Tag
70 năm Ngày ký Hiệp định Geneva (21/7/1954 - 21/7/2024)

Dấu mốc lịch sử mang tính thời đại

Muôn mặt cuộc sống 21/07/2024 07:00
aa
TTTĐ - Việc ký kết Hiệp định Geneva đã mở ra một trang mới trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước của dân tộc ta. 70 năm đã trôi qua nhưng ý nghĩa lịch sử của Hiệp định Geneva vẫn còn vẹn nguyên giá trị.
Truyền thông Argentina đánh giá cao ý nghĩa của Hiệp định Geneva năm 1954 Chứng nhân lịch sử giáo dục lý tưởng cách mạng cho thế hệ trẻ

75 ngày đàm phán với 31 phiên họp

Cuối năm 1953, trước những chuyển biến mạnh mẽ trên cục diện chiến trường ở Đông Dương, Đảng ta và Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chủ trương mở cuộc đấu tranh trên mặt trận ngoại giao, phối hợp với cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 - 1954 để đi tới chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam và toàn Đông Dương.

Toàn cảnh Hội nghị Geneva về Đông Dương tại Thụy Sĩ (1954). Ảnh tư liệu
Toàn cảnh Hội nghị Geneva về Đông Dương tại Thụy Sĩ năm 1954 (Ảnh tư liệu)

Ngày 8/5/1954, Hội nghị Geneva về chấm dứt chiến tranh ở Đông Dương đã được khai mạc. Hội nghị diễn ra chỉ 1 ngày sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ "lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu". Đây là lần đầu tiên nền ngoại giao non trẻ của Việt Nam tham gia một hội nghị quốc tế đa phương, có đại diện của 5 nước lớn là: Liên Xô, Trung Quốc, Pháp, Anh và Mỹ.

Trong bối cảnh quốc tế phức tạp, đoàn Việt Nam đã tỏ rõ bản lĩnh, kiên định lập trường độc lập dân tộc, đồng thời khéo léo đàm phán, giải quyết các vấn đề khó khăn như phân vùng đóng quân, tổng tuyển cử và thống nhất Việt Nam, cùng các lực lượng kháng chiến ở Lào và Campuchia.

Trải qua 75 ngày thương lượng với 31 phiên họp, cùng nhiều cuộc gặp gỡ, tiếp xúc song phương và đa phương bên lề hội nghị, rạng sáng 21/7/1954, ba Hiệp định đình chỉ chiến sự ở Việt Nam, Lào và Campuchia lần lượt được ký kết. Hội nghị đã họp phiên bế mạc và thông qua "Tuyên bố cuối cùng" về Hiệp định lập lại hòa bình ở Đông Dương. Từ đây đã mở ra một cục diện mới, buộc Pháp phải rút quân về nước, chấm dứt hoàn toàn cuộc chiến tranh xâm lược ở Đông Dương, mở ra giai đoạn sụp đổ của chủ nghĩa thực dân kiểu cũ.

Hiệp định Geneva đã khẳng định tâm thế sáng ngời, bản lĩnh và bản sắc ngoại giao Việt Nam thời đại Hồ Chí Minh, khẳng định mạnh mẽ thông điệp về một nước Việt Nam yêu chuộng hòa bình, trọng công lý và lẽ phải, có ý chí quật cường bảo vệ độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ, sẵn sàng hợp tác hữu nghị với mọi quốc gia, mọi dân tộc trên thế giới.

Trong Lời kêu gọi sau khi Hội nghị Geneva thành công, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đánh giá: "Hội nghị Geneva đã kết thúc. Ngoại giao ta đã thắng lợi to". Người cũng chỉ rõ: "Từ nay, chúng ta phải ra sức đấu tranh để củng cố hòa bình, thực hiện thống nhất, hoàn thành độc lập và dân chủ trong toàn quốc".

Hiệp định Geneva có ý nghĩa to lớn đối với Việt Nam, ba nước Đông Dương và phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc trên thế giới; là thành quả của 9 năm kháng chiến trường kỳ chống thực dân Pháp đầy gian khổ mà anh dũng của quân và dân dưới sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, đánh dấu sự trưởng thành vượt bậc của nền ngoại giao cách mạng non trẻ Việt Nam; chính thức khôi phục hòa bình ở Đông Dương; công nhận nền độc lập và các quyền dân tộc cơ bản như chủ quyền, độc lập, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia.

Theo GS.TS Nguyễn Xuân Thắng, Chủ tịch Hội đồng Lý luận Trung ương, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Hiệp định Geneva là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao Việt Nam, khẳng định tính chính nghĩa của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc và tinh thần yêu chuộng hòa bình của Nhân dân ta. Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ và thắng lợi trên bàn đàm phán tại Hội nghị Geneva là chiến thắng của sức mạnh vĩ đại của Nhân dân và khối đại đoàn kết toàn dân tộc Việt Nam với sự đồng tình, ủng hộ và giúp đỡ của bạn bè quốc tế, trong đó có cả Nhân dân tiến bộ Pháp và các nước thuộc địa.

TS Lê Huy Vịnh, Ủy viên Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng khẳng định, là nước thuộc địa đầu tiên ở Đông Nam Á đánh bại chủ nghĩa đế quốc, giành lại độc lập, tự do cho Nhân dân, cuộc đấu tranh thắng lợi của Việt Nam còn là nguồn cổ vũ tinh thần to lớn đối với nhiều nước thuộc địa Á, Phi, Mỹ La-tinh trong phong trào giải phóng dân tộc trên toàn thế giới.

Đúc kết bài học, hoàn thiện đường lối đối ngoại trong giai đoạn mới

70 năm đã trôi qua nhưng ý nghĩa lịch sử của Hiệp định Geneva về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam vẫn còn vẹn nguyên giá trị. Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn khẳng định quá trình đàm phán, ký kết, thực thi Hiệp định Geneva là cuốn cẩm nang chứa đựng nhiều bài học quý giá về đối ngoại, thể hiện bản sắc độc đáo của trường phái đối ngoại và ngoại giao Việt Nam, đã được kế thừa, vận dụng sáng tạo và phát triển trong đàm phán, ký kết, thực thi Hiệp định Paris 1973 sau này cũng như trong xây dựng, phát triển đất nước và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.

Các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước tham quan triển lãm hình ảnh và những hiện vật liên quan tới Hội nghị Geneva
Các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước tham quan triển lãm hình ảnh và những hiện vật liên quan tới Hội nghị Geneva

Theo GS.TS Nguyễn Xuân Thắng, thành công từ Hiệp định Geneva đã để lại những bài học kinh nghiệm hết sức quý báu. Đó là bài học giữ vững sự lãnh đạo của Đảng, thành công của đoàn đàm phán Việt Nam là kết quả của đường lối cách mạng và ngoại giao đúng đắn dưới sự lãnh đạo của Trung ương Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Hai là bài học về phát huy sức mạnh tổng hợp. Hiệp định Geneva là thành quả của cuộc đấu tranh bền bỉ trên chiến trường và ngoại giao, kết hợp chặt chẽ giữa các mặt trận chính trị, quân sự và ngoại giao.

Bài học về giữ vững độc lập, tự chủ, với tư thế người chiến thắng, Việt Nam đã nêu cao tinh thần đoàn kết quốc tế, kiên quyết giữ vững lập trường độc lập, tự chủ trong đàm phán.

Việt Nam quán triệt phương châm "dĩ bất biến, ứng vạn biến", với nguyên tắc bất biến là giữ vững độc lập, tự chủ; ứng vạn biến là mềm dẻo, linh hoạt để giành thắng lợi từng bước, từng bộ phận.

GS.TS Nguyễn Xuân Thắng nhấn mạnh, những bài học quý báu từ Hiệp định Geneva đã phản ánh sinh động nguyên tắc, phương châm, nghệ thuật, sự trưởng thành và đóng góp to lớn của nền ngoại giao Việt Nam cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và dân tộc; khẳng định Hiệp định Geneva là đỉnh cao thắng lợi của nền ngoại giao cách mạng Việt Nam trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược.

Việc đúc kết các bài học lịch sử từ quá trình đàm phán, ký kết, thực thi Hiệp định Geneva có ý nghĩa thiết thực, góp phần phục vụ nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện cơ sở lý luận, phương pháp luận cho đối ngoại và ngoại giao thời đại Hồ Chí Minh cũng như xây dựng, hoàn thiện và triển khai đường lối đối ngoại của Đảng trong các giai đoạn phát triển mới của đất nước.

Đọc thêm

Tưởng niệm, hồi hướng cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng Xã hội

Tưởng niệm, hồi hướng cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

TTTĐ - Sáng 23/7, hơn 1.500 tăng ni đang tham gia an cư kiết hạ tại 18 trường hạ thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam TP Hà Nội đã trang nghiêm cử hành nghi lễ cầu nguyện, hồi hướng cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Cầu Giấy: Cử tri tiếp tục quan tâm công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ Muôn mặt cuộc sống

Cầu Giấy: Cử tri tiếp tục quan tâm công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ

TTTĐ - Ngày 23/7, Tổ đại biểu HĐND thành phố Hà Nội - Đơn vị bầu cử số 6 đã có buổi tiếp xúc với cử tri quận Cầu Giấy sau kỳ họp thứ 17 HĐND thành phố Hà Nội, khóa XVI, nhiệm kỳ 2021 - 2026.
Công an Thủ đô dâng hương tưởng nhớ anh hùng liệt sĩ Muôn mặt cuộc sống

Công an Thủ đô dâng hương tưởng nhớ anh hùng liệt sĩ

TTTĐ - Ngày 23/7, Trung tướng Nguyễn Hải Trung, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Bí thư Đảng ủy, Giám đốc Công an TP Hà Nội dẫn đầu đoàn đại biểu đã tới dâng hoa, dâng hương tại Đài tưởng niệm các anh hùng liệt sĩ Công an Thủ đô.
Thúc tiến độ công trình trọng điểm, đảm bảo giải ngân đầu tư công Xã hội

Thúc tiến độ công trình trọng điểm, đảm bảo giải ngân đầu tư công

TTTĐ - Việc tập trung tiến độ các công trình, dự án được xem là “đòn bẩy” để Hà Nội đảm bảo kế hoạch giải ngân đầu tư công. Vì thế, Hà Nội đã đề ra nhiều biện pháp tháo gỡ vướng mắc, thúc tiến độ triển khai các công trình trọng điểm về đích đúng tiến độ.
Biết ơn những hy sinh của thương bệnh binh, gia đình liệt sĩ Muôn mặt cuộc sống

Biết ơn những hy sinh của thương bệnh binh, gia đình liệt sĩ

TTTĐ - Nhân kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/ 2024), chiều 23/7, Ủy viên Ban Thường vụ Thành ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP Hà Nội Nguyễn Lan Hương đã đi thăm, tặng quà Trung tâm nuôi dưỡng và điều dưỡng Người có công số 1 Hà Nội tại phường Mộ Lao (quận Hà Đông) và các cá nhân tiêu biểu trên địa bàn huyện Chương Mỹ.
Khởi động chương trình quỹ dinh dưỡng hỗ trợ trẻ em nghèo Muôn mặt cuộc sống

Khởi động chương trình quỹ dinh dưỡng hỗ trợ trẻ em nghèo

TTTĐ - Ngày 23/7, Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam và Công ty TNHH Zott Việt Nam tổ chức khởi động chương trình Quỹ Dinh dưỡng với mục đích hỗ trợ các em nhỏ có hoàn cảnh khó khăn ở Tây Nguyên.
Phục dựng ảnh màu 10 nữ Anh hùng liệt sĩ dân quân Lam Hạ Xã hội

Phục dựng ảnh màu 10 nữ Anh hùng liệt sĩ dân quân Lam Hạ

TTTĐ - Sáng 23/7, Tổ chức Trái tim Người lính Việt Nam phối hợp với CLB Mãi mãi tuổi 20; Tạp chí Môi trường và Đô thị Việt Nam; Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam và Hội đồng họ Đặng Việt Nam giới thiệu di ảnh 10 nữ Anh hùng liệt sĩ dân quân Lam Hạ (TP Phủ Lý, tỉnh Hà Nam) vừa được phục dựng màu từ ảnh đen trắng.
Tiếp tục chăm lo để đời sống vật chất, tinh thần của người có công ngày càng tốt đẹp hơn Muôn mặt cuộc sống

Tiếp tục chăm lo để đời sống vật chất, tinh thần của người có công ngày càng tốt đẹp hơn

TTTĐ - Sáng 23/7, tại Hà Nội, Thủ tướng Phạm Minh Chính dự và phát biểu tại Hội nghị Tri ân người có công với cách mạng năm 2024 và ra mắt Ngân hàng gen (ADN) liệt sĩ chưa xác định được thông tin và thân nhân liệt sĩ. Báo Tuổi trẻ Thủ đô trân trọng giới thiệu phát biểu của Thủ tướng Chính phủ tại sự kiện này.
Người có công tiếp tục phát huy truyền thống, ý chí tự lực, tự cường Muôn mặt cuộc sống

Người có công tiếp tục phát huy truyền thống, ý chí tự lực, tự cường

TTTĐ - Kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh – Liệt sĩ (27/7/1947 – 27/7/2024), sáng 23/7, tại Hà Nội, Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Quốc phòng, Bộ Công an, Báo Nhân Dân, UBND thành phố Hà Nội phối hợp tổ chức Hội nghị tri ân người có công với cách mạng năm 2024 và ra mắt Ngân hàng gen (ADN) liệt sĩ chưa xác định được thông tin và thân nhân liệt sĩ.
Nâng cấp đài tưởng niệm liệt sỹ bằng nguồn vốn xã hội hóa Muôn mặt cuộc sống

Nâng cấp đài tưởng niệm liệt sỹ bằng nguồn vốn xã hội hóa

TTTĐ - Thực hiện chủ đề năm 2024 của quận Long Biên “Năm hành động vì cảnh quan, môi trường đô thị và chuyển đổi số”, Đảng ủy, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam phường Ngọc Thụy đã quyết định nâng cấp, cải tạo, trùng tu công trình Đài tưởng niệm các Anh hùng Liệt sĩ. Hoạt động này thiết thực hướng đến kỷ niệm 77 năm Ngày Ngày Thương binh - Liệt sỹ (27/7/1947 - 27/7/2024).
Xem thêm