Tag

Đảm bảo an toàn phòng chống dịch tại các đền, chùa dịp đầu năm

BHXH & Đời sống 08/02/2022 18:26
aa
TTTĐ - Lễ chùa đầu năm là nét đẹp văn hóa của người Việt, năm nay, tình hình dịch COVID-19 diễn biến phức tạp, các lễ hội truyền thống đã tạm dừng, một số nơi chỉ duy trì phần lễ, không tổ chức phần hội để tránh tập trung đông người. Ban quản lý các khu di tích, đền chùa trên địa bàn thành phố đã khuyến cáo người dân thực hiện nghiêm công tác phòng chống dịch.
Đảm bảo kịp thời công tác y tế, phòng chống dịch COVID-19 trong dịp Tết Nguyên đán 2022 Để học sinh trở lại trường an toàn... Du xuân ngày đầu năm mới, người dân không quên đeo khẩu trang phòng chống dịch Người dân vui Xuân đón Tết nhưng vẫn không quên phòng chống dịch

Vừa đảm bảo nhu cầu tâm linh, vừa kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh

Ngay từ ngày 6/2/2022, (tức ngày 6 tháng Giêng Âm lịch), một loạt di tích trên địa bàn Hà Nội bước vào mùa lễ hội 2022 với tâm thế đặc biệt. Các nghi thức dâng hương, tế lễ, tri ân các bậc tiền nhân có công với nước được thực hiện theo quy mô nhỏ, bảo đảm thành kính, trang nghiêm. Trong khi đó, các hoạt động phần hội được tạm dừng, hạn chế tối đa tập trung đông người, nhằm thích ứng để an toàn trong thời điểm dịch COVID-19 vẫn diễn biến phức tạp.

Tại huyện Mỹ Đức, theo thường lệ, ngày mùng 6 tháng Giêng hàng năm được chọn là ngày khai hội chùa Hương. Tuy nhiên năm nay tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp nên trong sáng 6/2, lãnh đạo Huyện ủy, UBND huyện Mỹ Đức cùng đại diện Nhân dân địa phương thành kính dâng hương tại chùa Thiên Trù, thuộc Khu di tích - thắng cảnh Hương Sơn (chùa Hương).

Đây cũng là năm thứ 2, chùa Hương không mở hội theo truyền thống, chỉ thực hiện các hoạt động cầu cho quốc thái dân an vào ngày “chính hội”, bảo đảm nhu cầu tâm linh, tín ngưỡng mà vẫn hạn chế thấp nhất nguy cơ về dịch.

Đảm bảo an toàn phòng chống dịch tại các đền, chùa dịp đầu năm
Đa số người dân đều chấp hành nghiêm các quy định phòng, chống dịch khi di lễ chùa

Theo Trưởng ban Quản lý Khu di tích - thắng cảnh Hương Sơn Nguyễn Bá Hiển: Thời điểm đầu năm mới, chùa Hương luôn tấp nập khách hành hương vãng cảnh, trong đó, riêng ngày khai hội hằng năm, di tích đón khoảng 80.000 du khách.

“Năm nay, huyện đã thông báo rộng rãi để Nhân dân và du khách nắm bắt sớm thông tin di tích tiếp tục đóng cửa, không tổ chức lễ hội, từ đó chủ động phối hợp với địa phương phòng, chống dịch. Ban quản lý cũng phối hợp với các đơn vị liên quan lập chốt chặn, tổ kiểm tra để giám sát, nhắc nhở khi người dân đổ về điểm di tích”, ông Nguyễn Bá Hiển cho biết.

Tại huyện Sóc Sơn, nơi có Đền Thượng - Khu di tích quốc gia đặc biệt Đền Sóc (huyện Sóc Sơn), các nghi thức dâng hương, tế lễ được thực hiện từ sáng sớm 6/2, với sự tham gia của lãnh đạo và đại diện Nhân dân địa phương.

Ông Nguyễn Công Huấn, Trưởng thôn Vệ Linh (xã Phù Ninh, huyện Sóc Sơn) cho biết: “Hội đền Sóc được biết đến là hoạt động tâm linh tín ngưỡng lớn trong năm, hội tụ nhiều nghi thức độc đáo, đậm màu sắc văn hóa truyền thống, như: Lễ mộc dục, lễ rước phẩm vật, lễ dâng hương, lễ hóa voi và ngựa… cùng sự tham gia của nhiều làng lân cận cũng như đông đảo khách thập phương.

Để ngăn chặn những nguy cơ từ dịch COVID-19, hội đền năm nay tiếp tục tạm dừng, chỉ duy trì phần lễ tri ân các bậc tiên thánh. Dù có buồn vì thêm một hội xuân lỗi hẹn song chúng tôi xác định cần tuân thủ nghiêm các quy định để bảo vệ cộng đồng”.

Đảm bảo an toàn phòng chống dịch tại các đền, chùa dịp đầu năm
Người dân đi lễ đầu năm tại đền Quán Thánh

Bà Lê Thị Phượng (Đống Đa, Hà Nội) cho biết: "Đầu xuân năm mới, các thành viên trong gia đình tôi thường cùng nhau đi lễ chùa để cầu bình an, sức khỏe, cũng là dịp để được ngắm vẻ đẹp thanh tịnh của đền, chùa trong những ngày đầu năm mới. Năm nay do dịch bệnh nên gia đình tôi không cùng nhau vãn cảnh chùa đầu năm nhưng tôi cảm thấy thực sự may mắn khi mọi người trong gia đình vẫn bình an".

Còn chị Nguyễn Thị Thúy Hằng, xã An Khánh, huyện Hoài Đức (Hà Nội) chia sẻ: “Đầu năm nào cũng vậy, chúng tôi vẫn đến dâng hương, lễ chùa để cầu may mắn, bình an cho gia đình và tất cả mọi người.

Năm nay, do dịch bệnh COVID-19 nên công tác đi lễ này cũng rất hạn chế, mong sao dịch nhanh chóng qua đi để cuộc sống người dân được tốt hơn. Tôi thấy khi đến lễ chùa công tác phòng, chống dịch rất tốt.

Mọi người đều có ý thức phòng, chống dịch an toàn. Nhân dịp năm mới, tôi cầu mong cho tất cả mọi người khỏe mạnh, đất nước càng ngày càng phát triển hơn”.

Thích ứng an toàn trong bối cảnh dịch bệnh

Thành phố Hà Nội là nơi tập trung hàng trăm lễ hội truyền thống, trong đó phần lớn là lễ hội xuân, nên ngay từ trước Tết Nguyên đán, thành phố đã chủ động xây dựng phương án quản lý hoạt động lễ hội, làm sao vừa đáp ứng nhu cầu tâm linh, tín ngưỡng của Nhân dân, vừa bảo đảm yêu cầu về phòng, chống dịch COVID-19.

Các địa phương có lễ hội, nhất là các lễ hội lớn, thời gian kéo dài, thu hút đông người… cũng đồng loạt xây dựng kế hoạch siết chặt phòng dịch mùa lễ hội, phân công cụ thể các đơn vị triển khai nhiệm vụ ngăn chặn từ xa việc tập trung đông người vào các ngày chính hội, đúng với chỉ đạo, hướng dẫn của Trung ương và thành phố.

Thông tin về công tác đảm bảo an toàn phòng chống dịch trên địa bàn huyện Đông Anh, ông Đặng Giang Sơn, Trưởng phòng Văn hóa - Thông tin huyện Đông Anh cho biết: “Trên địa bàn huyện Đông Anh có 96 lễ hội, trong đó có hai lễ hội nằm trong danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia là Lễ hội đền Cổ Loa và Lễ hội đền Sái.

Đảm bảo an toàn phòng chống dịch tại các đền, chùa dịp đầu năm
Người dân bái vọng tại đền Bạch Mã

Ngay từ trước Tết Nguyên đán, huyện đã thông báo dừng toàn bộ hoạt động lễ hội, yêu cầu các địa phương tuyên truyền rộng rãi đến Nhân dân để tạo sự đồng thuận, đồng thời thành lập các đoàn kiểm tra việc phòng, chống dịch tại nơi có lễ hội. Trong Tết và ngày chính lễ, các điểm di tích, thờ tự thực hiện việc thờ cúng trang trọng và đúng quy định về phòng dịch”.

Trước đó, Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội cũng đã “kích hoạt” hệ thống kiểm tra, giám sát công tác quản lý và tổ chức lễ hội trên địa bàn thành phố với việc công bố rộng rãi đường dây nóng phản ánh thông tin liên quan đến hoạt động trên. Sở cũng đã tổ chức 3 đoàn kiểm tra liên ngành, thực hiện kiểm tra công tác phòng chống dịch trong hoạt động di tích và lễ hội từ ngày 5/2.

Theo Giám đốc Sở Văn hóa và Thể thao Hà Nội Đỗ Đình Hồng, các đoàn kiểm tra tập trung giám sát việc tạm dừng lễ hội theo quy định; Công tác tuyên truyền, vận động người dân không tập trung đông người, không lập bàn thờ tạm gần các di tích đình, đền, chùa… cài tiền lẻ tại cổng để bái vọng, vừa mất mỹ quan, vừa tiềm ẩn nguy cơ về dịch.

Lễ chùa đầu năm là phong tục văn hóa truyền thống của người dân Việt Nam để cầu một năm mới an khang, thịnh vượng, may mắn. Tuy nhiên, trước tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp như hiện nay, chính quyền địa phương và các lực lượng chức năng cần chủ động thực hiện tốt công tác quản lý; Đồng thời tuyên truyền, nâng cao ý thức cho người dân để mọi người, mọi gia đình đi lễ đều có ý thức cao, chủ động và nghiêm túc thực hiện các quy định về công tác phòng, chống dịch COVID-19.

Thanh Hà

Đọc thêm

Thành lập Tổ công tác giải quyết vướng mắc phát sinh trong vận hành chính quyền địa phương 2 cấp BHXH & Đời sống

Thành lập Tổ công tác giải quyết vướng mắc phát sinh trong vận hành chính quyền địa phương 2 cấp

TTTĐ - Để bảo đảm vận hành chính quyền địa phương hai cấp thông suốt, hiệu quả, không gián đoạn, BHXH Khu vực I vừa có Quyết định thành lập Tổ công tác thường trực tiếp nhận, hướng dẫn, giải đáp khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy và thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa 2 cấp.
Lan toả chính sách mới của BHXH đến gần hơn với người lao động BHXH & Đời sống

Lan toả chính sách mới của BHXH đến gần hơn với người lao động

TTTĐ - Bảo hiểm xã hội (BHXH) khu vực I vừa ban hành Kế hoạch tổ chức cuộc thi trực tuyến “Tìm hiểu chính sách, pháp luật về BHXH, bảo hiểm y tế (BHYT) năm 2025”. Đây thực sự là sân chơi hấp dẫn, mang ý nghĩa thiết thực, góp phần tuyên truyền, giải đáp, tư vấn chính sách, hưởng ứng Ngày BHYT Việt Nam (1/7).
Trao tặng thẻ BHYT: Không để ai bị bỏ lại phía sau vì điều kiện kinh tế khó khăn BHXH & Đời sống

Trao tặng thẻ BHYT: Không để ai bị bỏ lại phía sau vì điều kiện kinh tế khó khăn

TTTĐ - Ngày 26/6, BHXH khu vực I, Bệnh viện Bạch Mai, Công ty Điện lực Hoài Đức trao tặng thẻ BHYT cho bệnh nhân có hoàn cảnh khó khăn đang điều trị tại Bệnh viện Bạch Mai.
Những điểm mới của Luật Việc làm (sửa đổi) liên quan đến chính sách BHTN BHXH & Đời sống

Những điểm mới của Luật Việc làm (sửa đổi) liên quan đến chính sách BHTN

TTTĐ - Luật Việc làm (sửa đổi) đã được Quốc hội khóa XV thông qua tại Kỳ họp thứ 9 ngày 16/6/2025. Luật gồm 8 chương, 55 điều có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2026.
Người dân cần tỉnh táo trước tin đồn tăng mức đóng BHYT từ ngày 1/7/2025 BHXH & Đời sống

Người dân cần tỉnh táo trước tin đồn tăng mức đóng BHYT từ ngày 1/7/2025

TTTĐ - Bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam khẳng định: Hiện chưa có quy định nào về việc điều chỉnh tăng mức đóng bảo hiểm y tế (BHYT) lên 6% từ 1/7/2025.
“Cầu nối” đưa chính sách BHXH đến gần hơn với người dân, doanh nghiệp BHXH & Đời sống

“Cầu nối” đưa chính sách BHXH đến gần hơn với người dân, doanh nghiệp

TTTĐ - Là chính sách trụ cột trong hệ thống An sinh xã hội quốc gia, BHXH, BHYT có mối quan hệ mật thiết với công tác truyền thông, trong đó, báo chí được xem là một trong những "kênh" quan trọng nhất. Thông qua báo chí, chính sách BHXH, BHYT ngày càng được xã hội biết đến nhiều hơn. Sự chia sẻ, đồng tình ủng hộ của Nhân dân, cùng với sự tuyên truyền của các cơ quan báo chí là tiền đề quan trọng thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của chính sách BHXH, BHYT, góp phần tích cực vào việc ổn định phát triển kinh tế, xã hội.
Phát huy tinh thần đổi mới, sáng tạo, nâng cao chất lượng phục vụ BHXH & Đời sống

Phát huy tinh thần đổi mới, sáng tạo, nâng cao chất lượng phục vụ

TTTĐ - Thời gian qua, BHXH Khu vực I luôn phát huy tinh thần đổi mới, sáng tạo, đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin, nâng cao chất lượng phục vụ và xây dựng đội ngũ viên chức chuyên nghiệp, hiện đại, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an sinh xã hội trên địa bàn Thủ đô
Lan tỏa chính sách nhân văn, đảm bảo an sinh xã hội bền vững BHXH & Đời sống

Lan tỏa chính sách nhân văn, đảm bảo an sinh xã hội bền vững

TTTĐ - Sáng 10/6, BHXH Khu vực I tổ chức Hội nghị thông tin kết quả thực hiện chính sách BHXH, BHYT, BHTN 6 tháng đầu năm và định hướng công tác tuyên truyền 6 tháng cuối năm 2025. Ông Nguyễn Ngọc Huyến, Giám đốc BHXH Khu vực I chủ trì hội nghị. Tham dự Hội nghị có các nhà báo, phóng viên, biên tập viên của các cơ quan thông tấn, báo chí ở Trung ương và Hà Nội.
Bổ sung nhiều phương án chi trả lương hưu từ ngày 1/7 BHXH & Đời sống

Bổ sung nhiều phương án chi trả lương hưu từ ngày 1/7

TTTĐ - Việc bổ sung nhiều phương án chi trả lương hưu được xem là một bước tiến trong cải cách hành chính, phù hợp với xu hướng số hóa và cá nhân hóa dịch vụ công. Điều này không chỉ giúp người nghỉ hưu dễ dàng tiếp cận lương hưu theo cách thuận tiện nhất, mà còn góp phần nâng cao hiệu quả quản lý và chi trả từ phía cơ quan bảo hiểm xã hội.
Những quy định liên quan trực tiếp đến quyền, trách nhiệm của người sử dụng lao động BHXH & Đời sống

Những quy định liên quan trực tiếp đến quyền, trách nhiệm của người sử dụng lao động

TTTĐ - Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2024 đã được Quốc hội thông qua và sẽ chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2025. So với Luật BHXH năm 2014, luật mới có nhiều điểm sửa đổi, bổ sung quan trọng, trong đó đáng chú ý là những quy định liên quan trực tiếp đến quyền và trách nhiệm của người sử dụng lao động.
Xem thêm