Tag

Đảm bảo chất lượng nguồn nước và vệ sinh môi trường cho người dân sau lũ

Môi trường 21/10/2022 16:09
aa
TTTĐ - Sau mỗi trận lũ, lụt đi qua, ngoài việc thiệt hại về kinh tế, môi trường thì vấn đề nước sạch sinh hoạt đang là “bài toán” khó khiến các địa phương trăn trở. Trước thực trạng đó, Tạp chí điện tử Môi trường và Cuộc sống đã tổ chức Tọa đàm trực tuyến với chủ đề: “Đảm bảo chất lượng nguồn nước và vệ sinh môi trường cho người dân sau lũ” nhằm tìm ra các giải pháp quản lý, sử dụng nước sạch, vệ sinh môi trường, nâng cao nhận thức của người dân vùng lũ.
Phê duyệt Chương trình tăng cường bảo vệ môi trường, cấp nước sạch nông thôn... Đảm bảo nước sạch, vệ sinh môi trường trong mùa mưa lũ Hải Dương: Người dân bức xúc vì sử dụng nước sạch nghi “nhiễm bẩn” Đảm bảo cung cấp nước sạch, xử lý chất thải sinh hoạt cho người dân nông thôn

Nhiều địa phương khó khăn trong việc tiếp cận nguồn nước sạch, an toàn

Phát biểu khai mạc Tọa đàm, Nhà báo Khánh Toàn, Tổng Biên tập Tạp chí Môi trường và Cuộc sống chia sẻ: Nước sạch và vệ sinh môi trường luôn được coi là yếu tố mang tính chất sống còn đối với mỗi quốc gia, đặc biệt trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu. Bởi lẽ, cứ mỗi mùa mưa lũ qua đi, không những cướp đi người và của cải vật chất, rất nhiều địa phương còn đứng trước nguy cơ thiếu nước sạch và vấn đề vệ sinh môi trường.

Đảm bảo chất lượng nguồn nước và vệ sinh môi trường cho người dân sau lũ
Toàn cảnh buổi tọa đàm

Đánh giá về thực trạng khai thác và sử dụng tài nguyên nước hiện nay cũng như việc khan hiếm và khó khăn về nguồn nước tại các địa phương thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai, ông Nguyễn Minh Khuyến, Phó Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước (Bộ Tài nguyên và Môi trường) cho biết: Việt Nam đang phải đối mặt chỗ quá thừa chỗ quá thiếu, chỗ quá bẩn. Thực tế, nước ta có khoảng 840 tỷ m3 nước/ năm. Tuy nhiên, nhu cầu về sử dụng phân bổ không đồng đều giữa các vùng, nguồn nước mà có thể khai thác được cũng không thể đồng đều giữa các vùng cũng như là các mùa.

Hiện nay, một số địa phương vẫn còn khó khăn trong việc tiếp cận nguồn nước sạch, an toàn. Trong đó, một số tỉnh điển hìnhnhư: tỉnh Sơn La với trữ lượng nước mặt khoảng 19 tỷ m3/năm, tuy nhiên một số vùng thuộc huyện Mộc Châu vẫn thiếu nước nghiêm trọng. Vùng miền núi phía Tây tỉnh Nghệ An người dân cũng đang thiếu nước cho sản xuất và sinh hoạt. Tại tỉnh Hà Tĩnh mặc dù lượng nước nhiều nhưng hàng năm vẫn thiếu khoảng 95 triệu m3 nước cho sản xuất và sinh hoạt.

Đảm bảo chất lượng nguồn nước và vệ sinh môi trường cho người dân sau lũ
ThS. Nguyễn Thị Bích Thủy, Phó trưởng khoa Sức khỏe môi trường và cộng đồng - Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường (Bộ Y tế)

Nói về về chất lượng nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường của người dân vùng lũ hiện nay, ThS. Nguyễn Thị Bích Thủy, Phó trưởng khoa Sức khỏe môi trường và cộng đồng - Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường (Bộ Y tế) cho hay: Thực hiện chức năng nhiệm vụ do Bộ Y tế giao, Viện Sức khỏe nghề nghiệp và môi trường đã kiểm tra, giám sát việc thực hiện đảm bảo chất lượng nước các địa phương, trong đó có địa phương xảy ra bão lũ.

Kết quả năm 2021 tại 32 tỉnh, thành phố phía Bắc và một số tỉnh miền trung cho thấy hầu hết nước sạch cung cấp cho người dân theo mô hình cấp nước tập trung đều đảm bảo theo quy chuẩn Việt Nam và an toàn cho người sử dụng, một số ít mẫu nước không đạt chỉ tiêu về clo dư tự do; Chỉ số pecmanganat, độ đục, coliforms và E.coli...

Tuy nhiên, trong mùa bão lũ, chất lượng nước máy (mô hình cấp nước tập trung) có thể bị ảnh hưởng ít nhiều. Đặc biệt chỉ tiêu về độ đục và vi sinh vật. Do vậy, trong thời điểm này các đơn vị cung cấp nước cần phải tăng cường bảo vệ nguồn nước nguyên liệu và giám sát chặt chẽ trong quá trình vận hành hệ thống xử lý nước.

Đảm bảo chất lượng nguồn nước và vệ sinh môi trường cho người dân sau lũ

Tiến sĩ Nguyễn Thế Đồng – Phó Chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam

Với nhìn nhận của mình, Tiến sĩ Nguyễn Thế Đồng, Phó Chủ tịch Hội Nước sạch và Môi trường Việt Nam cho biết: Không chỉ ở Việt Nam mà trên thế giới trong những năm gần đây thời tiết cực đoan ngày càng trở nên thường xuyên hơn. Đánh giá về nguyên nhân sâu xa, đây là tác động của biến đổi khí hâu gây nên hiện tượng thời tiết cực đoan, thực tế hàng năm nhiều vùng đối mặt hoặc là lũ lụt hay hạn hán chưa từng có, chúng ta đối mặt với những đợt mưa lũ lịch sử, hạn hán lịch sử. Làm sao để khắc phục hậu quả này chúng ta phải ngày càng quan tâm hơn về tác động của biến đổi khí hậu.

Trao đổi về kịch bản cho từng vùng trong trường hợp thiếu nước sạch, Ông Nguyễn Thành Luân, Phó Giám đốc Trung tâm Quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn, Tổng cục Thủy lợi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) cho biết: Các địa phương cần hướng dẫn cách bảo quản các công trình cấp nước tập trung và cấp nước hộ gia đình cũng như xử lý nước vùng lũ, công trình cấp nước vùng hạn hán, để giải quyết nhanh chóng nguồn nước hợp vệ sinh trong mưa lũ và hạn hán.

Đảm bảo chất lượng nguồn nước và vệ sinh môi trường cho người dân sau lũ
Ông Nguyễn Thành Luân - Phó Giám đốc Trung tâm Quốc gia Nước sạch và Vệ sinh môi trường nông thôn, Tổng cục Thủy lợi (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Về lâu dài, cần có các giải pháp đồng bộ, trước hết muốn có nước cần có nguồn nước đảm bảo. Ví dụ, các vùng hạn hán cần có các hồ chưa nước thủy lợi và hồ chứa nước phục vụ dân sinh, để khi xảy ra hạn hán hay mưa lũ, nguồn nước bị cạn kiệt hoặc bị ô nhiễm thì có nguồn nước dự trữ để xử lý. Tuy nhiên vấn đề đặt ra là để giải quyết được thực trạng này cần nguồn kinh phí lớn. Vì vậy, chúng tôi đề xuất trong thiết kế công trình cấp nước phải tính toán đến yếu tố biến đổi khí hậu.

Đảm bảo nguồn cung cấp và quản lý bền vững tài nguyên nước

Trao đổi tại buổi Tọa đàm, ông Nguyễn Minh Khuyến cho biết: Mục tiêu phát triển bền vững “Đảm bảo nguồn cung cấp và quản lý bền vững tài nguyên nước và các điều kiện vệ sinh an toàn cho tất cả mọi người” (SDG6) đến năm 2030 có 6 mục tiêu SDGs.

Để bảo đảm an ninh nguồn nước và hướng tới thực hiện các mục tiêu SDG6, ở Việt Nam hiện tại cũng như trong thời gian sắp tới và lâu dài, tại Kết Luận số 36-KL/TW của Bộ Chính trị, nhiệm vụ ngắn hạn có, dài hạn cũng có, đảm bảo cấp nước, số lượng chất lượng nước cho sinh hoạt cho sản xuất là mục tiêu ở trong Kết luận này và trong Đại hội Đảng XIII cũng đề cập, đến năm 2030, 100% dân số đô thị và 80% dân số nông thôn được sử dụng nước đảm bảo an toàn đó là mục tiêu cụ thể.

Trong Kết luận số 36-KL/TW của Bộ Chính trị cũng đã chỉ rõ trách nhiệm của các bộ ngành về nâng cao chất lượng về quy hoạch, giám sát các quy hoạch đây là những nhiệm vụ rất cần thiết đã được chỉ ra trong kết luận này. Ngoài ra, trong phòng chống giảm thiểu tác hại do nước gây ra như ngập lụt, hạn hán, ô nhiễm đó là những nhiệm vụ chúng ta đã, đang làm và cần phải giám sát chặt chẽ hơn.

Đảm bảo chất lượng nguồn nước và vệ sinh môi trường cho người dân sau lũ
Ông Nguyễn Minh Khuyến - Phó Cục trưởng Cục Quản lý tài nguyên nước (Bộ Tài nguyên và Môi trường)

Đối với lĩnh vực tài nguyên nước mà Bộ Tài nguyên và Môi trường đang quản lý, những nhiệm vụ của Kết luận số 36-KL/TWcủa Bộ Chính trị cũng như các chỉ đạo của Đảng, Nhà nước, Bộ Tài nguyên và Môi trường dự thảo Luật Tài nguyên nước (sửa đổi), những chỉ đạo của Đảng, Nhà nước được cập nhật vào trong Luật Tài nguyên nước (sửa đổi) nhằm đảm bảo an ninh tài nguyên nước.

Cần có nhiều các giải pháp để tập trung giải quyết vấn đề để các hộ dân vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa đặc biệt các vùng hay bị thiên tai như lũ lụt hạn hán được sử dụng nguồn nước hợp vệ sinh và đảm bảo sức khỏe, ông Nguyễn Thành Luân cho biết, về cụ thể Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, ví dụ xây dựng Nghị định cũng như Thông tư hướng dẫn triển khai thực hiện về cung cấp nước sạch và vệ sinh nông thôn.

Nói về công tác phòng chống thiên tai, đảm bảo công tác khám chữa bệnh và phòng chống dịch bệnh trong tình trạng ngập lụt kéo dài, ThS. Nguyễn Thị Bích Thủy cho biết: Ngay từ khi chuẩn bị bước vào mùa mưa bão, Bộ Y tế đã có văn bản yêu cầu Sở Y tế các tỉnh, thành phố và các đơn vị trực thuộc Bộ chủ động ứng phó với thiên tai những tháng cuối năm. Luôn có kế hoạch ứng phó và diễn tập để chuẩn bị sẵn sàng với các tình huống xảy ra.

Đảm bảo chất lượng nguồn nước và vệ sinh môi trường cho người dân sau lũ
Nhà báo Khánh Toàn – Tổng Biên tập Tạp chí Môi trường và Cuộc sống tặng hoa cho các khách mời tham dự tọa đàm

Ngành y tế sẵn sàng cung ứng đủ thuốc thiết yếu/vật tư y tế, phương tiện cấp cứu, truyền thông phòng chống dịch bệnh và các tai nạn có thể xảy ra như điện giật, đuối nước... Duy trì phòng chống dịch COVID-19, sốt xuất huyết và các bệnh truyền nhiễm khác và đặc biệt chú ý đến công tác chăm sóc sức khỏe cho người dân trong vùng bị chia cắt. Dự trữ và cung cấp đầy đủ hóa chất làm trong và khử khuẩn nước cho từng hộ gia đình ở những vùng trọng điểm để xử lý môi trường và nguồn nước khi có mưa, bão, lũ lụt xảy ra.

Còn theo Tiến sĩ Nguyễn Thế Đồng, lũ lụt, hạn hán liên quan đến vấn đề nước sạch là vấn đề kéo dài, để có thể có những kế hoạch phòng chống và nâng cao nhận thức cộng đồng, trước hết vai trò của cơ quan truyền thông rất quan trọng chúng ta đã và đang tuyên truyền kết hợp cơ quan khác nhau để đảm bảo hiệu quả. Hiện nay, nhận thức cơ bản dân cư tập trung tại đô thị đã được nâng cao, vấn đề ô nhiễm nguồn nước ở các vùng nông thôn miền núi chúng ta cần quan tâm hơn nữa.

Theo đó, từ cấp Trung ương ứng phó thiên tai, những vùng nào dễ bị ngập lụt, có những phần mềm theo dõi tình trạng ngập lụt, trên cơ sở dự báo, từ cấp chính quyền địa phương đến người dân có những kế hoạch cơ bản để ứng phó khi xảy ra mưa lũ, khi đó người dân sẽ chủ động hơn. Ứng phó lũ lụt đảm bảo nâng cao nhận thức là một phần, cần sự đồng bộ từ các ngành, các cấp chung tay để đảm bảo chất lượng nước sạch và vệ sinh môi trường vào mùa mưa lũ.

Đọc thêm

Quảng Nam: Doanh nghiệp chưa hoàn thổ mỏ vàng G60 xin không nộp phạt Xã hội

Quảng Nam: Doanh nghiệp chưa hoàn thổ mỏ vàng G60 xin không nộp phạt

TTTĐ - Công ty CP Miền Trung cho rằng đã hoàn thành các nghĩa vụ thuế thuê đất tại khu vực mỏ vàng G60, xã Hiệp Hòa, huyện Hiệp Đức, tỉnh Quảng Nam từ năm 2008.
Bắc Bộ sáng sớm có sương mù, ngày nắng dịu Môi trường

Bắc Bộ sáng sớm có sương mù, ngày nắng dịu

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, từ đêm 21/11 đến đêm 22/11, khu vực từ Thừa Thiên-Huế đến Bình Định có mưa vừa, mưa to, cục bộ có mưa rất to và dông với lượng mưa phổ biến từ 50-120mm, có nơi trên 180mm; cảnh báo nguy cơ có mưa cục bộ cường suất lớn.
Hà Nội: Tháo gỡ vướng mắc trong quản lý giá đất Môi trường

Hà Nội: Tháo gỡ vướng mắc trong quản lý giá đất

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành văn bản chỉ đạo các sở, ngành và địa phương triển khai các nội dung quan trọng, nhằm thực thi hiệu quả Luật Đất đai 2024 và giải quyết những khó khăn trong công tác quản lý giá đất, theo kết luận tại Văn bản số 599/TB-BTNMT ngày 15/10/2024 của Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Bắc Bộ ngày nắng, có nơi trên 30 độ C Xã hội

Bắc Bộ ngày nắng, có nơi trên 30 độ C

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, bão số 9 đã suy yếu thành áp thấp nhiệt đới từ tối 19/11.
3 nhóm nhiệm vụ, giải pháp quan trọng để thích ứng với biến đổi khí hậu Xã hội

3 nhóm nhiệm vụ, giải pháp quan trọng để thích ứng với biến đổi khí hậu

TTTĐ - Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định số 1422/QĐ-TTg ngày 19/11/2024 về việc ban hành Kế hoạch quốc gia thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (cập nhật).
Lộ trình áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới Môi trường

Lộ trình áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải xe cơ giới

TTTĐ - Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký Quyết định số 19/2024/QĐ-TTg ngày 15/11/2024 quy định lộ trình áp dụng mức tiêu chuẩn khí thải đối với xe cơ giới nhập khẩu và sản xuất, lắp ráp.
Thông qua trình tự, thủ tục điều chỉnh xác định phân vùng môi trường Môi trường

Thông qua trình tự, thủ tục điều chỉnh xác định phân vùng môi trường

TTTĐ - Chiều 19/11, tại kỳ họp chuyên đề, HĐND TP đã thông qua quy định trình tự, thủ tục điều chỉnh việc xác định phân vùng môi trường trong Quy hoạch Thủ đô và điều chỉnh cục bộ quy hoạch chung đô thị, quy hoạch chung xây dựng khu chức năng, quy hoạch chuyên ngành hạ tầng kỹ thuật đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt trên địa bàn TP Hà Nội.
Tăng cường kiểm tra, ngăn ngừa, giảm thiểu phát tán bụi ra môi trường Môi trường

Tăng cường kiểm tra, ngăn ngừa, giảm thiểu phát tán bụi ra môi trường

TTTĐ - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Trọng Đông vừa ký Công văn số 3803/UBND-TNMT về việc triển khai thực hiện đồng bộ, hiệu quả các giải pháp nhằm cải thiện chất lượng không khí trên địa bàn thành phố.
Bão số 9 đi vào khu vực Bắc Biển Đông và suy yếu thêm Môi trường

Bão số 9 đi vào khu vực Bắc Biển Đông và suy yếu thêm

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, bão số 9 tiếp tục di chuyển vào khu vực Bắc Biển Đông và suy yếu thêm.
Cơ hội phát triển làng nghề "xanh hoá", giảm thiểu ô nhiễm môi trường Môi trường

Cơ hội phát triển làng nghề "xanh hoá", giảm thiểu ô nhiễm môi trường

TTTĐ - Ô nhiễm môi trường tại các làng nghề ngoại thành từ lâu đã trở thành vấn đề "báo động đỏ". Với các chính sách đặc thù, Luật Thủ đô năm 2024 sẽ mở ra cơ hội giúp làng nghề của Thủ đô phát triển bền vững, giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Xem thêm