Tag

Đa dạng hóa nguồn cung thực phẩm cho thị trường dịp cuối năm

Kinh tế 18/09/2019 17:15
aa
TTTĐ – Đến thời điểm hiện tại, bệnh dịch tả lợn châu Phi vẫn có dấu hiệu bùng phát và lây lan tại khắp các quận, huyện trên địa bàn Thành phố Hà Nội, gây ảnh hưởng đến ngành chăn nuôi và nhu cầu cung cấp thực phẩm của người dân Thủ đô. Do vậy, nhiều người dân khu vực ngoại thành Hà Nội đã áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, chuyển đổi cơ cấu vật nuôi để đa dạng hóa nguồn cung thực phẩm dịp cuối năm.

Đa dạng hóa nguồn cung thực phẩm cho thị trường dịp cuối năm

Ngành nông nghiệp Thủ đô đang có xu hướng chuyển đổi cơ cấu vật nuôi để đa dạng hóa nguồn cung thực phẩm dịp cuối năm

Bài liên quan

10 năm xây dựng nông thôn mới Thủ đô: Diện mạo khởi sắc, tư duy thay đổi

Không chủ quan, thỏa mãn, tiếp tục xây dựng nông thôn mới

Thúc đẩy liên kết chuỗi và ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp

Phát triển nông nghiệp an toàn theo hướng ứng dụng công nghệ cao

Phát huy sức mạnh của hệ thống chính trị trong công tác xây dựng nông thôn mới

Theo thông tin từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội, trong tuần vừa qua, bệnh dịch tả lợn châu Phi đã phát sinh tại 522 hộ, cơ sở chăn nuôi trên địa bàn thành phố; làm mắc bệnh và tiêu hủy 4.631 con lợn với trọng lượng 257.969kg. Một số địa phương phát sinh nhiều lợn mắc bệnh, tiêu hủy trong tuần: Ba Vì tiêu hủy 2.705 con, Chương Mỹ 323 con, Phúc Thọ 268 con, Mỹ Đức 264 con, Ứng Hòa 245 con lợn...

Kể từ khi dịch tả lợn châu Phi bùng phát trên địa bàn Hà Nội, đến nay đã có 30.373 hộ chăn nuôi có lợn mắc bệnh (chiếm 37,6% tổng số hộ, cơ sở chăn nuôi) ở 2.336 thôn, tổ dân phố của 449 xã, phường, thị trấn thuộc 24 quận, huyện, thị xã. Dịch bệnh làm mắc bệnh và tiêu hủy 518.022 con lợn (chiếm 27,6% tổng đàn) với trọng lượng 35.483 tấn.

Tổng số lợn nái, lợn đực giống phải tiêu hủy là 67.917 con, chiếm 13% tổng số lợn phải tiêu hủy trên địa bàn thành phố. Tuy nhiên, đến nay, sau hơn 5 tháng xảy ra dịch bệnh, đã có 248 xã, phường (chiếm 55% số xã, phường xảy ra bệnh Dịch tả lợn châu Phi) đã qua 30 ngày không phát sinh lợn mắc bệnh...

Trước tình trạng bệnh dịch tả lợn châu Phi vẫn diễn biến phức tạp, nhiều người dân khu vực ngoại thành Hà Nội đã áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, chuyển đổi cơ cấu vật nuôi để đa dạng hóa nguồn cung thực phẩm dịp cuối năm.

Cụ thể, thay vì phát triển chăn nuôi lợn như mọi năm, thời điểm này, nhiều hộ dân trên địa bàn thành phố chuyển dần sang chăn nuôi gia cầm, thủy cầm và gia súc ăn cỏ. Ông Hà Văn Cường, thôn Mông Phụ, xã Đường Lâm (Thị xã Sơn Tây, Hà Nội) cho hay: “Để phục vụ nguồn cung thịt gà vào các tháng cuối năm, trang trại của gia đình tôi đã tăng tổng đàn lên hơn 10.000 con. Nếu chăn nuôi phát triển thuận lợi, trang trại của gia đình tôi sẽ cung cấp cho thị trường hàng trăm tấn thịt gà thả vườn vào dịp Tết năm nay”.

Nhận định về tình hình dịch bệnh trên địa bàn Thành phố Hà Nội, ông Nguyễn Ngọc Sơn, Chi Cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y Hà Nội cho biết: “Trước "cơn bão" dịch tả lợn châu Phi và nhu cầu tiêu thụ thực phẩm của nhân dân, những tháng gần đây, nhiều doanh nghiệp đã chủ động có kế hoạch tăng đàn chăn nuôi gia cầm, thủy cầm... Một số doanh nghiệp đã có phương án tăng cường thu mua, giết mổ, chế biến và cấp đông các sản phẩm thịt lợn an toàn, để dự trữ, cung ứng cho thị trường thời gian tới”.

Trong tháng giáp Tết, nhu cầu tiêu dùng các mặt hàng thiết yếu tăng tối thiểu khoảng 3% so với các tháng khác trong năm. Để ổn định thị trường thực phẩm cuối năm, thực hiện chỉ đạo của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục sẽ làm việc với các doanh nghiệp, xây dựng phương án để đáp ứng đủ thực phẩm thay thế nguồn cung thịt lợn như: Thịt gà, bò, cá...

Đồng thời, Chi cục sẽ tổ chức các hoạt động kết nối tiêu thụ giữa các cơ sở sản xuất, sơ chế, chế biến đóng gói thực phẩm với các doanh nghiệp kinh doanh, phân phối thực phẩm nhằm đưa ra thị trường những mặt hàng có nguồn gốc xuất xứ và giải quyết khâu tiêu thụ cho người dân.

Đọc thêm

Amway Việt Nam đứng Top 6 “Nơi làm việc xuất sắc hàng đầu Việt Nam 2025” Doanh nghiệp

Amway Việt Nam đứng Top 6 “Nơi làm việc xuất sắc hàng đầu Việt Nam 2025”

TTTĐ - Ngày 23/5, Amway Việt Nam - thương hiệu hàng đầu về chăm sóc sức khỏe, tự hào công bố hai thành tựu nổi bật: Top 6 “Nơi làm việc xuất sắc hàng đầu Việt Nam 2025” (Best Workplaces in VietnamTM 2025) ở hạng mục doanh nghiệp vừa và và lần thứ hai được chứng nhận “Nơi làm việc xuất sắc” (Great Place to Work Certification).
Thay đổi tư duy, phương thức sản xuất nông nghiệp cho các hộ nông dân Nông thôn mới

Thay đổi tư duy, phương thức sản xuất nông nghiệp cho các hộ nông dân

TTTĐ - Ngày 23/5, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội (Sở Nông nghiệp và Môi trường Hà Nội) phối hợp với Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Sóc Sơn tổ chức Diễn đàn khuyến nông @ liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.
Cần giải pháp căn cơ để giá vàng “không nhảy điên loạn” Thị trường - Tài chính

Cần giải pháp căn cơ để giá vàng “không nhảy điên loạn”

TTTĐ - Phó Chủ tịch Quốc hội Vũ Hồng Thanh đề nghị Chính phủ có giải pháp căn cơ để kiểm soát được cung - cầu vàng trên thị trường và để giá vàng “không nhảy điên loạn” như trong thời gian qua...
Làm sao để doanh nghiệp không còn phải “đi giữa mê cung thủ tục”? Doanh nghiệp

Làm sao để doanh nghiệp không còn phải “đi giữa mê cung thủ tục”?

TTTĐ - Đại biểu Quốc hội Nguyễn Như So đặt vấn đề phải làm thế nào để khu vực kinh tế tư nhân thực sự được giải phóng, trở thành trụ cột, chứ không còn phải “đi đường dài với đôi chân trần” giữa mê cung thủ tục”...
Chúng ta đang đi ngược lại xu thế, giữ mục tiêu tăng trưởng Thị trường - Tài chính

Chúng ta đang đi ngược lại xu thế, giữ mục tiêu tăng trưởng

TTTĐ - Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, chúng ta đang đi ngược lại xu thế của thế giới, đó là vẫn giữ mục tiêu tăng trưởng. Vấn đề then chốt hiện nay là làm sao tăng trưởng nhanh nhưng vẫn hiệu quả và bền vững...
Tạo thuận lợi cho khu vực tư nhân tham gia vào đầu tư công Doanh nghiệp

Tạo thuận lợi cho khu vực tư nhân tham gia vào đầu tư công

TTTĐ - Chuyên gia kinh tế Trần Đình Thiên nhận định, Nghị quyết 68-NQ/TƯ của Bộ Chính trị coi kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế. Tuy nhiên, để khu vực tư nhân trở thành động lực quan trọng nhất, Việt Nam cần tạo thêm không gian cho tư nhân tham gia vào các dự án đầu tư công.
Đại biểu Quốc hội đề xuất miễn thuế đất nông nghiệp đến 2035 Thị trường - Tài chính

Đại biểu Quốc hội đề xuất miễn thuế đất nông nghiệp đến 2035

TTTĐ - Đại biểu Trần Thị Vân (đoàn Bắc Ninh) đề nghị thay vì quy định miễn 5 năm thì cần kéo dài thời hạn miễn thuế đất nông nghiệp lên 15 năm, đến năm 2035.
Thay đổi căn bản về vị trí, vai trò của kinh tế tư nhân Doanh nghiệp

Thay đổi căn bản về vị trí, vai trò của kinh tế tư nhân

TTTĐ - Đồng chí Phạm Thanh Học, nguyên Phó Ban Thường trực Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội cho rằng, Nghị quyết 68 mang tới sự thay đổi căn bản trong nhận thức về vị trí, vai trò của kinh tế tư nhân.
Xây dựng thương hiệu sản phẩm OCOP cho các loại rau gia vị Nông thôn mới

Xây dựng thương hiệu sản phẩm OCOP cho các loại rau gia vị

TTTĐ - Nhiều năm qua, trồng rau gia vị đã trở thành một nghề mang lại thu nhập cao cho người dân xã Tiến Thắng (Mê Linh, Hà Nội). Để sản phẩm rau gia vị sớm vào hệ thống siêu thị, các điểm cửa hàng giới thiệu sản phẩm OCOP, huyện Mê Linh hướng dẫn các hộ trồng rau theo hướng an toàn, đồng thời tích cực hỗ trợ xây dựng thương hiệu, kết nối đầu ra cho các sản phẩm.
Đất để hoang hóa rất lãng phí nên phải đánh thuế Thị trường - Tài chính

Đất để hoang hóa rất lãng phí nên phải đánh thuế

TTTĐ - Các đại biểu Quốc hội cho rằng, miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp phải đúng đối tượng, đúng mục đích, tránh lãng phí nguồn lực...
Xem thêm