Tag

Đất bị lấn chiếm nhiều năm, chùa Linh Thông cả thập kỷ vẫn chưa được công nhận di tích

Bạn đọc 16/06/2023 10:00
aa
TTTĐ - Công nghiệp văn hoá đã và đang được xác định là ưu tiên hàng đầu của thành phố Hà Nội. Tuy nhiên, do những vướng mắc về đất đai và xây dựng, chùa Linh Thông (phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm) hàng chục năm qua vẫn không đủ điều kiện để công nhận di tích. Điều này ảnh hưởng đến đời sống tâm linh của người dân địa phương, và tiềm ẩn không ít hệ luỵ.
An Giang: Khai hội Lễ hội cấp quốc gia Vía Bà Chúa Xứ núi Sam 2023

Người nghiện trèo lên ngủ ở Tam quan

Chùa Linh Thông là một ngôi chùa đẹp, cổ kính và nổi tiếng linh thiêng tại phường Đại Mỗ (quận Nam Từ Liêm). Chùa có lịch sử từ khoảng thế kỷ 17, do Tể tướng Nguyễn Quý Đức (cũng là vị có công dựng bia Văn Miếu – Quốc Tử Giám) phát tâm xây dựng.

Với tam quan uy nghi, chính điện khang trang, hậu cung tươm tất, đáng lý ra, chùa Linh Thông là nơi tu hành tốt đẹp, cũng là nơi bình yên để người dân thực hiện hoạt động tín ngưỡng. Tuy nhiên, mọi việc lại không được thuận lợi như vậy.

Đất bị lấn chiếm nhiều năm, chùa Linh Thông cả thập kỷ vẫn chưa được công nhận di tích
Chùa Linh Thông không được công nhận di tích do vướng các vấn đề về đất đai

Theo quan sát của phóng viên, ngay bên cạnh tam quan chùa Linh Thông tồn tại một khoảng tường đổ dang dở, gạch ngói ngổn ngang, tiếp đến là căn nhà nhỏ úp sụp và mấy công trình cao tầng kiên cố đè bóng lên ngôi chùa cổ kính. Vị trí tường dang dở trở thành nỗi ám ảnh với Phật tử và các nhà tu hành tại chùa Linh Thông.

Bà Nguyễn Thị Dạo (Phật tử chấp tác tại chùa Linh Thông) e dè cho hay, nhiều năm qua, chùa trở thành “địa chỉ ưa thích” của một số người nghiệp ma tuý, hay dân lang thang. Những kẻ này dễ dàng vượt qua đoạn tường dang dở, rúc vào một góc sân chùa để hút chích. Hoặc, bọn chúng ngất ngưởng trèo lên tam quan, phanh áo ngủ qua đêm. “Nhiều buổi sáng, khi chúng tôi quét sân chùa, phát hiện kim tiêm còn dính máu. Chúng tôi rất sợ” - bà Nguyễn Thị Dạo rầu rĩ nói.

Đất bị lấn chiếm nhiều năm, chùa Linh Thông cả thập kỷ vẫn chưa được công nhận di tích
Vị trí tường bao chưa hoàn thành làm ảnh hưởng tới việc tu hành của sư thầy và tín ngướng của người dân

Cực chẳng đã, nhà chùa cùng Phật tử buộc phải dựng tôn để che chắn tại khu vực thờ tự, ngăn chặn việc xâm phạm của kẻ xấu. Họ đang phải sinh sống, tu hành một cách đầy bất an ngay tại một cơ sở tôn giáo vốn mang lại bình an.

Vi phạm rõ ràng, cách xử lý chưa triệt để

Đất bị lấn chiếm nhiều năm, chùa Linh Thông cả thập kỷ vẫn chưa được công nhận di tích
Phật tử quan ngại khi các vi phạm kéo dài về đất đai xung quanh chùa Linh Thông chưa được xử lý dứt điểm

Sư thầy Thích Diệu Phúc, trụ trì chùa Linh Thông, cho biết: Năm 2006, trước khi khởi công xây dựng tam quan, có 5 hộ dân đã lấn chiếm và sử dụng đất chùa. Trụ trì chùa, Ban lễ hội, các vãi của tất cả các thôn, các cụ 2 giới cùng xây dựng đã làm đơn kiến nghị với các cơ quan chức năng. Sau đó, các hộ dân lấn chiếm đất chùa đã bị cưỡng chế phá dỡ. Tuy nhiên, có một số hộ không chấp hành

Một ví dụ điển hình là hộ gia đình bà Đỗ Thị Hiền. Theo các văn bản phóng viên có được, từ năm 1980, bà Đỗ Thị Hiền xây dựng một gian nhà nhỏ sát khuôn viên chùa trên diện tích đất lấn chiếm và mở quán bán hàng. Vi phạm của bà Hiền đã không được xử lý kịp thời và trở thành vi phạm kéo dài. Đây là một phần nguyên nhân khiến tường bao của chùa Linh Thông không thể hoàn thành.

Theo các Phật tử, gia đình bà Hiền thuộc hàng khá giả, nhiều bất động sản. Việc bà Hiền lấn chiếm, làm ảnh hưởng tới địa chỉ tâm linh chung của người dân địa phương khiến dư luận bức xúc. Bên cạnh đó, từ năm 2007, UBND đã có văn bản “xem xét đề nghị các cấp giao đất giãn dân cho gia đình bà Đỗ Thị Hiền theo quy định của pháp luật”. Tuy nhiên, sau nhiều đợt giao đất giãn dân, trường hợp của gia đình bà Hiền vẫn chưa được giải quyết.

Nhiều công trình được cho là xây dựng trái phép bao quanh chùa Linh Thông
Nhiều công trình được cho là xây dựng trái phép bao quanh chùa Linh Thông

Ngoài ra, cũng theo phản ánh, vị trí tiếp giáp với ngôi nhà của bà Đỗ Thị Hiền là diện tích 360m2 được xác định là giao trái thẩm quyền (theo biên bản của thanh tra huyện Từ Liêm hồi năm 1993). Tuy nhiên, hiện tại, khu đất này đã được tách thửa, cấp giấy chứng nhận sử dụng đất và thậm chí được cấp giấy phép xây dựng.

Lúng túng tìm cách tháo gỡ

Từ tháng 6/2007, phòng Văn hoá thông tin – Thể dục thể thao huyện Từ Liêm đã có thông báo cho hay, chùa Thông (tức chùa Linh Thông) thuộc thôn An Thái, xã Đại Mỗ (nay là phường Đại Mỗ) là di tích đang trong quá trình hoàn thiện hồ sơ khoa học và hồ sơ pháp lý trình UBND thành phố Hà Nội ra quyết định xếp hạng.

16 năm đã qua, việc công nhận chùa Linh Thông là di tích vẫn chưa thực hiện được. Lý do là vi phạm đất đai kéo dài của một số hộ dân khu vực xung quanh chùa Thông.

Ngày 9/6, trong buổi làm việc với phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô, khi được hỏi về những vấn đề có dấu hiệu vi phạm nêu trên, ông Nguyễn Viết Hùng (Phó Chủ tịch UBND phường Đại Mỗ) cung cấp văn bản thể hiện: Năm 2006, nhà chùa, Ban đại diện thôn An Thái có chủ trương xây dựng Tam quan và tường bao xung quanh chùa. Các vị này đề nghị UBND xã Đại Mỗ giải phóng mặt bằng, trong đó có phần diện tích nhà bà Đỗ Thị Hiền đang sử dụng.

Tuy nhiên, suốt nhiều năm, việc thoả thuận giữa chùa Linh Thông, gia đình bà Đỗ Thị Hiền và UBND xã Đại Mỗ không đạt kết quả. Cho đến nay, "hiện trạng là nhà cấp bốn khoảng 25m2, xây dựng từ năm 2007. Theo quy hoạch phân khu đô thị, vị trí đất nhà Hiền đang sử dụng vào dự án mở đường kênh ngòi Tùng Khê" - văn bản của UBND phường Đại Mỗ nêu rõ.

Sự lúng túng trong việc giải quyết vi phạm đất đai tại khu vực cạnh chùa Linh Thông thể hiện rõ ở việc UBND phường Đại Mỗ viện dẫn nghị định 43/2014/NĐ-CP của Chính phủ để kiến nghị: "Đề nghị cấp có thẩm quyền cho gia đình sử dụng và giữ nguyên hiện trạng đến khi Nhà nước thực hiện thu hồi đất để thực hiện dự án".

Tại buổi làm việc ngày 9/6, khi được hỏi về những vấn đề tồn tại kéo dài liên quan đến quản lý, sử dụng đất trên địa bàn, ông Nguyễn Viết Hùng (Phó Chủ tịch UBND phường Đại Mỗ) cho biết sẽ trả lời bằng văn bản về các nội dung phóng viên đưa ra trước ngày 14/6. Tuy nhiên, đến nay, phía Báo Tuổi trẻ Thủ đô vẫn chưa nhận được phản hồi từ UBND phường Đại Mỗ.

Đọc thêm

Bài 10: Trung ương chỉ đạo xem xét, giải quyết và báo cáo Đường dây nóng

Bài 10: Trung ương chỉ đạo xem xét, giải quyết và báo cáo

TTTĐ - Mới đây, Trụ sở Tiếp công dân Trung ương đã có Công văn số 24/TSTCDTW-TTCP, chuyển đơn của bà Trần Thị Hương đến UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu để xem xét, giải quyết, đồng thời đề nghị thông tin kết quả đến Trụ sở Tiếp công dân Trung ương.
Cưỡng chế thuế đối với Công ty Cổ phần Tập đoàn Eco Pearl City Đường dây nóng

Cưỡng chế thuế đối với Công ty Cổ phần Tập đoàn Eco Pearl City

TTTĐ - Cục Thuế tỉnh Bà Rịa -Vũng Tàu cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế bằng biện pháp trích tiền từ tài khoản đối với Công ty Cổ phần Tập đoàn Eco Pearl City.
Nợ thuế, nhiều lãnh đạo doanh nghiệp bị đề nghị tạm hoãn xuất cảnh Đường dây nóng

Nợ thuế, nhiều lãnh đạo doanh nghiệp bị đề nghị tạm hoãn xuất cảnh

TTTĐ - Cục Thuế tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa có thông báo gửi tới Cục quản lý Xuất nhập cảnh - Bộ Công an về việc tạm hoãn xuất cảnh đối với đại diện pháp luật của các công ty đang nợ thuế.
Có dấu hiệu làm giả hồ sơ, hợp thức “bìa đỏ” Đường dây nóng

Có dấu hiệu làm giả hồ sơ, hợp thức “bìa đỏ”

TTTĐ - Theo đơn tố cáo, để hợp thức làm 3 “bìa đỏ”, một số cán bộ xã Kiền Bái, huyện Thủy Nguyên, TP Hải Phòng, có dấu hiệu làm giả “Biên bản họp gia đình”; làm giả, khống chữ ký của cụ Côi và 6 con gái của cụ.
Phát hiện phân bón kém chất lượng, phạt người bán và nhà cung ứng Nhịp sống phương Nam

Phát hiện phân bón kém chất lượng, phạt người bán và nhà cung ứng

TTTĐ - Cơ quan chức năng tỉnh Quảng Ngãi vừa tiến hành xử phạt đối với một hộ kinh doanh và nhà cung ứng sản phẩm phân bón kém chất lượng.
Một người dân đi làm thủ tục đất đai hơn 10 năm chưa xong Đường dây nóng

Một người dân đi làm thủ tục đất đai hơn 10 năm chưa xong

TTTĐ - Một người dân tại phường Phú Thọ, TP Thủ Dầu Một mua đất có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thế nhưng khi làm thủ tục sang tên lại bị kéo dài từ năm 2012 đến tận nay vẫn chưa xong.
Khởi tố 5 đối tượng vụ phá rừng tự nhiên tại Đăk Pxi Đường dây nóng

Khởi tố 5 đối tượng vụ phá rừng tự nhiên tại Đăk Pxi

TTTĐ - Cơ quan CSĐT, Công an huyện Đăk Hà đã khởi tố bị can và bắt bị can để tạm giam với 5 đối tượng trong vụ phá rừng tự nhiên tại xã Đăk Pxi, huyện Đăk Hà (tỉnh Kon Tum) mà báo Tuổi trẻ Thủ đô phản ánh.
Hải Phòng sẽ cưỡng chế thu hồi đất hộ bà Phạm Thị Thu Trang Đường dây nóng

Hải Phòng sẽ cưỡng chế thu hồi đất hộ bà Phạm Thị Thu Trang

TTTĐ - UBND huyện An Dương, thành phố Hải Phòng vừa thông tin về việc cưỡng chế thu hồi đất để giải phóng mặt bằng thực hiện Dự án đầu tư xây dựng nút giao khác mức tại ngã tư đường Tôn Đức Thắng – Máng Nước – Quốc lộ 5, xã An Đồng, huyện An Dương.
Gia đình liệt sĩ có dấu hiệu bị lừa đảo, chiếm đoạt tài sản? Đường dây nóng

Gia đình liệt sĩ có dấu hiệu bị lừa đảo, chiếm đoạt tài sản?

TTTĐ - Tin tưởng “cò làm bìa đỏ”, gia đình ông Nguyễn Văn Phụng (con của liệt sĩ Nguyễn Văn Vượng) ở Kiền Bái, Thuỷ Nguyên, Hải Phòng, đã bị Hoàng Anh Đức và một số đối tượng lừa bán thửa đất 104m2 trị giá 1,5 tỷ đồng và 300 triệu đồng tiền vay tín chấp.
Những phản ánh của báo Tuổi trẻ Thủ đô đã được làm rõ Đường dây nóng

Những phản ánh của báo Tuổi trẻ Thủ đô đã được làm rõ

TTTĐ - Gần 1 năm ròng rã, phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô đã kiên trì đeo bám, tìm hiểu vụ việc cấp đất trái quy định, trái thẩm quyền. Với sự vào cuộc quyết liệt và tinh thần cầu thị, đến nay các ngành chức năng tỉnh Kon Tum đã có báo cáo chính thức về hàng loạt sai phạm trong việc quản lý đất đai xảy ra tại Công ty TNHH MTV 732 (Công ty 732) trong việc cấp đất cho các cá nhân.
Xem thêm