Tag

Đại biểu Quốc hội: Có đơn thuốc, bệnh nhân phải chi hơn 4,8 triệu đồng cho thực phẩm chức năng

Tin tức 13/06/2022 11:32
aa
TTTĐ - Trong đơn thuốc được kê tại một bệnh viện ở Hà Nội, bệnh nhân phải chi hơn 4,8 triệu đồng cho thực phẩm chức năng, trong khi thuốc điều trị chỉ 400.000 đồng.
Cứu sống bệnh nhân người nước ngoài bị nhồi máu cơ tim cấp Tăng cường thực hiện công tác điều trị cho bệnh nhân sốt xuất huyết Bệnh viện đa khoa Hà Đông thay khớp háng thành công cho nhiều bệnh nhân cao tuổi

Sáng 13/6, thảo luận tại hội trường về dự án Luật Khám bệnh, chữa bệnh (sửa đổi), đại biểu Hoàng Minh Hiếu (đoàn Nghệ An) cho biết, mới đây, báo chí đã đưa tin về các đơn thuốc ở bệnh viện được kê rất đắt đỏ. Người bệnh phải chịu thiệt thòi khi đi khám bệnh.

Cụ thể, báo chí đưa tin, trong đơn thuốc được kê tại một bệnh viện ở Hà Nội, bệnh nhân phải chi hơn 4,8 triệu đồng cho thực phẩm chức năng, trong khi chỉ phải chi 400.000 đồng cho thuốc điều trị; Bên cạnh đó, còn có các trường hợp bệnh nhân phải chi trả nhiều tiền cho những xét nghiệm không cần thiết, không được giải thích rõ ràng về kết quả khám bệnh, chữa bệnh và thậm chí là không được giải thích khi xảy ra sai sót trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh.

Đại biểu Quốc hội: Có đơn thuốc, bệnh nhân phải chi hơn 4,8 triệu đồng cho thực phẩm chức năng
Đại biểu Hoàng Minh Hiếu (đoàn Nghệ An)

Đại biểu lý giải, một trong những lý do cơ bản dẫn đến tình trạng này là do chúng ta chưa nhìn nhận đầy đủ về mối quan hệ pháp lý giữa người bệnh và người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh. Trong mối quan hệ này, người bệnh luôn ở thế yếu, phụ thuộc hoàn toàn vào thông tin, kiến thức, kỹ năng chuyên môn và đạo đức của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.

Do vậy, nguyên tắc pháp luật về khám bệnh, chữa bệnh phải đặt ra những quy định rất cụ thể để bảo vệ quyền và lợi ích của người bệnh.

Tuy nhiên, theo đại biểu Hoàng Minh Hiếu, dự thảo mới đề cập đến mối quan hệ giữa người bệnh và người hành nghề, tập trung vào một số quy định mục 1, Chương II về Quyền của người bệnh bao gồm 6 điều quy định tương ứng và nghĩa vụ của người hành nghề tại Điều 37. Các quy định này vừa thiếu lại vừa chỉ dừng lại ở quy định chung chung về quyền và nghĩa vụ trước, chưa có cơ chế cụ thể để bảo đảm người bệnh thực hiện được các quyền của mình.

“Rõ ràng nếu chỉ dừng lại ở những quy định như vậy, dự thảo Luật chưa giải quyết được vấn đề thực tiễn đặt ra, chưa đạt được mục tiêu của việc sửa đổi Luật lần này là người bệnh làm trung tâm như Tờ trình Chính phủ đã xác định”, đại biểu Hoàng Minh Hiếu nêu.

Đại biểu kiến nghị Ban soạn thảo cần tiếp tục tổng kết kỹ thực tiễn để bổ sung các quy định về mối quan hệ giữa người bệnh và người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh với tính chất đây là mối quan hệ ủy thác giữa người bệnh và người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.

Theo đó, dự thảo Luật cần khẳng định trong mối quan hệ này người hành nghề phải thực hiện các công việc khám bệnh, chữa bệnh vì lợi ích tối đa của người bệnh. Cụ thể, dự thảo Luật cần bổ sung các quy định về trách nhiệm của người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh đối với người bệnh ở 3 góc độ: Một là trách nhiệm trong việc khám bệnh, chữa bệnh. Hai là trách nhiệm bảo mật thông tin của người bệnh. Ba là trách nhiệm tránh xung đột lợi ích.

Đáng chú ý, về trách nhiệm tránh xung đột lợi ích, đại biểu cho rằng đây là nội dung chưa được dự thảo quan tâm đúng mức nhưng lại có ý nghĩa quan trọng trong việc góp phần hạn chế những đơn thuốc đắt đỏ.

Theo pháp luật nhiều nước, để tránh xung đột lợi ích người hành nghề khám bệnh, chữa bệnh phải công khai mối quan hệ, lợi ích của mình với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác khám bệnh, chữa bệnh như công ty dược phẩm, các đơn vị thực hiện các dịch vụ xét nghiệm, chẩn đoán, các cơ sở nghiên cứu y học để giám sát trong quá trình hành nghề.

“Các thông tin này được công khai trên trang thông tin điện tử của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh và phải thông báo cho người bệnh được biết”, đại biểu nêu.

Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân lên đường thăm chính thức Hàn Quốc Tin tức

Thủ tướng Phạm Minh Chính và Phu nhân lên đường thăm chính thức Hàn Quốc

TTTĐ - Sáng 30/6, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và Phu nhân Lê Thị Bích Trân cùng Đoàn đại biểu Việt Nam rời Thủ đô Hà Nội, lên đường thăm chính thức Hàn Quốc từ ngày 30/6 đến ngày 3/7 theo lời mời của Thủ tướng Hàn Quốc Han Duck Soo và Phu nhân.
Luật Đất đai và Luật Nhà ở chính thức có hiệu lực từ 1/8/2024 Thời sự

Luật Đất đai và Luật Nhà ở chính thức có hiệu lực từ 1/8/2024

TTTĐ - Sáng 29/6, Quốc hội đã thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai số 31/2024/QH15, Luật Nhà ở số 27/2023/QH15, Luật Kinh doanh bất động sản số 29/2023/QH15, Luật Các tổ chức tín dụng số 32/2024/QH15.
Tin tưởng Hà Nội sẽ đi đầu trong chuyển đổi số, phát triển xanh Tin tức

Tin tưởng Hà Nội sẽ đi đầu trong chuyển đổi số, phát triển xanh

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính yêu cầu, với vai trò, vị thế đặc biệt quan trọng là Thủ đô, trung tâm chính trị - hành chính quốc gia, đầu tàu kinh tế - văn hoá - khoa học - giáo dục của cả nước, Hà Nội phải là địa phương đi đầu, tiên phong trong công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế số, xã hội số, công dân số, hướng tới xã hội văn minh, hiện đại.
Để Hà Nội trở thành nơi đáng sống, đã đến thì đều trở lại Tin tức

Để Hà Nội trở thành nơi đáng sống, đã đến thì đều trở lại

TTTĐ - Chúng ta phải hỗ trợ Thủ đô hoàn tất hệ thống tuyến đường sắt đô thị và mở rộng không gian phía Nam, phía Bắc sông Hồng, lấy sông Hồng làm trục trung tâm, để Hà Nội trở thành nơi đáng đến và đã đến thì phải trở lại…
Trách nhiệm, sáng tạo thực hiện hiệu quả các chính sách đột phá Tin tức

Trách nhiệm, sáng tạo thực hiện hiệu quả các chính sách đột phá

TTTĐ - Với rất nhiều cơ chế, chính sách đột phá trong Luật Thủ đô (sửa đổi), chúng ta vừa phải làm rất là linh hoạt, sáng tạo trong khuôn khổ mà Luật đã trao cùng với tinh thần trách nhiệm cao nhất.
Hà Nội chính thức vận hành 4 nền tảng phục vụ Đề án 06 Tin tức

Hà Nội chính thức vận hành 4 nền tảng phục vụ Đề án 06

TTTĐ - Sáng 28/6, UBND TP Hà Nội tổ chức Hội nghị Sơ kết 6 tháng đầu năm 2024 thực hiện thí điểm Đề án 06/Chính phủ; đánh giá kết quả lập Hồ sơ sức khoẻ điện tử, cấp Lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID và công bố vận hành một số nền tảng, ứng dụng của Đề án 06/Chính phủ trên địa bàn thành phố. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự hội nghị.
Chính thức vận hành ứng dụng Công dân Thủ đô số iHanoi Tin tức

Chính thức vận hành ứng dụng Công dân Thủ đô số iHanoi

TTTĐ - Sáng 28/6, tại trụ sở UBND TP Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm 2024 thực hiện Đề án 06; đánh giá kết quả thí điểm lập Hồ sơ sức khỏe điện tử, cấp Lý lịch tư pháp trên ứng dụng VNeID và công bố vận hành một số ứng dụng, nền tảng của Đề án 06 trên địa bàn TP.
Giữ bố cục 7 chương 54 điều với Luật Thủ đô (sửa đổi) Tin tức

Giữ bố cục 7 chương 54 điều với Luật Thủ đô (sửa đổi)

TTTĐ -Dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi) sau khi tiếp thu, chỉnh lý vẫn giữ bố cục gồm 7 chương và 54 điều, bảo đảm thể chế hóa đầy đủ, kịp thời các chủ trương, chỉ đạo, kết luận của Trung ương, của Bộ Chính trị về xây dựng, phát triển, quản lý và bảo vệ Thủ đô.
Quốc hội chính thức thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi) Tin tức

Quốc hội chính thức thông qua Luật Thủ đô (sửa đổi)

TTTĐ - Sáng 28/6, với 462/470 đại biểu có mặt tán thành (chiếm 95,06% tổng số đại biểu), Quốc hội khóa XV đã chính thức thông qua dự án Luật Thủ đô (sửa đổi).
Hà Nội đã sẵn sàng triển khai Luật Thủ đô (sửa đổi) Tin tức

Hà Nội đã sẵn sàng triển khai Luật Thủ đô (sửa đổi)

TTTĐ - Hôm nay (28/6), Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Dự án Luật Thủ đô (sửa đổi). Với nhiều đột phá ở các khía cạnh khác nhau về quy mô, cơ chế, chính sách thu hút đầu tư phát triển, Luật Thủ đô (sửa đổi) kỳ vọng sẽ tạo ra một kỷ nguyên mới cho Hà Nội; đồng thời lan tỏa cho cả vùng xung quanh Thủ đô.
Xem thêm