Đầu năm xin chữ để kết nối văn hoá truyền thống và hiện đại
Lan tỏa giá trị văn hóa truyền thống làng nghề Bát Tràng Lấy gia đình làm nền tảng để phát huy văn hóa truyền thống Phát huy văn hóa truyền thống, tập trung xây dựng nguồn nhân lực |
Mừng vì người trẻ ngày càng yêu thích giá trị truyền thống
Cụ Nguyễn Văn Linh (trú tại quận Hoàng Mai, Hà Nội) viết thư pháp rất đẹp. Mỗi dịp Tết Nguyên đán, cụ thường viết chữ tặng khách đến nhà. Thỉnh thoảng cụ cũng đến các lễ hội, cho chữ du khách thập phương.
“Dịp đầu xuân mới, tôi thấy các bạn trẻ đi xin chữ rất đông. Trong xã hội hiện đại, khi những giá trị văn hóa truyền thống ngày càng mai một, việc giới trẻ háo hức tham gia xin chữ đầu năm là những dấu hiệu đáng mừng. Điều này không chỉ thể hiện sự tôn trọng và gìn giữ những giá trị truyền thống mà còn là cơ hội để kết nối các thế hệ trong gia đình”, cụ Nguyễn Văn Linh bày tỏ.
![]() |
Đông đảo người dân và các bạn trẻ đi xin chữ đầu năm |
Nhiều bạn trẻ chia sẻ rằng, việc xin chữ đầu năm giúp họ cảm nhận sâu sắc hơn về nét đẹp văn hóa của dân tộc, cũng như tạo động lực cho bản thân trong suốt năm mới. Không ít người tìm đến các ông đồ, bà đồ để xin chữ, không chỉ vì muốn có được chữ đẹp mà còn muốn học hỏi thêm về ý nghĩa và cách viết của từng chữ.
Theo cụ Nguyễn Văn Linh: Xin chữ đầu năm không chỉ là một hoạt động tâm linh mà còn là dịp để mọi người thể hiện lòng thành kính, mong cầu những điều tốt đẹp. Mỗi chữ được xin đều mang một ý nghĩa riêng, thường là những từ thể hiện sự may mắn, thành công, sức khỏe và hạnh phúc. Những chữ này được viết trên giấy đỏ hoặc vàng, tượng trưng cho sự may mắn, phú quý và thường được treo trong nhà như một lời nhắc nhở, động viên. |
Những năm gần đây, mỗi dịp đầu xuân mới, bạn trẻ Hoàng Văn Hùng (quê ở tỉnh Nam Định) cũng đi du xuân cùng bố mẹ và háo hức với hoạt động xin chữ. “Em cầu mong may mắn, học giỏi để bố mẹ được vui. Năm nay, em xin chữ Tài Đức, sở cầu cho các anh chị em trong gia đình sẽ luôn học hỏi, có tài và lễ phép...", Hùng chia sẻ.
Với bạn trẻ Nguyễn Ngọc Minh (quê ở huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hoá), vào sáng mồng 6 tháng giêng, khi không khí xuân tràn ngập khắp nẻo đường, cậu đi xin chữ đầu năm. Từ nhỏ, cậu đã nghe nhiều về phong tục xin chữ nhưng đây là lần đầu tiên Minh muốn tự mình trải nghiệm. Minh mặc áo dài truyền thống, tay cầm khay lễ, tìm đến ông đồ và xin chữ “Nhẫn”.
Nói về lý do xin chữ này, cậu chia sẻ: “Em muốn xin chữ “Nhẫn” vì chữ “Nhẫn” sẽ giúp em kiên nhẫn hơn trong việc học và cuộc sống. Chữ này không chỉ có nghĩa là kiên nhẫn, mà còn là sự nhẫn nại, biết lắng nghe và thấu hiểu người khác. Em cảm thấy vô cùng xúc động khi xin được chữ từ ông đồ. Em sẽ treo chữ "Nhẫn" trong phòng học của mình, như một lời nhắc nhở và động viên mỗi khi gặp khó khăn”.
![]() |
Ông đồ cho chữ đầu năm và mỗi dịp lễ, hội |
Ông đồ hiện đại và sự đổi mới trong cách cho chữ
Trong thời đại công nghệ số, việc xin chữ cũng có những thay đổi nhất định. Nhiều ông đồ đã sử dụng mạng xã hội để giới thiệu, quảng bá nghệ thuật thư pháp, giúp người trẻ dễ dàng tiếp cận và học hỏi. Bên cạnh đó, việc tổ chức các sự kiện xin chữ đầu năm tại các trung tâm văn hóa, trường học, và các địa điểm công cộng cũng góp phần tạo nên không khí náo nhiệt và hứng khởi cho dịp đầu năm.
Ông đồ trẻ tuổi Nguyễn Văn An (quê ở Bắc Giang), chia sẻ: "Việc giữ gìn và phát triển nghệ thuật thư pháp không chỉ là trách nhiệm của những người làm nghề mà còn là của cả cộng đồng. Tôi hi vọng rằng, với sự nỗ lực của mình, tôi có thể truyền tải được tình yêu và niềm đam mê đối với thư pháp tới thế hệ trẻ”.
![]() |
Xin chữ đầu năm mang đậm giá trị văn hóa truyền thống của người Việt Nam |
Xin chữ có nhiều lợi ích thực tế đối với giới trẻ. Trước tiên, việc lựa chọn và xin chữ giúp các bạn trẻ đặt ra những mục tiêu, định hướng cụ thể cho bản thân trong năm mới. Ví dụ, những chữ như "Nhẫn", "Trí", "Dũng", "Thành" không chỉ là những từ ngữ đẹp mà còn là những giá trị cần có để đạt được thành công trong cuộc sống.
Theo quan niệm của dân ta, việc xin và treo chữ trong nhà giúp tạo ra một không gian sống tích cực, mang lại cảm giác ấm cúng và ý nghĩa. Mỗi lần nhìn thấy những chữ này, các bạn trẻ sẽ có thêm động lực và nhắc nhở bản thân về những mục tiêu đã đề ra. Việc tham gia xin chữ đầu năm cùng gia đình và bạn bè là cơ hội để tạo ra những kỷ niệm đáng nhớ, gắn kết tình cảm, chia sẻ niềm vui trong những ngày đầu năm mới.
![]() |
Đối với nhiều người trẻ, xin chữ đầu năm giúp họ cảm nhận sâu sắc hơn về nét đẹp văn hóa dân tộc và tạo động lực cho bản thân trong năm mới |
Đây là một phong tục đẹp, mang đậm giá trị văn hóa truyền thống của người Việt Nam. Việc giới trẻ háo hức tham gia và duy trì phong tục này không chỉ là cách để gìn giữ, phát triển văn hóa dân tộc mà còn mang lại nhiều ý nghĩa tích cực cho bản thân, cộng đồng, góp phần làm phong phú thêm đời sống văn hóa tinh thần của người Việt.
Luôn đều đặn đi xin chữ mỗi dịp đầu xuân năm mới, bà Lê Thị Hoa (trú tại quận Hà Đông, Hà Nội) chia sẻ: “Việc giới trẻ tham gia xin chữ đầu năm cũng là một cách để kết nối giữa văn hóa truyền thống và hiện đại. Trong xã hội ngày càng phát triển, giữ gìn, phát triển những giá trị văn hóa truyền thống rất quan trọng. Bằng cách tham gia xin chữ, giới trẻ không chỉ tôn vinh giá trị của quá khứ mà còn mang lại hơi thở mới cho nghệ thuật thư pháp. Không chỉ dừng lại ở việc xin chữ, nhiều bạn trẻ còn chủ động tham gia các lớp học thư pháp để tự mình viết chữ và tặng cho bạn bè, người thân. Những lớp học này không chỉ giúp họ rèn luyện kỹ năng viết đẹp mà còn là cơ hội để giao lưu, kết bạn, chia sẻ niềm đam mê thư pháp". |
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Hơn 1.000 thí sinh tham dự cuộc thi "Nét đẹp thanh lịch Hải Phòng"

Thắp sáng ước mơ hoàn lương: Giúp phạm nhân tái hoà nhập cộng đồng

Giới trẻ chi hàng triệu đồng mỗi tháng để chăm sóc thú cưng

Những bữa trưa "đắt đỏ" của lao động gen Z

Ninh Thuận: Tạo môi trường thuận lợi để thanh niên phát triển

Tuổi trẻ Lâm Đồng chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát

Hiếu PC, “Chim sẻ đi nắng” tham gia “Bình dân học vụ số”

Sinh viên HOU sáng tạo và bứt phá

Hiến máu cứu người, lan tỏa tinh thần cống hiến vì cộng đồng
