Đề án Khu kinh tế ven biển phía Nam Hải Phòng: Động lực tăng trưởng mới
Đề án trải rộng trên địa bàn 22 xã thuộc 4 quận, huyện của Hải Phòng |
Bà Đào Khánh Hà, Uỷ viên Ban Thường vụ, Trưởng ban Tuyên giáo Thành uỷ và ông Lê Trung Kiên, Ủy viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Quản lý Khu kinh tế chủ trì hội nghị.
Các đại biểu chất vấn về Đề án KKT Nam Hải Phòng |
Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) gắn với phát triển bền vững đã trở thành mục tiêu quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của của thành phố. Cho đến nay, dòng vốn FDI đã được nhìn nhận như là một trọng những “trụ cột” tăng trưởng kinh tế của thành phố. Vai trò của FDI được thể hiện rất rõ qua việc đóng góp vào các yếu tố quan trọng của tăng trưởng như: Bổ sung nguồn vốn đầu tư, đẩy mạnh xuất khẩu, chuyển giao công nghệ, phát triển nguồn nhân lực và tạo việc làm, tạo nguồn thu ngân sách và thúc đẩy thành phố hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới.
Nhờ có sự đóng góp quan trọng của FDI mà Hải Phòng đã đạt được tốc độ tăng trưởng kinh tế cao trong nhiều năm qua và được biết đến là thành phố phát triển năng động, đổi mới, thu hút được sự quan tâm của cộng đồng quốc tế.
Bà Đáo Khánh Hà - Trưởng Ban tuyên giáo Thành uỷ phát biểu tại hội nghị |
Kết quả thực hiện Nghị quyết Đại hội XV Đảng bộ thành phố đã cho thấy, cơ cấu vốn đầu tư chuyển mạnh theo hướng xã hội hóa. Trong đó, vốn khu vực ngoài Nhà nước và FDI đạt 508.150 tỷ đồng, gấp 3,67 lần so với nhiệm kỳ trước. Vốn đăng ký đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 9,41 tỷ USD, gấp 1,23 lần nhiệm kỳ trước.
Nghị quyết Đại hội XVI Đảng bộ thành phố đã xác định: Huy động tối đa nguồn lực đầu tư vào thành phố; trong đó chú trọng các nguồn vốn tư nhân, đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), coi đây chính là nguồn lực quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tạo nguồn đóng góp ngân sách bền vững cho thành phố.
Hải Phòng chủ động thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài có chọn lọc, chất lượng, phù hợp với định hướng cơ cấu nền kinh tế thành phố, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững. Đến năm 2025, khu vực kinh tế FDI đóng góp 35% vào GRDP thành phố. Hải Phòng tăng cường triển khai củng cố, mở rộng quan hệ hợp tác hữu nghị với các nước, đảm bảo các mục tiêu quan hệ chính trị, hữu nghị và luôn đặt lợi ích phát triển kinh tế làm trọng tâm, hướng đến thu hút FDI, ODA, đẩy mạnh giao thương và xuất nhập khẩu để góp phần phát triển thành phố.
Sân bay Tiên Lãng được thiết kế theo hình hoa phượng đỏ |
Ban Cán sự đảng UBND thành phố đã chỉ đạo các ngành chức năng xây dựng Đề án và đã được Thành ủy đồng ý, thống nhất cao báo cáo xin ý kiến Trung ương. Mục tiêu là xây dựng Khu kinh tế ven biển phía Nam Hải Phòng thành Khu kinh tế sinh thái thế hệ 3.0, đa ngành; tập trung vào lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao, logistics hiện đại. Đây là đầu mối của Hải Phòng tham gia chuỗi giá trị và cung ứng khu vực và thế giới; quan tâm giữ gìn giá trị văn hóa và tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh. Đến năm 2030, khu kinh tế trở thành một động lực chủ đạo của nền kinh tế thành phố Hải Phòng.
Ông Lê Trung Kiên - Trưởng Ban quản lý KKT Hải Phòng phát biểu tại Hội nghị |
Ông Lê Trung Kiên, Trưởng Ban quản lý KKT Hải Phòng, cho biết: “Địa bàn huyện Tiên Lãng sẽ là trung tâm công nghiệp thông minh, cảng biển, với sân bay quốc tế, khu thương mại phi thuế quan, trung tâm triển lãm quốc tế…
Khu kinh tế ven biển Nam Hải Phòng được định hướng phát triển trở thành một KKT sinh thái, tuần hoàn, năng động và bền vững; trung tâm kết nối đa phương thức; mạng lưới công nghiệp thông minh; hệ thống đô thị – dịch vụ hiện đại, năng động; trong khi vẫn tôn trọng bản sắc văn hóa và kết nối với các khu vực hiện hữu.
Khu kinh tế mới có tổng diện tích khoảng 20.000 ha, tại các quận, huyện: Kiến Thụy, An Lão, Tiên Lãng, Vĩnh Bảo, Đồ Sơn. Khu kinh tế mới dự kiến gồm 6 khu vực phát triển khu công nghiệp, tập trung vào các lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao, chế biến chế tạo, tạo thành chuỗi cung ứng ven biển, kết nối trực tiếp với cảng Lạch Huyện, cảng Nam Đồ Sơn. Trong đó, thành phố nghiên cứu thành lập Khu thương mại tự do tại khu vực KCN Tiên Lãng 1, tạo bước đột phát trong chính sách phát triển thành phố; góp phần đưa Hải Phòng trở thành động lực của cả vùng Đồng bằng sông Hồng…”.