Tag

Đẩy mạnh đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động doanh nghiệp Nhà nước

Doanh nghiệp 03/11/2020 06:05
aa
TTTĐ - Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 161/NQ-CP về đẩy mạnh đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp nhà nước (DNNN).
Cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước chậm, đùn đẩy trách nhiệm Doanh nghiệp nhà nước phải thực hiện đúng quy định về công bố thông tin Lương cơ bản của sếp doanh nghiệp nhà nước có thể đạt 70 triệu đồng/tháng Chính phủ bàn giải pháp đổi mới, phát triển khối doanh nghiệp nhà nước Giám sát doanh nghiệp nhà nước: Cần đột phá hay dò đá qua sông? Gỡ vướng trong cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước
Nghị quyết nêu rõ một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu trong thời gian tới, đối với các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước, DNNN
Nghị quyết nêu rõ một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu trong thời gian tới, đối với các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước, doanh nghiệp nhà nước

Thời gian qua, mặc dù bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, tuy nhiên Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã quyết liệt, khẩn trương, kịp thời ban hành các Nghị quyết, Chỉ thị, chỉ đạo các Bộ, ngành khẩn trương, kịp thời ban hành quy định nhằm tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp, trong đó có DNNN nhằm thúc đẩy, nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, chủ động đối phó với ảnh hưởng của dịch bệnh, tiếp tục đẩy nhanh tiến độ sắp xếp, cổ phần hóa, thoái vốn nhà nước tại doanh nghiệp.

Với các chỉ đạo quyết liệt đó và nỗ lực của các Bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp, công tác sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN thời gian qua đã đạt được một số kết quả tích cực.

Nghị quyết nêu rõ một số nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu trong thời gian tới, đối với các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước, DNNN. Trong đó, cần khẩn trương nâng cao năng lực quản trị, năng lực cạnh tranh, chú trọng công tác bồi dưỡng, đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng hệ thống các chỉ số để theo dõi, đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh theo các chuẩn mực quản trị hiện đại và thông lệ quốc tế.

Bên cạnh đó, đi đầu trong nghiên cứu, đổi mới phát triển công nghệ. Mỗi Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước phải là một trung tâm đổi mới sáng tạo. Xây dựng hệ sinh thái doanh nghiệp, hình thành các chuỗi giá trị, tiên phong trong việc thực hiện cuộc cách mạng công nghệ 4.0; chủ động hơn nữa trong hội nhập, vươn ra thị trường quốc tế; lấy thị trường nội địa làm trọng tâm, làm bàn đạp để vươn mình hội nhập, kết nối với chuỗi giá trị của khu vực và toàn cầu.

Phát huy sức mạnh đoàn kết, tăng cường liên kết, hỗ trợ, giúp đỡ giữa các DNNN và các doanh nghiệp trong nước thuộc các thành phần kinh tế khác, tạo ra các chuỗi liên kết, cung ứng trong nước, giảm lệ thuộc vào nước ngoài; chủ động tìm hiểu thông tin, trang bị các điều kiện cần thiết, sẵn sàng tận dụng cơ hội, lợi thế của các FTAs mới để chuyển hướng, tạo chuỗi giá trị mới, củng cố và mở rộng thị trường, khẳng định thương hiệu Việt Nam trên thế giới.

Nâng cao vai trò kiến tạo tại những địa bàn khó khăn, quan tâm đầu tư đến những lĩnh vực, địa bàn tư nhân không muốn đầu tư, những lĩnh vực nhạy cảm liên quan đến an ninh quốc phòng; xây dựng tiêu chí cụ thể, toàn diện để đánh giá hiệu quả đúng hơn nữa của DNNN trong nền kinh tế.

Các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước, DNNN cần góp phần tích cực trong cơ cấu lại nền kinh tế, giữ ổn định vĩ mô, đảm bảo an ninh cho nền kinh tế (an ninh năng lượng, an ninh lương thực, bảo vệ môi trường...). Đối với các ngân hàng thương mại cổ phần nhà nước thì Nhà nước phải nắm cổ phần chi phối.

Các lĩnh vực điện lực, lương thực, viễn thông, các doanh nghiệp quốc phòng, an ninh và một số doanh nghiệp phúc lợi phục vụ nhân dân thì Nhà nước phải nắm cổ phần. DNNN phải có chiến lược, dẫn dắt thúc đẩy phát triển một số lĩnh vực như công nghệ 5G, Chính phủ điện tử, thành phố thông minh... nhận thức rõ vai trò, vị thế của DNNN trong vấn đề này để đổi mới, nâng cao hiệu quả và cơ cấu lại DNNN.

Tiếp tục phát huy vai trò, đổi mới mô hình tổ chức và phương thức lãnh đạo của tổ chức Đảng, các tổ chức đoàn thể trong quá trình cơ cấu lại DNNN; quy định rõ trách nhiệm của cấp ủy, người đứng đầu tổ chức đảng trong DNNN khi để xảy ra thua lỗ, tổn thất trong hoạt động và vi phạm chủ trương của Đảng, pháp luật của Nhà nước.

Vừa đảm bảo chống dịch, vừa đảm bảo tối đa hoạt động sản xuất kinh doanh

Chính phủ yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương, Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước, DNNN triển khai thực hiện nghiêm túc các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và các chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ có liên quan và một số nội dung.

Trong đó, khẩn trương xây dựng trình cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc phê duyệt phương án cơ cấu lại DNNN trực thuộc theo đúng quy định tại Quyết định số 707/QĐ-TTg; kiểm điểm, xử lý nghiêm trách nhiệm của các cá nhân, tổ chức liên quan về việc chậm phê duyệt phương án theo quy định.

Khẩn trương chỉ đạo các đơn vị thuộc đối tượng sắp xếp lại, xử lý nhà, đất thực hiện báo cáo kê khai, đề xuất phương án xử lý nhà, đất, trên cơ sở đó tổng hợp, lập phương án báo cáo cấp có thẩm quyền phê duyệt; rà soát, kiểm tra việc tổ chức thực hiện phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất bảo đảm thực hiện đúng chế độ quy định, không để xảy ra thất thoát, lãng phí.

UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chỉ đạo các cơ quan chức năng phối hợp chặt chẽ với doanh nghiệp thuộc Trung ương quản lý trong việc kiểm tra hiện trạng nhà, đất; khẩn trương có ý kiến về phương án sắp xếp lại, xử lý nhà, đất của các doanh nghiệp thuộc Trung ương quản lý trên địa bàn để bảo đảm tiến độ phê duyệt phương án xử lý.

Cơ quan đại diện chủ sở hữu chỉ đạo người đại diện phần vốn nhà nước đôn đốc các doanh nghiệp đã cổ phần hóa thực hiện nghiêm việc đăng ký giao dịch, niêm yết trên thị trường chứng khoán; bàn giao các doanh nghiệp thuộc diện phải bàn giao về Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn nhà nước theo đúng quy định của pháp luật;...

Các Tập đoàn, Tổng công ty nhà nước, DNNN vừa đảm bảo yêu cầu chống dịch Covid-19, vừa đảm bảo tối đa hoạt động sản xuất kinh doanh; rà soát, điều chỉnh lại các chỉ tiêu sản xuất, kinh doanh năm 2020 cho phù hợp với tình hình mới; trong đó, xây dựng các giải pháp ứng phó rủi ro, hạn chế thấp nhất các tác động tiêu cực của dịch bệnh Covid-19, đề xuất, kiến nghị cụ thể giải pháp khôi phục sản xuất, kinh doanh sau khi dịch kết thúc. Quan tâm đối với người lao động, sắp xếp, bố trí lao động hợp lý, bảo đảm công ăn việc làm, thu nhập ổn định, chăm lo đời sống cho người lao động. Trường hợp bất khả kháng phải cắt giảm tạm thời số lượng lao động, cần có chế độ, chính sách hỗ trợ, trợ cấp phù hợp.

Không để xảy ra lợi ích nhóm trong cổ phẩn hóa

Các địa phương phát huy thế mạnh của các vùng kinh tế trọng điểm, các đô thị lớn là đầu tầu cho phát triển kinh tế - xã hội. Xây dựng và thực hiện các chính sách, giải pháp phát triển bền vững, đồng bộ; Thúc đẩy liên kết nội vùng, liên vùng và quốc tế, tạo cơ sở phát triển mô hình tổ chức lãnh thổ, tổ chức sản xuất kinh doanh mới; hình thành các cụm ngành, chuỗi giá trị sản xuất và cung ứng liên thông.

Các Bộ, ngành, địa phương căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao chủ động nghiên cứu, triển khai thực hiện nhất quán và triệt để cải cách thủ tục hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, tập trung giải quyết các điểm bất cập làm cản trở doanh nghiệp phát triển; phục hồi chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị bị đứt gãy; xây dựng, phát triển chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị mới;..

Nâng cao vai trò, nhận thức, trách nhiệm của người đứng đầu doanh nghiệp trong công tác cổ phần hóa, thoái vốn, cơ cấu lại DNNN, gắn kết quả việc thực hiện sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả DNNN với việc đánh giá trách nhiệm của người đứng đầu; đảm bảo công khai, minh bạch, đúng quy định pháp luật, tuân thủ nguyên tắc thị trường, không để xảy ra hiện tượng lợi ích nhóm trong việc triển khai cổ phẩn hóa, thoái vốn, cơ cấu lại DNNN.

Đọc thêm

Hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi kinh doanh sau bão số 3 Doanh nghiệp

Hỗ trợ doanh nghiệp phục hồi kinh doanh sau bão số 3

TTTĐ - Từ ngày 26 - 29/9, tại quảng trường lớn Công viên Hòa Bình, phường Xuân Đỉnh, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội diễn ra “Hội chợ xúc tiến thương mại gắn kết quảng bá du lịch, văn hóa quận Bắc Từ Liêm”.
KITA Group tiếp tục dành chiến thắng tại Dot Property Vietnam Awards 2024 Doanh nghiệp

KITA Group tiếp tục dành chiến thắng tại Dot Property Vietnam Awards 2024

TTTĐ - Ngày 26/9, tại Lễ trao giải Dot Property Vietnam Awards 2024, KITA Group đã được xướng tên tại hạng mục giải thưởng: Nhà phát triển bất động sản Nhà ở tốt nhất Việt Nam 2024 - Best Housing Developer Vietnam 2024. Đây là năm thứ 2 liên tiếp KITA Group được vinh danh tại Dot Property Vietnam Awards. Giải thưởng một lần nữa minh chứng cho chiến lược kinh doanh bền vững và đột phá của KITA Group, khẳng định vị thế Nhà phát triển BĐS hàng đầu Việt Nam.
Quảng Trị: Gia hạn tiến độ Nhà máy phân bón Komix giai đoạn 2 Kinh tế

Quảng Trị: Gia hạn tiến độ Nhà máy phân bón Komix giai đoạn 2

TTTĐ - UBND tỉnh Quảng Trị chấp thuận nguyện vọng được gia hạn tiến độ sử dụng đất, thực hiện Dự án Nhà máy sản xuất phân bón hữu cơ vi sinh Komix giai đoạn 2 và yêu cầu công ty phải hoàn thành dự án trước ngày 30/6/2025.
Nam A Bank chung tay cùng TP Hồ Chí Minh phát triển bền vững Doanh nghiệp

Nam A Bank chung tay cùng TP Hồ Chí Minh phát triển bền vững

TTTĐ - Trong khuôn khổ Diễn đàn Kinh tế TP Hồ Chí Minh (HEF) lần thứ 5 năm 2024 diễn ra từ ngày 24 - 27/9, Nam A Bank tiếp tục chung tay cùng các doanh nghiệp trong và ngoài nước tham gia đóng góp các giải pháp, sáng kiến hướng đến mục tiêu phát triển bền vững cho Việt Nam nói chung và địa bàn thành phố nói riêng.
PVcomBank đa dạng các phương thức chuyển tiền trên PVConnect Doanh nghiệp

PVcomBank đa dạng các phương thức chuyển tiền trên PVConnect

TTTĐ - Với sự cải tiến vượt bậc về công nghệ, ứng dụng PVConnect của Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) không chỉ là một ngân hàng số mang đến những trải nghiệm khác biệt mà còn tập trung tối ưu tương tác với người dùng, đảm bảo mọi nhu cầu giao dịch của khách hàng trên không gian trực tuyến đều trở nên nhanh chóng, thuận tiện và dễ dàng hơn.
Tìm "nút thắt" thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn trong điều kiện mới Doanh nghiệp

Tìm "nút thắt" thúc đẩy phát triển kinh tế tuần hoàn trong điều kiện mới

TTTĐ - Ngày 25/9, Viện Kinh tế Việt Nam phối hợp với các đối tác liên quan tổ chức Diễn đàn khoa học cấp quốc gia với chủ đề “Thực hiện kinh tế tuần hoàn ở Việt Nam trong điều kiện mới”, thu hút được sự quan tâm của đông đảo chuyên gia kinh tế, nhà hoạch định chính sách và đại diện doanh nghiệp. Chương trình có sự tham gia đồng hành của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN).
Bình Dương thu hút thêm gần 2 tỷ đô la Mỹ vốn đầu tư từ các doanh nghiệp Doanh nghiệp

Bình Dương thu hút thêm gần 2 tỷ đô la Mỹ vốn đầu tư từ các doanh nghiệp

TTTĐ - Tỉnh Bình Dương vừa trao Giấy chứng nhận đầu tư và Quyết định chấp thuận đầu tư cho 8 doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Đổi mới ngành ngân hàng trong kỷ nguyên số Doanh nghiệp

Đổi mới ngành ngân hàng trong kỷ nguyên số

TTTĐ - ENGAGE Asia 2024 là diễn đàn hàng đầu về ngành ngân hàng với sự tham gia của hơn 150 nhà lãnh đạo ngân hàng, cơ quan quản lý, đối tác tư vấn và chuyên gia công nghệ từ khắp Châu Á.
Tập đoàn IPPG kết hợp tổ chức thành công cuộc thi ROBOG Doanh nghiệp

Tập đoàn IPPG kết hợp tổ chức thành công cuộc thi ROBOG

TTTĐ - Với hơn 250 thí sinh tham gia thi đấu trực tiếp cùng hàng ngàn cổ động viên theo dõi qua livestream và các nền tảng mạng xã hội, vòng chung kết ROBOG toàn quốc đã chính thức khép lại với thành công rực rỡ.
Việt Xô Gas Thái Bình trao 100 triệu đồng hỗ trợ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3 Doanh nghiệp

Việt Xô Gas Thái Bình trao 100 triệu đồng hỗ trợ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3

TTTĐ - Với tấm lòng “Tương thân tương ái”, ngày 25/9, Ban lãnh đạo và cán bộ, công nhân viên Công ty Cổ phần Việt Xô Gas Thái Bình tổ chức trao 100 triệu đồng tới Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thái Bình để ủng hộ, hỗ trợ đồng bào bị thiệt hại do bão số 3 gây ra.
Xem thêm