Tag

Cùng Thái Kim Lan chuyện trò về "Mai rồi mưa tạnh trong xuân"

Văn học 18/04/2019 18:24
aa
TTTĐ- Nhân Ngày sách Việt Nam 2019, NXB Kim Đồng phối hợp với Thư viện Quốc gia Việt Nam tổ chức chương trình giao lưu ra mắt tập tản văn của tác giả Thái Kim Lan “Mai rồi mưa tạnh trong xuân”. Sự kiện diễn ra lúc 10h, thứ sáu, ngày 19/4 tại Sảnh chính Thư viện Quốc gia (31 Tràng Thi, Hà Nội) với sự tham gia của tác giả Thái Kim Lan, nhà văn Lê Phương Liên và nhà thơ Nguyễn Hữu Quý.

Cùng Thái Kim Lan chuyện trò về

Bìa cuốn sách "Mai rồi mưa tạnh trong xuân" của tác giả Thái Kim Lan

Bài liên quan

Hoàng Thùy Linh trở lại màn ảnh nhỏ sau 12 năm với "Mê cung"

Cùng Lữ Mai và Nguyễn Quang Hưng "Từ núi đồi gặp phố"

Thú vị với "Khu rừng sách Tương tác" tại Hội sách Ngày sách Việt Nam 2019

Ba địa điểm "sống ảo" hot nhất miền Bắc 2019

“Mai rồi mưa tạnh trong xuân” là tập tản văn gồm 45 “tiểu tự sự” của tác giả Thái Kim Lan. Những bài viết “hư ảo và nên thơ”, “như sương như mưa” khó có thể xếp loại vào thể văn gò bó cứng nhắc nào.

Là người con của xứ Huế, sinh ra và lớn lên tại Huế, “thấm đẫm Phật giáo từ ngày còn thơ”, nhưng tác giả Thái Kim Lan lại dành hơn nửa thế kỉ gắn bó với nước Đức, là giáo sư giảng dạy triết học so sánh Đông - Tây ở quê hương của những triết gia lừng danh.

Trong những “tiểu tự sự” của Thái Kim Lan, độc giả cảm nhận những thái cực cảm xúc trong một trái tim nhạy cảm và một cái đầu duy lý.

Sau bao năm xa quê hương, những tưởng bản tính Đức mạnh mẽ đã “bứng” Thái Kim Lan ra khỏi căn tính Huế. Có những lúc, Thái Kim Lan đã hoang hoải cảm thấy “chẳng biết nơi nao là chốn quê nhà”, nhưng rồi bỗng, một tiếng chuông chùa thoảng ngân, một cánh hoa hải đường bé bỏng, một nụ mai vàng chớm nở, “một vài sợi nắng le lói trên từng không” buổi giao mùa, màu áo trắng tinh khôi bảng lảng… đã níu giữ Thái Kim Lan lại với Huế.

Cùng Thái Kim Lan chuyện trò về

Những câu chuyện tuổi thơ về Bà, về Mạ, về Chị, về những bạn học trường nữ sinh Đồng Khánh, trong những dịp Lễ Vu Lan, ngày Phạt đản, Tết Nguyên đán… hiển hiện tươi rói trong kí ức của tác giả, đưa người đọc trở về với những cảnh cũ người xưa “rặt Huế”.

Huế hiện lên trong niềm thương nỗi nhớ thường trực khôn nguôi của tác giả, “cung đàn “Nhớ Huế” như được căng giây trên khắp mọi nẻo, chỉ cần một giọt nước mưa rơi trên cầu Bến Ngự, một chút nắng trên tàu chuối trong vườn Vỹ Dạ, một câu hò vẳng xa mô đó trong một bài thơ hay một tiếng rao hàng não nuột trên một trang giấy” là kí ức Huế lại bừng lên xôn xao.

Hãy nghe Thái Kim Lan tả về vẻ đẹp xứ Huế: “Thuở ấy bờ sông Hương xanh um cây lá, bốn mùa nở rộ những loài hoa mộc mạc của ruộng vườn, hoa mướp hoa cà hoa bí xen với râm bụt thêu đường đi và lúa biền óng ả xanh bắt chước sóng nhấp nhô. Phong cảnh chảy theo hai bên bờ như hát cùng một nhịp đò đưa. Cây dại cây dứa níu áo bắt đền những trái mâm xôi chín mọng đang oà hương nơi từng bụm tay úp vào miệng. Có đứa đã lên xe, đứa còn dùng dắng gỡ gai mắc áo. Ðỉnh đồi Hà Khê như mõm con rồng chênh vênh trên con sông uốn khúc. Tới đây mà xem nì! Dòng sông cứ lửng lơ trong mơ mộng mãi hoài".

Cùng Thái Kim Lan chuyện trò về

Đi khắp phương trời, tác giả mới nghiệm ra rằng “đi mô cũng không đẹp bằng ở Huế”. Để rồi “Chính trong giây phút nghe sông núi tĩnh lặng từ nghìn xưa còn đó, thấy tiếng hòa ca êm ái chảy tràn trong nắng xuân chơi vơi giữa sông, nếm được vị xuân nồng đang chuồi êm trên dòng Hương, sờ được màu tinh khôi của thời gian đang rải tơ xanh trên đỉnh Kim Phụng, nhận ra “dừng lại” cũng là “đang trôi” nơi sóng nước hồn nhiên dạt dào xuân tâm vô lượng, tôi chợt tìm thấy bóng mình đã in trong lòng sông ấy từ vô thủy vô chung.”

Nhẩn nha đọc những bài viết “văn phong thi vị và trong sáng” của người phụ nữ Huế “vừa tài giỏi trong nghiên cứu giảng dạy triết học, vừa có cách viết về Phật giáo giản dị và đầy thiền vị” như cách Giáo sư Trần Văn Khê nhận xét về tác giả Thái Kim Lan, giữa một “chung trà nhỏ”, ngẫm về cuộc đời, về hạnh phúc, chợt bừng ngộ “Mai rồi mưa tạnh trong xuân”.

Tác giả Thái Kim Lan sinh ở Huế, là Giáo sư Triết học Trường Nữ Trung học Đồng Khánh Huế (1964-1965). Năm 1965 du học Đức với học bổng của Viện trao đổi hàn lâm Đức (DAAD). Từ 1978 - 2007, là giảng viên Triết học so sánh Đông (Phật giáo) - Tây tại Trường Đại học Ludwig-Maximilian Universität, München.

Các tác phẩm: Kant, Die restriktive Funktion der Sinnlichkeit in der Kritik der reinen Vernunft (Luận án Triết học tại Đại học Ludwig-Maximilian, München); Buddismus und Frieden (trong tuyển tập Die grossen Religionen, Đại học Nürnberg); Tuyển tập văn học Đức-Việt về B. Brecht và Hermann Hesse (tuyển chọn, dịch và giới thiệu); Dẫn nhập triết học siêu nghiệm của I. Kant vào Việt Nam (2004); In einem kälteren Land - Lạnh hơn xứ mình (Tập thơ song ngữ Đức - Việt); Thư gửi con.

Ngoài ra Thái Kim Lan còn là tác giả của nhiều tiểu luận về triết học, tôn giáo, nhiều bài ký sự, tùy bút…và là tác giả của 3 quyển sách nấu ăn thuộc hạng best-seller (Indonesisch Kochen, Kochen mit dem Wok, Chinesisch Kochen) của nhà xuất bản chuyên về ẩm thực và sức khỏe Gräfer & Unzer - München, được dịch ra nhiều thứ tiếng.

Tác phẩm dịch: "Người hảo tâm thành Tứ Xuyên" (Kịch B. Brecht, NXB Đà Nẵng, 1999); "Huệ Tím" (Hermann Hesse, NXB Đà Nẵng, 1998; NXB Kim Đồng, 2014)

Đọc thêm

Tình yêu ngọt ngào giữa nữ bác sĩ và chàng tình nguyện viên Văn học

Tình yêu ngọt ngào giữa nữ bác sĩ và chàng tình nguyện viên

TTTĐ - Trong cuốn tiểu thuyết thứ 2 mang tên "Mùa hè năm ấy bên em là mãi mãi", tác giả Hồ Điệp Thanh Thanh xây dựng nên một tình yêu thuần khiết, trong veo như cơn mưa rào mùa hạ nảy nở giữa cô bác sĩ Hạ Vũ với chàng tình nguyện viên, vốn là một bệnh nhân có nhiều ẩn ức trong quá khứ.
Thị xã Sơn Tây tôn vinh văn hóa đọc Văn học

Thị xã Sơn Tây tôn vinh văn hóa đọc

TTTĐ - Ban Tuyên giáo Thị ủy Sơn Tây (Hà Nội) cho biết, từ 31/10 đến 4/11 sẽ diễn ra Hội sách và văn hóa đọc lần thứ I năm 2024 tại Quảng trường Sân vận động thị xã Sơn Tây. Ngày hội có chủ đề: “Sách mở ra thế giới, tri thức mở ra tương lai” nhằm tôn vinh giá trị, ý nghĩa và tầm quan trọng của sách và văn hóa đọc.
Chỉ rõ cái xấu là một cách ngăn chặn cái xấu! Văn học

Chỉ rõ cái xấu là một cách ngăn chặn cái xấu!

TTTĐ - Vừa đọc bài thơ mới sáng tác của thi sĩ Nguyễn Hồng Vinh đề cập những điều ngang trái trong đời sống thường nhật thời cơ chế thị trường, tôi bỗng liên tưởng đến lời các bậc tiền nhân về vấn đề này.
Nhà văn, nhà báo Nguyễn Quang Hưng bàn về tinh hoa văn hóa Văn học

Nhà văn, nhà báo Nguyễn Quang Hưng bàn về tinh hoa văn hóa

TTTĐ - Vừa qua, tại Đường sách Thành phố Hồ Chí Minh, SBOOKS đã tổ chức buổi giới thiệu đến độc giả hai cuốn sách “Thời đàm văn hóa văn nghệ” và “Những người cầm tinh hoa” của nhà văn, nhà báo Nguyễn Quang Hưng.
Tuần lễ Sách và Chuyển đổi số tại TP Hồ Chí Minh Nhịp sống phương Nam

Tuần lễ Sách và Chuyển đổi số tại TP Hồ Chí Minh

TTTĐ - Chương trình do Sở Thông tin Truyền thông TP Hồ Chí Minh chủ trì, Đường sách thành phố thực hiện từ ngày 25 - 31/10 nhằm hưởng ứng Ngày Chuyển đổi số Quốc gia năm 2024.
Bản giao hòa thiên nhiên và tâm hồn trong "Đánh thức bình minh" Văn học

Bản giao hòa thiên nhiên và tâm hồn trong "Đánh thức bình minh"

TTTĐ - Bài thơ "Đánh thức bình minh" mở ra một khung cảnh dịu dàng và thơ mộng của núi rừng Kon Tum, nơi dòng sông Đăk Bla chở nắng, mây trời thong dong và thiên nhiên tràn đầy sức sống.
Mang trí tuệ Việt vươn tầm thế giới với những cuốn sách Văn học

Mang trí tuệ Việt vươn tầm thế giới với những cuốn sách

TTTĐ - Sbooks đã mang tới Hội sách Frankfurt 2024 các tác phẩm do chính những tác giả Việt thực hiện với mục tiêu “Lan tỏa trí tuệ”, mang trí tuệ Việt vươn tầm thế giới.
Sự hy sinh và hạnh phúc bình dị trong thơ Nguyễn Hồng Vinh Văn học

Sự hy sinh và hạnh phúc bình dị trong thơ Nguyễn Hồng Vinh

TTTĐ - Bài thơ "Hạnh phúc tháng Mười" của nhà thơ Nguyễn Hồng Vinh là tác phẩm đầy xúc động, gợi lên những giá trị sâu sắc về tình yêu gia đình, sự hy sinh và tinh thần trách nhiệm.
Triển lãm "Hồi ngôn" - nơi trẻ khiếm thính vẽ ước mơ Văn học

Triển lãm "Hồi ngôn" - nơi trẻ khiếm thính vẽ ước mơ

TTTĐ - Sáng 17/10, triển lãm “Hồi ngôn” đã chính thức được khai mạc tại Art & Auction, 75 Hàng Bồ, Hoàn Kiếm, Hà Nội. Hoạt động nằm trong chương trình vẽ ước mơ của các bạn học sinh bị khiếm thính và họa sĩ không chuyên trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Sáng mãi cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của anh Lý Tự Trọng Văn hóa

Sáng mãi cuộc đời, sự nghiệp cách mạng của anh Lý Tự Trọng

TTTĐ - Kỉ niệm 110 năm Ngày sinh anh hùng Lý Tự Trọng (20/10/1914 - 20/10/2024), Nhà xuất bản Kim Đồng tái bản hai cuốn sách viết về cuộc đời và tấm gương hi sinh anh dũng của đồng chí cho sự nghiệp cách mạng, đấu tranh giải phóng dân tộc. Đó là truyện kí "Lý Tự Trọng - Sống mãi tên Anh" của tác giả Văn Tùng và truyện tranh "Lý Tự Trọng" của tác giả Hoài Lộc - họa sĩ Bùi Việt Thanh.
Xem thêm