Tag

Cựu sinh viên RMIT thiết kế thương hiệu Việt "cool" và ý nghĩa

Giáo dục 24/06/2021 14:48
aa
TTTĐ - Studio thiết kế của cựu sinh viên RMIT Nguyễn Bảo Anh Duy đang hỗ trợ thương hiệu Việt tạo ảnh hưởng tầm quốc tế qua các giải pháp thiết kế sáng tạo.
Đại học RMIT thăng hạng trên bảng xếp hạng toàn cầu RMIT đẩy mạnh học về khoa học và công nghệ cho học sinh và giáo viên Cựu sinh viên RMIT tìm cảm hứng từ hành trình khám phá bản thân Sinh viên Đại học RMIT trở thành quán quân cuộc thi Giải quyết tình huống kinh doanh HSBC Đam mê cống hiến dẫn lối cho thủ khoa RMIT Đại học RMIT Việt Nam sẽ trao hơn 100 học bổng trong năm nay
Cựu sinh viên ngành Thiết kế (Truyền thông đa phương tiện) Nguyễn Bảo Anh Duy (thường gọi Duy — N, trong hình bên trái) và cộng sự chị M — Lan đồng sáng lập studio chuyên thiết kế thương hiệu và giải pháp sáng tạo hướng đến hỗ trợ doanh nghiệp trong nước tạo nên những giải pháp ý nghĩa và thiết kế nên các thương hiệu “xịn sò” với thông điệp đầy quyền năng
Cựu sinh viên ngành Thiết kế (Truyền thông đa phương tiện) Nguyễn Bảo Anh Duy (thường gọi Duy — N, trong hình bên trái) và cộng sự chị M — Lan đồng sáng lập studio chuyên thiết kế thương hiệu và giải pháp sáng tạo hướng đến hỗ trợ doanh nghiệp trong nước tạo nên những giải pháp ý nghĩa và thiết kế nên các thương hiệu “xịn sò” với thông điệp đầy quyền năng

Cựu sinh viên ngành Thiết kế (Truyền thông đa phương tiện) và đồng sáng lập của M — N Associates (Mờ Nờ) Nguyễn Bảo Anh Duy (Duy — N) chia sẻ rằng ngày còn học tại RMIT Việt Nam, anh đã yêu thích phim ảnh rồi dần chuyển qua quan tâm đến thiết kế đồ hoạ, UI/UX và thiết kế thương hiệu.

Duy cho hay: “Thiết kế thương hiệu không phải lựa chọn ban đầu của tôi, mình mê film và edit hơn.

Trong một bài tập thời học ở RMIT, tôi đã thất bại trong việc tạo dự án nhận diện hình ảnh có thể truyền tải một hệ thống nhận diện thương hiệu quy củ và đúng trọng tâm. Tôi đưa quá nhiều cái tôi vào dự án. Thay vì khiến tôi từ bỏ, thất bại này thực ra lại khiến tôi cố gắng học hỏi nhiều hơn về thương hiệu và cách làm thế nào để giúp khách hàng tạo nên một thương hiệu ý nghĩa với những thông điệp đầy quyền năng”.

Giờ đây Mờ Nờ, studio thiết kế và sáng tạo riêng của Duy và cộng sự chị M — Lan thành lập, đã “chạy” hơn năm năm và nhận được sự công nhận từ nhiều giải thưởng quốc tế danh giá về thiết kế thương hiệu, bao bì, in ấn và hệ thống thiết kế.

Đáng chú ý nhất là những gì Mờ Nờ thực hiện được khi tái nhận diện thương hiệu cà phê Guta và đưa thương hiệu này trở thành chuỗi cà phê đường phố có tiếng nhất khu vực phía Nam. Dự án này đem về cho Mờ Nờ hai giải thưởng danh giá trong lĩnh vực thiết kế gồm The One Show và ADC Awards với cúp Đồng kiến tạo phông chữ đầu tiên của Việt Nam ở hạng mục này.

Nhớ lại giai đoạn đầu, Duy chia sẻ rằng chính The Small Studios, cuốn sách anh tình cờ mượn từ Thư viện Đại học RMIT, đã khích lệ anh mở lối đi riêng - xây dựng một studio chuyên thiết kế thương hiệu.

Duy chia sẻy: “Tôi từng dành nhiều thời gian trong thư viện, lục lọi kho sách phong phú và đa dạng của trường để thoả mãn cơn khát kiến thức mới. Cuốn The Small Studio đã giải toả trăn trở trong tôi rằng liệu các studio chuyên về thương hiệu liệu có thể trụ nổi trong thế giới thiết kế đồ hoạ đương đại và kinh tế quy mô không?”.

Triết lý, phong cách và thời gian biểu hàng ngày của các studio được liệt kê trong sách đã cho Duy ý tưởng mở một studio riêng sau khi tốt nghiệp RMIT.

Hơn năm năm trôi qua, studio của anh không chỉ tồn tại mà còn phát triển rực rỡ.

Năm 2018, sau khi công bố hồ sơ năng lực lên trường quốc tế, Mờ Nờ lập tức thu hút sự chú ý của các cuộc thi thiết kế lâu đời và lớn nhất về thiết kế đa ngành của Ý -- A’ Design Awards & Competitions.

Duy — N (trong hình, thứ hai từ phải sang) nhận giải A’ Design năm 2018.
Duy — N (trong hình, thứ hai từ phải sang) nhận giải A’ Design năm 2018

“Chúng tôi đã giành được giải thưởng cao nhất A’ Design Award – giải Bạch Kim với thiết kế nhận diện hình ảnh cho thương hiệu bánh Mangata Patisserie Bakery và giải Vàng với thiết kế thương hiệu và bao bì cho thương hiệu nước trái cây ép lạnh JUS”, Duy hồi tưởng lại.

Duy cho biết thời điểm đó, nước trái cây ép lạnh là một khái niệm còn rất mới, ngay cả trên thế giới, nên việc phát triển thương hiệu là cơ hội vừa thách thức, vừa hứng khởi.

“Chúng tôi quyết định sáng tạo ra chai nước ép có hình tam giác lấy cảm hứng từ tam giác triết lý cân bằng trong yoga, sử dụng logotype được thiết kế riêng, theo hình thái bất đối xứng nhưng cân bằng về mặt thị giác. Tổng thể thiết kế tạo ra một hệ thống trực quan vừa tối giản vừa hiệu quả cho phép chính bản thân sản phẩm trở thành nhân vật chính của câu chuyện thương hiệu, cũng như giải quyết được bài toán startups chi phí thấp, không sử dụng bất kỳ KOLs nào”, Duy kể.

Duy tin rằng điều cốt yếu của một thiết kế “xịn sò” là tạo nên được hệ thống thiết kế bền vững với ý tưởng được trải xuyên suốt các “điểm chạm” với khách hàng và duy trì chiến lược cũng như câu chuyện thương hiệu một cách thông minh và mạch lạc nhất.

Anh nói: “Công việc của chúng tôi bao hàm hàng loạt giải pháp sáng tạo thuộc nhiều mảng khác nhau khai triển từ một ý tưởng chính, xuyên suốt từ hệ thống thương hiệu và đồ hoạ, sản phẩm và bao bì, website và trải nghiệm số, định hướng kiến trúc và nội thất, để tạo nên một ngôi sao từ con số không hoặc vực dậy một gã khổng lồ ngủ quên”.

Duy cho biết các dự án sáng tạo mà Mờ Nờ đã và đang thực hiện như Guta, JUS, labels và Leman, thể hiện rõ nét nhất triết lý hoạt động của studio.

“Guta là chuỗi cà phê gắn kết sâu sắc với văn hoá cà phê đường phố Việt Nam”, anh nói. “Mô hình kinh doanh của họ là thích ứng – dễ dàng đặt ở bất kỳ ngôi nhà hay toà nhà, hay lề đường nào. Tái thiết thương hiệu Guta đồng nghĩa với việc tạo nên một thương hiệu cà phê đô thị. Vậy nên, thay vì tập trung vào cà phê như cách tiếp cận truyền thống, chúng tôi tạo ra một hệ thống nhận diện lấy cảm hứng từ văn hóa cà phê lề đường riêng biệt của Việt Nam, đưa người uống cà phê và chiếc ghế nhựa đi theo họ trở thành nhân vật chính.

Hoặc như JUS thì nhân vật chính là thiết kế bao bì chai độc lạ mang tính nhận diện cao. labels: với sự khai mở thị giác nhằm thể hiện trải nghiệm tinh tế và thay đổi liên tục của thương hiệu thông qua gu thời trang cao cấp. Leman với sự sắp xếp cầu kỳ phức tạp trên logo phản ánh quá trình thiết kế đặc thù riêng biệt của Leman Jewelry”, Duy chia sẻ về những thương hiệu khác mà anh từng làm qua.

“Cho đến nay, chúng tôi từng làm việc với đủ các ngành hàng từ bán lẻ, dịch vụ, chuỗi F&B, nhà hàng khách sạn, vàng bạc đá quý, làm đẹp, thời trang và giáo dục”, Duy nói.

Duy và cộng sự của anh dành tình yêu đặc biệt cho các thương hiệu Việt trong nước. “Tôi luôn tự hỏi vẫn còn nhiều ‘đất’ sáng tạo, tại sao không hợp tác cùng doanh nghiệp trong nước để cùng nhau tạo nên những thương hiệu ý nghĩa và có tầm ảnh hưởng. Những ý tưởng đặc sắc và các câu chuyện phát triển thương hiệu độc đáo, thâm sâu mà tôi khai thác và tiếp cận thường đến khi tôi nghiên cứu văn hóa, thói quen người dùng riêng và chung của toàn ngành hàng”, Duy nói.

Hiện đang tái định hình cho Ngọc Thẩm Jewelry, thương hiệu vàng bạc đá quý ở miền Tây, anh chia sẻ rằng với văn hóa đặc thù miền Tây luôn đặc biệt kích thích trí sáng tạo của studio để khai thác các “điểm chạm” mới nhưng vẫn giữ được nét văn hóa truyền thống.

Duy hy vọng sẽ truyền cảm hứng để các bạn sinh viên RMIT khác đưa thiết kế Việt ra thế giới: “Nếu bạn đam mê điều gì đó, hãy chăm chỉ, cứ liều một phen và luôn học hỏi mỗi ngày.

RMIT đã trang bị cho tôi kỹ năng nghiên cứu và giải quyết vấn đề -- điều đóng vai trò hết sức quan trọng giúp tôi điều hành và phát triển thành công studio thiết kế của riêng mình”.

Những giải thưởng mới nhất của Nguyễn Bảo Anh Duy

Giải IDA của Mỹ 2020: Giải Bạc hạng mục In ấn/Hệ thống nhận diện

Giải ADC Awards 99 của Mỹ: Cúp Đồng Kiến tạo phông chữ

Giải The One Show 2020 của Mỹ: Giải khuyến khích Thiết kế thương hiệu

Giải thiết kế thường niên Graphis 2021 của Mỹ: 2 giải Bạc về Thiết kế thương hiệu và Phông chữ

Giải Indigo 2020 của Hà Lan: 2 giải Bạc Thiết kế logo và thương hiệu

Giải A’ Design Awards 2020 của Ý: Giải Bạc về Thiết kế thương hiệu

Giải IDA của Mỹ 2019: Giải Vàng và Bạc Thiết kế thương hiệu

Giải The One Show 2019 của Mỹ: Chung kết Thiết kế logo

Giải Thiết kế Đức 2018: 2 giải Chiến thắng xuất sắc hạng mục Thương hiệu và Bao bì

Giải thương hiệu Graphis 2018 của Mỹ: 2 giải Bạc

Giải A’ Design Awards 2018: Giải Bạch kim hạng mục Thương hiệu và giải Vàng hạng mục Bao bì

Đọc thêm

Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam Giáo dục

Sôi nổi các hoạt động kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam

TTTĐ - Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20/11/1982 - 20/11/2024), các trường học trên địa bàn thành phố Hà Nội tổ chức nhiều cuộc thi và hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao... tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích thu hút giáo viên và học sinh tham gia.
Tạo “sắc hồng” trong trường chuyên hàng đầu của Thủ đô Giáo dục

Tạo “sắc hồng” trong trường chuyên hàng đầu của Thủ đô

TTTĐ - Nhắc đến Trường THPT Chuyên Hà Nội - Amsterdam, mọi người sẽ nhớ ngay đến một ngôi trường hàng đầu của Thủ đô và cả nước về giáo dục mũi nhọn với hàng trăm lượt học sinh đạt giải cao trong các cuộc thi olympic quốc tế.
Trường THCS Mỹ Đình 1: Dấu ấn một chặng đường vươn mình bứt phá Giáo dục

Trường THCS Mỹ Đình 1: Dấu ấn một chặng đường vươn mình bứt phá

TTTĐ - Trường THCS Mỹ Đình 1 có cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học hiện đại. Những năm qua, thầy và trò nhà trường đã không ngừng vươn lên xây dựng nhà trường ngày càng khởi sắc trong mọi hoạt động.
Trường Tiểu học Xuân Phương: Hân hoan ngày “Tết thầy” Giáo dục

Trường Tiểu học Xuân Phương: Hân hoan ngày “Tết thầy”

TTTĐ - Ngày 20/11, Trường Tiểu học Xuân Phương tổ chức chương trình chào mừng 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.
Nhà giáo chưa đủ sống sẽ không thể toàn tâm, toàn ý dạy học Giáo dục

Nhà giáo chưa đủ sống sẽ không thể toàn tâm, toàn ý dạy học

TTTĐ - Theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, trong số 1,6 triệu giáo viên, có những nhà giáo chưa đủ sống. Do đó, họ không thể toàn tâm toàn ý cho việc dạy học.
Đại biểu Quốc hội nói về “không quản được thì cấm” trong dạy thêm Giáo dục

Đại biểu Quốc hội nói về “không quản được thì cấm” trong dạy thêm

TTTĐ - Theo đại biểu Quốc hội, dạy thêm học thêm cũng có những mặt tích cực; không phải giáo viên nào cũng xấu, ép học sinh học thêm.
Bảo vệ nhà giáo để họ yên tâm với nghề Giáo dục

Bảo vệ nhà giáo để họ yên tâm với nghề

TTTĐ - Đại biểu Hoàng Thị Thu Hiền (đoàn Nghệ An) cho rằng, trong dự án Luật Nhà giáo cần có quy định bảo vệ nhà giáo để họ an tâm công tác, cống hiến hiệu quả trong giảng dạy.
Cô giáo trẻ tận tâm giúp trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng Giáo dục

Cô giáo trẻ tận tâm giúp trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng

TTTĐ - Trung tâm can thiệp sớm Hội An (Quảng Nam) là nơi chuyên biệt giúp trẻ rối loạn phát triển, đặc biệt là trẻ tự kỷ có cơ hội hòa nhập cộng đồng.
Trường THPT Việt Đức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam Giáo dục

Trường THPT Việt Đức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam

TTTĐ - Hòa trong không khí tri ân thầy cô giáo trên cả nước, sáng nay 20/11, trường THPT Việt Đức đã tổ chức Lễ Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam. Đây là dịp để các thế hệ cán bộ, giáo viên, học sinh của nhà trường cùng nhau tôn vinh những người đang ngày đêm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục và ôn lại chặng đường phát triển đáng tự hào của ngôi trường giàu truyền thống.
Vinh danh truyền thống tôn sư trọng đạo tại Văn Từ Thượng Phúc Giáo dục

Vinh danh truyền thống tôn sư trọng đạo tại Văn Từ Thượng Phúc

TTTĐ - Tại Văn Từ Thượng Phúc (huyện Thường Tín, Hà Nội) có một không gian rất đặc biệt, nơi tái hiện sống động quá trình học tập, rèn luyện trên con đường dùi mài kinh sử của nhân sỹ thời xưa. Nơi đây cũng ghi danh các bậc tiên hiền đỗ đạt của đất Thường Tín và trở thành biểu tượng cổ vũ truyền thống tôn sư trọng đạo của vùng danh hương này.
Xem thêm