nghiệp

SHB chi nhánh Kinh Đô ký hợp tác với Trường Đại học Đông Đô

TTTĐ - Thỏa thuận hợp tác giữa SHB chi nhánh Kinh Đô và Trường Đại học Đông Đô là nền tảng quan trọng để hai bên khai thác và phát huy thế mạnh, đồng thời mang đến các chương trình đào tạo thực tế và cơ hội nghề nghiệp hấp dẫn cho sinh viên, đóng góp tích cực vào việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, thúc đẩy sự phát triển bền vững của Việt Nam.
BSR trao tặng thiết bị y tế trị giá 20 tỷ đồng tới huyện Côn Đảo Doanh nghiệp

BSR trao tặng thiết bị y tế trị giá 20 tỷ đồng tới huyện Côn Đảo

TTTĐ - Ngày 28/6, tại huyện Côn Đảo, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phối hợp với Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) tổ chức Lễ trao tặng trang thiết bị y tế cho Trung tâm Y tế Quân dân y huyện Côn Đảo.
Bí quyết đằng sau dòng sữa sóng sánh, hậu vị cỏ hoa Vinamilk Green Farm Kinh tế

Bí quyết đằng sau dòng sữa sóng sánh, hậu vị cỏ hoa Vinamilk Green Farm

TTTĐ - “Nếu phải chọn một từ để nói về Vinamilk Green Farm, em sẽ dùng từ "hạnh phúc”, Nguyễn Mạnh Hùng - sinh viên Đại học Ngoại thương - chia sẻ sau chuyến tham quan trang trại sinh thái của thương hiệu sữa hàng đầu Việt Nam tại miền đất Tây Ninh đầy nắng và gió.
Chủ động nắm bắt xu hướng mới, cộng hưởng sức mạnh để tạo dựng "thương hiệu" doanh nghiệp Việt Nam Doanh nghiệp

Chủ động nắm bắt xu hướng mới, cộng hưởng sức mạnh để tạo dựng "thương hiệu" doanh nghiệp Việt Nam

Dự Hội thảo "Doanh nghiệp Việt - Khát vọng cống hiến trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc" diễn ra ngày 28/6 tại tỉnh Kiên Giang, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng kêu gọi, đề nghị các doanh nghiệp chủ động nắm bắt cơ hội và xu hướng mới; đầu tư bài bản, xây dựng tầm nhìn chiến lược; tăng cường liên kết, hợp tác, cộng hưởng sức mạnh để cùng tạo dựng thương hiệu Việt Nam trên thị trường quốc tế.
Cà Mau bứt phá toàn diện, sẵn sàng cho kỷ nguyên phát triển mới Nhịp sống phương Nam

Cà Mau bứt phá toàn diện, sẵn sàng cho kỷ nguyên phát triển mới

TTTĐ - Nửa đầu năm 2025, Cà Mau đã cho thấy diện mạo mới đầy khởi sắc, kinh tế tăng trưởng vượt kỳ vọng, đầu tư phát triển hạ tầng được đẩy nhanh, đời sống người dân nâng lên rõ rệt. Đặc biệt, công tác chuẩn bị cho việc sắp xếp đơn vị hành chính theo chủ trương sáp nhập với tỉnh Bạc Liêu đang được tỉnh triển khai quyết liệt, bài bản – thể hiện rõ tinh thần chủ động, sẵn sàng bước vào giai đoạn phát triển mới.
Tiếp tục xem xét, giải quyết các quan tâm của phía Hoa Kỳ Kinh tế

Tiếp tục xem xét, giải quyết các quan tâm của phía Hoa Kỳ

Trưa 28/6, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp để tiếp tục xem xét, giải quyết các quan tâm của phía Hoa Kỳ liên quan kinh tế, thương mại, đầu tư.
Standard Chartered được vinh danh Ngân hàng có dịch vụ quản lý dòng tiền tốt nhất 2025 tại Việt Nam Doanh nghiệp

Standard Chartered được vinh danh Ngân hàng có dịch vụ quản lý dòng tiền tốt nhất 2025 tại Việt Nam

TTTĐ - Ngân hàng Standard Chartered vừa được vinh danh Ngân hàng có dịch vụ quản lý dòng tiền tốt nhất 2025 tại Việt Nam năm thứ hai liên tiếp trong khuôn khổ Giải thưởng The Asset Triple A Treasurise Awards 2025, khẳng định những đóng góp nổi bật và vị thế hàng đầu trong việc cung cấp các giải pháp quản lý dòng tiền và nghiệp vụ ngân quỹ dành cho doanh nghiệp.
Xem thêm