Tag

Đà Nẵng tìm đầu ra cho sản phẩm OCOP miền Trung - Tây Nguyên

Nông thôn mới 28/04/2022 09:28
aa
TTTĐ - Để sản phẩm OCOP “chạm” đến người tiêu dùng, cơ sở sản xuất nông sản ngoài tự thân hoàn thiện sản phẩm cần đẩy mạnh hoạt động kết nối và mở rộng thị trường tiêu thụ thông qua các kênh bán hàng trực tuyến, ứng dụng các giải pháp bán hàng đa kênh trong thời đại công nghệ 4.0.
Những trải nghiệm “độc lạ” chỉ có ở Đà Nẵng dịp 30/4 Những trải nghiệm “độc lạ” chỉ có ở Đà Nẵng dịp 30/4 này Bentley ra mắt BST giới hạn Vietnam Skyline với giá trị độc bản tôn vinh dấu ấn Việt Đà Nẵng: "Hot girl" 8 lần trộm tiền bạn cùng phòng Đà Nẵng: Nhiều bất cập tại nút giao thông phía Tây cầu Trần Thị Lý
Đà Nẵng tìm đầu ra cho sản phẩm OCOP miền Trung - Tây Nguyên
Kết nối giao thương giữa Đà Nẵng và các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên là cơ hội cho các doanh nghiệp gặp gỡ, hợp tác, chia sẻ và học hỏi kinh nghiệm góp phần đẩy mạnh tiêu thụ các sản phẩm đặc trưng địa phương

Dịch COVID-19 đã tác động tiêu cực đến hầu hết các doanh nghiệp sản xuất, thương mại tại khu vực miền Trung và Tây Nguyên, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ, các cơ sở sản xuất, hộ kinh doanh, trong đó có các đơn vị có sản phẩm OCOP, sản phẩm thương mại đặc trưng địa phương trên địa bàn TP Đà Nẵn.

Cơ sở OCOP nghẽn đầu ra do ảnh hưởng COVID-19

Bà Đặng Ngọc Châu, chủ cơ sở chia sẻ Cơ sở sản xuất giò chả Thảo Sinh (phường Hòa Khê, quận Thanh Khê, TP Đà Nẵng) có sản phẩm chả đạt chứng nhận OCOP Đà Nẵng. Trước dịch COVID-19 đơn vị cung ứng mỗi ngày lên đến hàng trăm kg chả các loại cho nhiều sân bay, các khách sạn. Gần 2 năm nay, do ảnh hưởng của dịch bệnh, sản lượng tiêu thụ đã tụt giảm mạnh tới 80%.

Công ty TNHH Thảo dược Tây Nguyên (Thị trấn ĐăkTô, huyện Đăk Tô, tỉnh Kon Tum) là đơn vị cung ứng nhiều loại sản phẩm từ dược liệu và nông đặc sản Kon Tum, thị trường rộng khắp cả nước. Tuy nhiên, dịch COVID-19 đã khiến hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty gần như đứng bánh. Sản lượng tiêu thụ các mặt hàng truyền thống của công ty tụt giảm đến hơn 80%.

Là đơn vị có sản phẩm đạt các chứng nhận sản phẩm OCOP, HTX công nghệ cao Mặt trời Việt (phường An Hải Đông, quận Sơn Trà, TP Đà Nẵng) chuyên sản xuất và kinh doanh các sản phẩm bánh từ tảo xoắn, hiện tại có 2 nhãn hàng là Tảo xoắn Spirulina và Phú Ông Bakery.

“Cũng giống như các sản phẩm OCOP khác, dù đạt chất lượng cao, thực tế sản phẩm còn chưa đến được nhiều với người tiêu dùng. Do đó, hợp tác xã có ý định xây dựng điểm bán hàng OCOP, vừa kết nối tiêu thụ vừa xây dựng điểm bán quà tặng lưu niệm tại TP Đà Nẵng ngay khi du khách quay trở lại”. Chị Đinh Nguyễn Hoàng Thư, Giám đốc HTX công nghệ cao Mặt Trời Việt chia sẻ.

Đà Nẵng: Tìm đầu ra cho sản phẩm OCOP miền Trung - Tây Nguyên

Dòng trái cây cà Nova, sản phẩm mới của Công ty CP Ban Mê Green Farm tỉnh Đắk Lắk

Ông Lê Thanh Hạ - Giám đốc Trung tâm Khuyến công & Xúc tiến Thương mại TP Đà Nẵng thông tin, đến nay Đà Nẵng có 40 sản phẩm được chứng nhận OCOP đạt từ 3 sao trở lên, trong đó 17 sản phẩm đạt OCOP 4 sao và 23 sản phẩm đạt OCOP 3 sao.

Hiện, Sở Công Thương đã tham mưu xây dựng “Chương trình quảng bá sản phẩm Đà Nẵng gắn với việc thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” giai đoạn 2022-2025” (hiện đang lấy ý kiến góp ý của các sở, ban, ngành liên quan).

“Trong thời gian qua, các đơn vị doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn về nguyên liệu, vận chuyển đặc biệt là thị trường tiêu thụ bị chững lại do dịch. Trong bối cảnh đó, chúng tôi đã đề xuất áp dụng thương mại điện tử trong công tác phòng chống dịch, các hoạt động trên nền tảng số để kết nối các nhà phân phối với doanh nghiệp tiêu thụ”. Ông Hạ nói thêm.

Đưa sản phẩm OCOP lên sàn thương mại điện tử

Cùng với cách bán hàng truyền thống, các sàn thương mại điện tử (TMĐT) cũng đang từng bước trở thành một kênh bán hàng mới, hiện đại và hiệu quả, đang là xu hướng chủ đạo không thể thiếu, nếu các doanh nghiệp muốn quảng bá và đưa sản phẩm ra thị trường.

Hỗ trợ các đơn vị OCOP tháo gỡ các khó khăn, ngành Công thương TP Đà Nẵng và các doanh nghiệp công nghệ đã có những phương án đồng hành, hỗ trợ cụ thể nhằm tiêu thụ sản phẩm nông sản của TP Đà Nẵng.

Cơ sở sản xuất bún khô Phước Hòa (thôn Miếu Bông, xã Hòa Phước) cũng đã đưa sản phẩm bún, mì, phở khô của mình lên sàn TMĐT. Ông Trần Văn Ẩn, chủ cơ sở chia sẻ: “Mỗi ngày, gia đình tôi chế biến khoảng 150kg mì khô, phở khô, bún khô các loại với giá bán 20.000 đồng/kg.

Sau khi sản phẩm đạt danh hiệu sản phẩm OCOP (theo Chương trình mỗi xã, phường một sản phẩm), Sở Công thương Đà Nẵng đã hỗ trợ quảng bá nhãn hiệu bún khô Phước Hòa trên sàn TMĐT. Nhờ sự quảng bá rộng rãi này mà sản phẩm của tôi được nhiều người biết đến, đại lý nhiều nơi liên hệ nhận hàng về bán”.

Đà Nẵng: Tìm đầu ra cho sản phẩm OCOP miền Trung - Tây Nguyên
Đại diện Grab khu vực miền Trung giới thiệu ứng dụng các giải pháp bán hàng đa kênh trong thời đại công nghệ 4.0

Cuối tháng 3 vừa qua, Hội nghị kết nối giao thương Đà Nẵng và các tỉnh Tây Nguyên 2022 là một trong những chương trình kết nối mở màn năm 2022, với sự tham gia của hơn 80 đơn vị sản xuất - kinh doanh sản phẩm OCOP, sản phẩm thương mại đặc trưng, sản phẩm CNNT tiêu biểu tại Đà Nẵng và các tỉnh Tây Nguyên. Cùng với sự góp mặt của các nhà phân phối lớn tại Đà Nẵng và các tỉnh thành là các chuỗi siêu thị, các trung tâm thương mại, các cửa hàng thực phẩm…

Bà Nguyễn Thị Thái Thanh - Giám đốc Công ty CP Ban Mê Green Farm tỉnh Đắk Lắk cho biết đã phát triển dòng trái cây cà Nova giàu dinh dưỡng, du nhập từ Mỹ, 1 năm chúng tôi có thể cung cấp ra thị trường từ 90-110 tấn, được phân phối tại hệ thống siêu thị Lotte toàn quốc, Go Buôn Mê Thuột, cùng các chuỗi siêu thị mini toàn quốc, loại trái cây này đạt chuẩn 3 KHÔNG (không dư lượng thuốc bv thực vật - không dư lượng kim loại nặng-không có chất bảo quản và kích thích) nhờ ứng dụng công nghệ cao, tích hợp chuyển đổi số để chăm sóc, nuôi trồng…

Các sản phẩm nông sản khi được đưa lên sàn TMĐT đồng nghĩa với việc phải đảm bảo chất lượng sản phẩm và vệ sinh an toàn thực phẩm, điều này khiến người tiêu dùng yên tâm. Hơn nữa, lâu nay người tiêu dùng ít có thói quen mua sắm các mặt hàng tươi sống trên sàn TMĐT, đặc thù của nông sản lại có thời gian thu hoạch và thời gian sử dụng rất ngắn. Chính vì vậy, việc ứng dụng công nghệ để bán và vận chuyển sẽ giúp cho sản phẩm đến tay người tiêu dùng một cách nhanh nhất, đảm bảo độ tươi, ngon, chất lượng đảm bảo.

Đà Nẵng: Tìm đầu ra cho sản phẩm OCOP miền Trung - Tây Nguyên

Nước mắm Hương Làng Cổ là sản phẩm được công nhận OCOP 4 sao thuộc Chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” của TP Đà Nẵng

Ông Dương Phước Hậu - Quản lý cao cấp phát triển kinh doanh khu vực miền Trung Công ty TNHH Grab Việt Nam, chia sẻ: “ Một trong những giải pháp mà Grab thông qua nền tảng của mình là Grab Mart, chúng tôi có lượng người tiêu dùng lớn, khi kết nối với nông sản, nhà sản xuất, HTX… là một trong những kênh phân phối tiềm năng có thể giới thiệu giá trị nông sản các tỉnh miền Trung - Tây Nguyên.

Khi tham gia Grab Mart chúng ta hiển thị với hàng triệu người dùng, nền tảng công nghệ cho phép nông dân qua thiết bị thông minh họ có thể giao du, ký kết và giới thiệu sản phẩm đến nhiều tệp khách hàng. Việc kết nối với các đơn vị bán lẻ, tạp hóa địa phương thì HTX nông nghiệp, nhà vườn, nông dân… sẽ có đầu ra ổn định hơn, hỗ trợ vận chuyển hàng hóa nhanh chóng thông qua một cú chạm”.

Việc kết nối đưa các sản phẩm nông sản lên sàn TMĐT không chỉ giúp tiêu thụ lượng nông sản còn tồn ứ, mà với giải pháp này, nông sản nói chung sẽ giải quyết bài toán mang tính thời điểm trong mùa dịch hay “được mùa mất giá” mà còn hướng tới phát triển bền vững.

Đây còn là giải pháp tiết kiệm thời gian, chi phí cho người nông dân, hợp tác xã, doanh nghiệp tham gia toàn bộ hệ thống phân phối, ngay cả khi dịch bệnh kết thúc, xu hướng đưa nông sản lên sàn TMĐT trực tuyến và trực tiếp được xem là xu hướng tất yếu.

Theo Đề án “Chương trình mỗi xã một sản phẩm”, trong năm 2022 Đà Nẵng đặt mục tiêu trên 80% sản phẩm OCOP, có gian hàng số và có tài khoản thanh toán điện tử trên sàn thương mại điện tử; 70% sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn thành phố được quảng bá, giới thiệu trên sàn thương mại điện tử; 50% các hộ sản xuất nông nghiệp có gian hàng số trên sàn thương mại điện tử và có tài khoản thanh toán điện tử.

Đọc thêm

Thể chế hoá thành những quy định cụ thể để giúp người nông dân sống được từ đất lúa Nông thôn mới

Thể chế hoá thành những quy định cụ thể để giúp người nông dân sống được từ đất lúa

TTTĐ - Chiều 18/6, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà chủ trì cuộc họp trực tiếp kết hợp trực tuyến toàn quốc cho ý kiến về dự thảo Nghị định quy định chi tiết về đất trồng lúa.
Giúp nông dân Phúc Thọ nâng cao kỹ thuật canh tác, chăn nuôi Nông thôn mới

Giúp nông dân Phúc Thọ nâng cao kỹ thuật canh tác, chăn nuôi

TTTĐ - Nhằm giúp nông dân nâng cao kỹ thuật canh tác, chăn nuôi, nâng cao hiệu quả kinh tế, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp với huyện Phúc Thọ tổ chức Diễn đàn khuyến nông @ Nhịp cầu nhà nông cho hơn 200 hộ dân trên địa bàn huyện.
Toạ đàm hợp tác đa chiều phát triển nông nghiệp công nghệ cao Nông thôn mới

Toạ đàm hợp tác đa chiều phát triển nông nghiệp công nghệ cao

TTTĐ - Chiều 15/6, tại tỉnh Tây Ninh, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT) của tỉnh đã kết hợp với Hội Nông dân, Hội Doanh nghiệp và Công ty Cổ phần Nhựa Thiếu niên Tiền Phong tổ chức tọa đàm “Hợp tác đa chiều thúc đẩy nông nghiệp công nghệ cao tại tỉnh Tây Ninh”.
Yên Bái: Dấu ấn 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW Nông thôn mới

Yên Bái: Dấu ấn 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW

TTTĐ - Qua 10 năm thực hiện Nghị quyết số 33-NQ/TW ngày 9/6/2014 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) về xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam, tỉnh Yên Bái đã đạt được nhiều kết quả tích cực, góp phần hiện thực hóa mục tiêu phát triển nhanh, bền vững theo hướng "xanh, hài hòa, bản sắc, hạnh phúc”.
Nâng cao kỹ thuật sản xuất qua Diễn đàn Nhịp cầu nhà nông Nông thôn mới

Nâng cao kỹ thuật sản xuất qua Diễn đàn Nhịp cầu nhà nông

TTTĐ - Tại Diễn đàn khuyến nông @ Nhịp cầu nhà nông do Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội phối hợp huyện Chương Mỹ tổ chức, các nhà khoa học đã lắng nghe các ý kiến, trao đổi và trả lời các vấn đề nông dân thắc mắc, chưa hiểu rõ, từ đó giúp người dân có kiến thức quan trọng, cần thiết áp dụng vào sản xuất.
Hà Nội – Điện Biên tăng cường xúc tiến quảng bá sản phẩm OCOP Nông thôn mới

Hà Nội – Điện Biên tăng cường xúc tiến quảng bá sản phẩm OCOP

TTTĐ - Chương trình “Xúc tiến quảng bá sản phẩm nông nghiệp, làng nghề truyền thống và sản phẩm OCOP tiêu biểu của Thủ đô” sẽ diễn ra từ ngày 9/8/2024 - 11/8/2024 tại Quảng trường 7/5 Điện Biên Phủ, thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên.
Hà Nội công nhận danh hiệu “Làng nghề” và “Nghề truyền thống” Nông thôn mới

Hà Nội công nhận danh hiệu “Làng nghề” và “Nghề truyền thống”

TTTĐ - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền vừa ký ban hành Quyết định số 2982/QĐ-UBND về việc công nhận danh hiệu “Làng nghề Hà Nội” và “Nghề truyền thống Hà Nội”.
Những điếm nhấn khối đại đoàn kết toàn dân Nông thôn mới

Những điếm nhấn khối đại đoàn kết toàn dân

TTTĐ - Trong nhiệm kỳ vừa qua, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam huyện Mê Linh (Hà Nội) đã phát huy hiệu quả sức mạnh của khối đoàn kết toàn dân trên địa bàn, qua đó, góp phần triển khai hiệu quả cuộc vận động giải phóng mặt bằng (GPMP) phục vụ thi công dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô.
Đại Thắng đón nhận danh hiệu xã Nông thôn mới kiểu mẫu Nông thôn mới

Đại Thắng đón nhận danh hiệu xã Nông thôn mới kiểu mẫu

TTTĐ - Ngày 8/6, xã Đại Thắng (huyện Phú Xuyên) công bố quyết định và đón nhận danh hiệu đạt chuẩn Nông thôn mới kiểu mẫu năm 2023.
Huyện Phú Xuyên hướng tới mục tiêu phát triển Nông thôn mới bền vững Nông thôn mới

Huyện Phú Xuyên hướng tới mục tiêu phát triển Nông thôn mới bền vững

TTTĐ - Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng Nông thôn mới đã giúp sản xuất nông nghiệp ở Phú Xuyên (Hà Nội) ngày càng phát triển. Hiện nay, toàn huyện có nhiều vùng sản xuất chuyên canh rau, lúa, thủy sản, cây ăn quả mang lại hiệu quả kinh tế cao. Đây là yếu tố thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội, nâng cao đời sống Nhân dân địa phương.
Xem thêm