Tag

Để cầu Long Biên tiếp tục phát huy giá trị lịch sử...

Du lịch 04/11/2023 09:09
aa
TTTĐ - Là cây cầu mang nhiều giá trị lịch sử, cầu Long Biên đã chứng kiến những đổi thay của Hà Nội hơn 3 thế kỷ qua. Hiện nay, cây cầu này đang bị xuống cấp trầm trọng. Cần bảo tồn nguyên trạng hay “biến” cầu Long Biên thành công trình văn hóa để phát huy giá trị đang là bài toán đặt ra cho TP Hà Nội.
Cầu Long Biên - 120 năm soi bóng nước sông Hồng Triển lãm “Cầu Long Biên - Chứng nhân lịch sử” Hồ Gươm, cầu Long Biên trưng bày trong Cổng thông tin giới thiệu khối tài liệu lưu trữ tiếng Pháp

Cây cầu “vắt” qua 3 thế kỷ

Được khởi công năm 1899, bắc qua sông Hồng và đưa vào sử dụng năm 1902, cầu Long Biên có công nghệ xây dựng hiện đại nhất và là cây cầu dài thứ hai trên thế giới lúc bấy giờ.

Cầu Long Biên đã cùng dân tộc Việt trải qua hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ với bao cột mốc hào hùng cùng những sự kiện đáng nhớ. Vào ngày 2/9/1945, chiếc cầu đã dẫn lối cho đồng bào đến Thủ đô chứng kiến thời khắc Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn Độc lập tại Quảng trường Ba Đình.

Cầu Long Biên cũng chứng kiến hình ảnh những tên lính Pháp cuối cùng rút khỏi Hà Nội để bộ đội ta vào tiếp quản theo Hiệp định Genève vào tháng 10/1954. Đến thời kháng chiến chống Mỹ, cầu đóng vai trò quan trọng trong đường chi viện cho chiến trường miền Nam, hứng chịu bao lần ném bom của không quân Mỹ. Quân đội nhân dân Việt Nam đã anh dũng chiến đấu, tử thủ để bảo vệ thành cầu.

Đến thời bình, cầu Long Biên là tuyến giao thông quan trọng, đáp ứng nhu cầu đi lại, giao thương của người dân hai bờ sông Hồng.

Để cầu Long Biên viết tiếp lịch sử…
Cầu Long Biên cổ kính và trầm mặc

Được ví như “chứng nhân lịch sử”, có thể nói, cây cầu đã cùng Thủ đô Hà Nội trải qua bao thăng trầm, biến cố và giờ đây, với kiến trúc cổ kính, cầu Long Biên trở thành địa điểm tham quan, chụp ảnh hấp dẫn du khách.

Trong suốt 3 thế kỷ qua, cầu Long Biên cũng đã trải qua 3 lần cải tạo lớn và nhiều lần cải tạo trùng tu khác. Tuy nhiên, do đã bị tàn phá trong chiến tranh cũng như có tuổi thọ quá lớn, cây cầu vẫn không tránh khỏi sự xuống cấp trầm trọng, tiềm ẩn mất an toàn giao thông.

Tại Hội thảo khoa học "Đổi mới, sáng tạo trong công tác quy hoạch, bảo tồn, tôn tạo, phát huy giá trị cầu Long Biên” mới đây, nguyên Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Dy Niên chia sẻ: “Hà Nội đã và sẽ có nhiều cây cầu hiện đại bắc qua sông Hồng nhưng không thể có một cây cầu nào thay thế được vai trò lịch sử của cầu Long Biên. Chính vì thế, nếu chậm khôi phục lại cầu Long Biên ngày nào là chúng ta đánh mất giá trị lịch sử, giá trị văn hóa của cây cầu ngày đó. Trước tình hình như vậy, chúng ta cần phải có hành động càng sớm càng tốt để cứu cây cầu Long Biên".

“Biến” cầu Long Biên thành điểm du lịch đêm?

Trong dự án bảo tồn, tôn tạo, phát triển cầu Long Biên và vùng phụ cận, Công ty Cổ phần Bảo tàng cầu Long Biên đã đề xuất phát triển công trình này thành một hệ thống bảo tàng kí ức, bảo tàng nghệ thuật đương đại nằm trên dòng sông, có một không hai trên thế giới.

Dải cầu dẫn 816m với 131 nhịp vòm xuyên qua phố cổ và chợ Đồng Xuân khi được giải phóng khỏi chức năng giao thông đường sắt, sẽ thiết kế thành một công viên trên cao cho thành phố như kinh nghiệm của công trình Viaduc Des Arts ở Paris hay công viên Hight Line ở New York.

Bãi giữa sông Hồng có diện tích khoảng 310ha đã được Chính phủ quyết định là khu sinh thái, lá phổi xanh của thành phố tương tự như công viên trung tâm Central Park ở New York, khi kết hợp với cầu Long Biên tạo thành một không gian mở đan xen với các không gian đô thị hiện hữu của phố cổ sẽ làm nên một cảnh quan tuyệt đẹp của Thủ đô.

Cầu Long Biên nhìn từ trên cao
Cầu Long Biên nhìn từ trên cao

Ngoài ra, dự án còn xây dựng tuyến xe điện bánh hơi với tiếng leng keeng gợi nhớ hình ảnh các tuyến xe điện năm xưa, kết nối các tuyến du lịch phố cổ, Hoàng thành Thăng Long, lăng Bác. Tuyến ca nô du lịch trên sông Hồng sẽ khơi thông nhánh sông chết, cải tạo môi trường xanh, sạch, cung cấp dịch vụ du lịch cho du khách bốn phương…

Bày tỏ quan điểm về bảo tồn, ông Nguyễn Dy Niên cho rằng, cần phục hồi đúng nguyên bản thiết kế của cây cầu với 20 trụ cầu lớn và 19 nhịp cầu hình dáng như rồng lượn cho tương thích với danh xưng Thăng Long của Thủ đô ngàn năm văn hiến.

Ngoài ra, cũng theo nhiều chuyên gia, cần xây dựng cầu Long Biên thành cầu đi bộ, biến cầu thành một trung tâm văn hóa đêm của Hà Nội, kết hợp với khai thác bãi giữa sông Hồng, chắc chắn sẽ là điểm độc đáo của du lịch Hà Nội, Việt Nam và thế giới. Đây là một "mỏ vàng" của du lịch Hà Nội mà chúng ta chưa khai thác.

Bên cạnh đó, các chuyên gia đều đồng quan điểm phải công nhận cầu Long Biên là di sản đô thị, di sản kiến trúc cầu duy nhất của Thủ đô, biểu tượng của Hà Nội để có được cơ chế chính sách, tài chính phù hợp cho công tác bảo tồn, tạo cơ hội huy động các nguồn lực và trách nhiệm của các bên trong quá trình cải tạo, đầu tư, quản lý và vận hành.

Vì thế, quá trình bảo tồn, tôn tạo cầu Long Biên phải đứng trên góc độ coi cầu Long Biên như là một di sản đô thị của Hà Nội, phải tuân thủ các tiêu chí về bảo tồn. Do đó, cần tính toán làm sao để có thể giảm bớt công năng giao thông, đồng thời tăng dần công năng văn hóa của cây cầu này để vừa bảo tồn, tôn tạo và phát huy được giá trị lịch sử của cây cầu di sản này.

GS.TS.KTS Doãn Minh Khôi, Viện Quy Hoạch và Kinh tế đô thị, trường Đại học Xây dựng Hà Nội, đưa ra giải pháp kết nối cầu Long Biên theo cả hai chiều. Chiều dọc vào các khu phố, chiều ngang xuống bãi giữa sông Hồng- nơi mà trong kế hoạch của thành phố sẽ hình thành một công viên đa chức năng hình thành từ khu vực bãi bồi, bãi giữa ven sông Hồng.

Theo đó, cầu Long Biên sẽ kết nối với công viên này thông qua tuyến đường dốc dẫn từ cầu xuống bãi giữa như một điểm đến trong chuỗi du lịch văn hóa.

Theo quan điểm của Chủ tịch Hội Quy hoạch phát triển đô thị Việt Nam Trần Ngọc Chính, việc chuyển đổi chức năng giao thông của cây cầu Long Biên sang chức năng văn hóa, lịch sử, nghệ thuật và du lịch, chắc chắn sẽ mang lại những giá trị kinh tế - xã hội cao hơn trong qua trình phát triển Thủ đô.

“Việc bảo tồn, tôn tạo phát huy giá trị lịch sử của cầu Long Biên rất cần được nghiên cứu kỹ lưỡng để tìm ra định hướng bảo tồn cầu Long Biên, bởi biểu tượng kiến trúc, văn hóa, lịch sử của Thủ đô, luôn có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với Hà Nội trong mọi thời kỳ”, ông nói.

Đọc thêm

DIFF 2024 đêm 4: Hồi hộp chờ đón cuộc tỉ thí giữa hai siêu cường pháo hoa Du lịch

DIFF 2024 đêm 4: Hồi hộp chờ đón cuộc tỉ thí giữa hai siêu cường pháo hoa

TTTĐ - Đêm thi thứ 4 diễn ra vào tối 29/6 được xem là cuộc tỉ thí đáng mong đợi bậc nhất của Lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng 2024 (DIFF 2024). Hai cường quốc pháo hoa Trung Quốc và Phần Lan được dự đoán sẽ mang đến màn trình diễn ánh sáng lần đầu tiên có tại Châu Á.
DIFF 2024: Cuộc so tài đỉnh cao giữa hai cường quốc pháo hoa Du lịch

DIFF 2024: Cuộc so tài đỉnh cao giữa hai cường quốc pháo hoa

TTTĐ - Đêm thứ 4 của lễ hội pháo hoa quốc tế Đà Nẵng (DIFF) 2024 sẽ diễn ra tối 29/6 là màn trình diễn của hai đội đến từ Phần Lan và Trung Quốc với chủ đề “Thế giới thần tiên”.
Đà Nẵng và loạt trải nghiệm đêm hấp dẫn đến bất ngờ Du lịch

Đà Nẵng và loạt trải nghiệm đêm hấp dẫn đến bất ngờ

TTTĐ - Chỉ riêng loạt phố đi bộ mới đã đủ nối dài những trải nghiệm đêm trên thành phố sông Hàn. Song, nhiêu đó thôi chưa đủ, Đà Nẵng hè này còn khiến du khách muốn thức trắng suốt kỳ nghỉ, bởi vô số những show diễn và điểm đến đêm độc đáo, mới lạ.
Những thách thức khi phát triển đảo sinh thái thông minh và bài học cho Cát Bà Du lịch

Những thách thức khi phát triển đảo sinh thái thông minh và bài học cho Cát Bà

TTTĐ - Việc phát triển mô hình đảo sinh thái thông minh đã trở thành khuynh hướng của nhiều quốc gia trên thế giới. Tại Việt Nam, quần đảo Cát Bà đang đứng ở “ngưỡng cửa” trở thành đảo sinh thái thông minh nếu được đầu tư đúng đắn.
Quảng Nam: Rộn ràng khai mạc liên hoan “Âm vang cồng chiêng” Du lịch

Quảng Nam: Rộn ràng khai mạc liên hoan “Âm vang cồng chiêng”

TTTĐ - Lễ khai mạc liên hoan "Âm vang cồng chiêng" huyện Nam Giang lần thứ VI với chủ đề "Nam Giang - Lung linh sắc màu văn hóa" vừa được UBND huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam tổ chức tại thị trấn Thạch Mỹ.
Đến Hạ Long để chữa lành bằng những "Trải nghiệm tĩnh tâm" Du lịch

Đến Hạ Long để chữa lành bằng những "Trải nghiệm tĩnh tâm"

TTTĐ - Với mong muốn mang đến những trải nghiệm chữa lành Thân – Tâm – Trí cho du khách, quần thể tâm linh Bảo Hải Linh Thông Tự thuộc Sun World Ha Long (Quảng Ninh) chính thức ra mắt chương trình đặc biệt "Trải nghiệm tĩnh tâm". Chương trình do Viện Nghiên cứu Văn hóa Nghệ thuật Việt Nam và Trung tâm dạy thiền định Gosinga Việt Nam thực hiện.
4 gợi ý cho gia đình có con nhỏ du lịch Singapore hè này Du lịch

4 gợi ý cho gia đình có con nhỏ du lịch Singapore hè này

TTTĐ - Mùa hè là thời điểm tuyệt vời để cả gia đình gác lại những bộn bề trong cuộc sống và cùng nhau thực hiện những chuyến du lịch tự túc để gắn kết tình thân.
Ngôi chùa trăm tuổi bên bờ sông Hương Du lịch

Ngôi chùa trăm tuổi bên bờ sông Hương

TTTĐ - Nằm cách trung tâm thành phố Huế khoảng 5km về phía tây, chùa Thiên Mụ là ngôi chùa cổ nhất, đồ sộ nhất của cố đô Huế. Du khách nào đã từng đến đây đều dành thời gian tìm về chốn tín ngưỡng - mơ mộng này để tĩnh tâm, chiêm bái, vãn cảnh.
Trường Quốc học Huế - vẻ đẹp trăm năm trong lòng cố đô Giáo dục

Trường Quốc học Huế - vẻ đẹp trăm năm trong lòng cố đô

TTTĐ - Trường Quốc học Huế hay còn gọi Trường THPT Chuyên Quốc học - Huế được thành lập vào năm 1896 với vị trí là trường trung học phổ thông nổi tiếng của Cố đô Huế. Qua hơn 100 năm tồn tại, ngôi trường này đến nay vẫn là một trong những điểm du lịch được nhiều du khách mong đến tham quan nhất.
Ngập tràn ưu đãi từ hệ sinh thái đẳng cấp của Sun Group Du lịch

Ngập tràn ưu đãi từ hệ sinh thái đẳng cấp của Sun Group

TTTĐ - Nghỉ dưỡng tại các khách sạn, resort của Sun Group, du khách không chỉ có được những trải nghiệm tiện nghi đẳng cấp thế giới, mà còn được tận hưởng vô số những đặc quyền và ưu đãi tại các tổ hợp vui chơi giải trí Sun World trong hệ sinh thái của tập đoàn này.
Xem thêm