Tag

Để mọi trẻ em được nghỉ hè vui và an toàn

Xã hội 14/06/2021 08:41
aa
TTTĐ - Trong khuôn khổ Tháng Hành động Vì trẻ em năm 2021, Cục Trẻ em, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Viện Nghiên cứu Quản lý Phát triển bền vững (MSD) và Mạng lưới Quản trị Quyền Trẻ em (CRG) đã thực hiện tọa đàm trực tuyến “Nghỉ hè vui và an toàn cho mọi trẻ em” với sự hỗ trợ của Tổ chức Cứu trợ Trẻ em quốc tế (Save the Children).
Quỹ Bảo trợ trẻ em Việt Nam kêu gọi “Chung tay vì trẻ em ảnh hưởng đại dịch Covid-19” Ngăn chặn đuối nước ở trẻ em trong dịp hè Đồng hành cùng con trong “mùa hè Covid” không thể hời hợt Cùng kiến tạo mạng internet an toàn, lành mạnh cho con trẻ Kích thích sự phát triển của trẻ trước tình hình dịch Covid-19
Các diễn giả chia sẻ tại toạ đàm
Các diễn giả chia sẻ tại toạ đàm

Trên 2.000 trẻ em tử vong do đuối nước mỗi năm

Theo số liệu của các cơ quan quản lý Nhà nước, trung bình mỗi năm Việt Nam có tới khoảng 4.000 trẻ em bị tử vong do các nguyên nhân tai nạn, thương tích khác nhau. Trong đó, đuối nước và tai nạn giao thông là các nguyên nhân tử vong hàng đầu.

Nhờ có những giải pháp can thiệp khá đồng bộ, số trẻ em tử vong do đuối nước giai đoạn 2016 - 2020 đã giảm so với giai đoạn 2010 - 2015. Tỷ lệ trẻ em tử vong do đuối nước giảm trung bình từ 3 - 4%/năm, tương đương với tổng số khoảng 500 trẻ em được cứu sống mỗi năm. Tuy nhiên, trung bình mỗi năm ở Việt Nam vẫn còn hơn 2.000 trẻ em bị tử vong do đuối nước.

Tỷ suất tử vong do đuối nước ở Việt Nam vẫn cao hơn khu vực Tây Thái Bình Dương và cao gấp 10 lần các nước có thu nhập cao (Australia, Đức, Pháp, Canada, Đan Mạch). Mùa hè năm nay mới chỉ bắt đầu nhưng những ngày gần đây, liên tiếp những vụ việc trẻ tử vong thương tâm do đuối nước đã được báo cáo.

Bên cạnh nỗi lo lắng về dịch bệnh, các bậc cha mẹ đều có nỗi lo chung là làm sao để chăm sóc, quản lý, giáo dục con, bảo đảm cho trẻ có một mùa hè an toàn, bổ ích, đặc biệt là lo lắng vấn đề tai nạn thương tích. Vì vậy, trong khuôn khổ Tháng Hành động Vì trẻ em năm 2021 với chủ đề “Chung tay bảo đảm thực hiện quyền trẻ em - Bảo vệ trẻ em trong thiên tai, dịch bệnh”, Cục Trẻ em và Viện MSD đã phối hợp thực hiện tọa đàm trực tuyến “Nghỉ hè vui và an toàn cho mọi trẻ em”. Toạ đàm được phát sóng vào lúc 15 giờ ngày 13/6 trên các fanpage: MSD Vietnam, Tổng đài quốc gia bảo vệ trẻ em và Lan toả yêu thương.

Tọa đàm nhằm chia sẻ cho cha mẹ, người chăm sóc trẻ các kiến thức để phòng tránh tai nạn thương tích cũng như ứng phó kịp thời, đúng cách với các tình huống không may có thể xảy ra, hạn chế tối đa các sự việc và hậu quả đáng tiếc.

Tọa đàm có sự tham gia của ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục Trẻ em; Thạc sĩ, bác sĩ, chuyên gia Nguyễn Trọng An - người đã dành nhiều tâm huyết cho các hoạt động bảo vệ, chăm sóc trẻ em; Bà Nguyễn Hải Anh, quản lý dự án Viện MSD, đồng thời cũng là chuyên gia trong lĩnh vực bảo vệ trẻ em.

Sinh mạng, sự an toàn của trẻ em là quan trọng nhất

Các diễn giả đã chia sẻ về hiện trạng, nguyên nhân của trẻ bị tai nạn thương tích tại gia đình và tại cộng đồng. Bác sỹ Nguyễn Trọng An chia sẻ: "Tai nạn thương tích xảy ra đa số xung quanh nhà và trong khuôn viên nhà. Trong đó, tai nạn nhiều nhất là vấn đề đuối nước khi trẻ tiếp xúc với các dụng cụ chứa nước như chum, vại hay bị trượt ngã trong nhà vệ sinh…

Bác sĩ - Chuyên gia Nguyễn Trọng An
Bác sĩ, chuyên gia Nguyễn Trọng An

Bên cạnh đó, các em có thể chọc que vào ổ điện, tiếp xúc với chất tẩy rửa, uống nhầm các loại thuốc của người lớn… Trong gia đình, chúng ta thường chủ quan coi đây là môi trường an toàn nhưng thực tế lại tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ” Chính vì thế, ông An lưu ý vai trò của gia đình trong bảo vệ trẻ em, xây dựng mô hình ngôi nhà an toàn là vô cùng quan trọng.

Ông An chia sẻ “bí kíp” cho các gia đình: “Mô hình ngôi nhà an toàn đảm bảo cung cấp cho cha mẹ kiến thức, cách phát hiện những nguy cơ gây ra tai nạn cho trẻ trong nhà như vị trí để phích nước như thế nào, tủ thuốc phải cất ở nơi xa tầm với của trẻ, dao nhọn phải cất cao, không được đựng hóa chất trong các chai lọ như nước khoáng, nước ngọt… Cha mẹ phải nhận thức được trong nhà đang tiềm ẩn những nguy hiểm gì. Mô hình cũng khuyến cáo rằng những trẻ em dưới 3 tuổi phải có cũi. Việc này có thể giúp cứu hàng triệu trẻ em thoát chết”.

Tại diễn đàn, ông Đặng Hoa Nam đã chia sẻ 4 vấn đề quan trọng trong bảo vệ trẻ em. Thứ nhất là nhận thức chính xác về tầm quan trọng của việc bảo vệ sinh mạng trẻ em và tìm kiếm giải pháp.

Ông Nam chia sẻ: “Tôi rất buồn vì hình như chúng ta chưa coi trọng sinh mạng trẻ em bằng sinh mạng của người lớn. Khi tai nạn xảy ra, tôi luôn yêu cầu địa phương không chỉ là đến chia buồn mà cần tìm hiểu nguyên nhân tại sao các em bị đuối nước. Gia đình đã được truyền thông chưa, đã có cảnh giới khu vực trẻ bị tai nạn hay chưa, trẻ em đã được học bơi chưa? Từ đó, địa phương và các bên liên quan mới có giải pháp để bảo vệ trẻ em”.

Ông Đặng Hoa Nam - Cục trưởng Cục Trẻ em
Ông Đặng Hoa Nam, Cục trưởng Cục Trẻ em

Vấn đề thứ hai là tạo môi trường vật chất an toàn cho trẻ; Bảo đảm môi trường trong gia đình và cộng đồng được an toàn. Nói về vấn đề này, ông Nam đã kể những câu chuyện rất đau lòng: “Tôi đã thăm một gia đình vừa có trẻ bị tử vong vì đuối nước. Khi đi ra sau nhà, tôi vẫn thấy ao, mương nước không có rào chắn, giếng nước không được đậy. Trong khi đó, cách đây mấy năm, chính gia đình này cũng đã có một cháu nhỏ tử vong vì đuối nước.

Chúng ta hay nói nhiều đến việc trẻ bị ngã từ trên cao, các bậc cha mẹ dậy sóng cảm thán thương xót nhưng sau đó chính nhà mình lại không làm lưới an toàn. Tôi cũng lưu ý, nhiều nhà chú ý đến phong thuỷ để gia đình an khang, nhiều tài nhiều lộc nhưng phong thủy tốt nhất phải là ngôi nhà an toàn cho trẻ em”.

Thứ ba là trẻ em và cha, mẹ, các thành viên gia đình cần học các kỹ năng về an toàn. Theo ông Phạm Hoa Nam: “Xây dựng kỹ năng cho gia đình để phòng ngừa tránh tai nạn, rồi kiến thức sơ cứu cấp cứu rất quan trọng. Cha mẹ chỉ cần dành thời gian một chút thôi để đọc và nhớ, khi gặp trường hợp nguy cấp sẽ cứu được sinh mạng của trẻ”.

Cuối cùng là các chế tài cần được thúc đẩy để bảo vệ trẻ em trong gia đình và cộng đồng. Thực tế, nhiều vụ tai nạn ở trẻ em xảy ra nhưng chưa có vụ tai nạn dẫn đến tử vong nào của trẻ em được xác minh, điều tra cụ thể để quy trách nhiệm và xử lý hình sự các bên liên quan. Dự kiến ngay trong tháng 6 này sẽ có chương trình quốc gia bảo vệ trẻ em khỏi tai nạn thương tích được phê duyệt.

Tuy nhiên, ông Nam lưu ý: “Việc bảo vệ trẻ em không chỉ của chương trình quốc gia 5 năm hay 10 năm mà là việc mỗi gia đình, mỗi người có trách nhiệm bảo vệ trẻ em phải làm hàng ngày”.

Phòng tránh đuối nước - chỉ cho trẻ học bơi là chưa đủ

Bà Nguyễn Hải Anh , quản lý dự án Viện MSD chia sẻ: “Có một câu ngạn ngữ là "Cần cả một ngôi làng để nuôi dưỡng một đứa trẻ" - điều đó có nghĩa là việc bảo đảm an toàn cho trẻ không chỉ là trách nhiệm của cha mẹ, người chăm sóc mà còn là trách nhiệm của cả cộng đồng.

Bà Nguyễn Hải Anh - Quản lý dự án Viện MSD
Bà Nguyễn Hải Anh, Quản lý dự án Viện MSD

Chính vì vậy, nếu thấy trẻ rơi vào những tình huống có nguy cơ bị tai nạn thương tích thì mỗi người đều cần nhắc nhở, cảnh báo để bảo vệ an toàn cho trẻ. Ví dụ, khi đi ra đường mà chúng ta thấy bố mẹ nào đèo con không đội mũ bảo hiểm, không có đai đeo an toàn, cho trẻ nhỏ ngồi chơi vơi ở phía trước… thì chúng ta cũng cần lên tiếng nhắc nhở.

Mỗi phụ huynh cần làm gương cho con trong việc chấp hành các quy định an toàn giao thông và trang bị cho con những đồ bảo hộ an toàn để tạo thành thói quen tốt cho trẻ”.

Ở phần hai của chương trình, các diễn giả chia sẻ sâu hơn về cách phòng tránh tai nạn đuối nước ở trẻ - nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong của trẻ trong mùa hè. Ông Đặng Hoa Nam chia sẻ các giải pháp tổng hợp cho việc bảo vệ trẻ khỏi đuối nước.

Đối với gia đình, ông Nam lưu ý các gia đình không thể chỉ coi việc cho trẻ đi học bơi là mấu chốt giải quyết mọi vấn đề liên quan đến đuối nước ở trẻ. “Đối với trẻ, biết bơi chỉ là điều kiện đủ để trẻ tự bảo vệ bản thân. Trẻ cần phải có kỹ năng an toàn trong môi trường nước như khi đang bơi bị chuột rút thì phải làm gì. Nhiều trẻ dù biết bơi, bơi quen ở một số khu vực nhưng vẫn bị đuối nước. Các em chưa được nhắc nhở thường xuyên về những kĩ năng an toàn, nên chưa có phản xạ xử trí khi gặp nguy cơ đuối nước. Vì vậy, tôi muốn nhấn mạnh rằng trẻ cần phải được học bơi an toàn và bổ sung đầy đủ kĩ năng an toàn trong môi trường nước”.

Bác sĩ Nguyễn Trọng An cũng chia sẻ thêm, ngoài việc giáo dục kỹ năng về chống đuối nước thì kỹ năng cứu đuối và sơ cấp cứu vào thời điểm vàng cho trẻ bị đuối nước nói riêng và tai nạn thương tích nói chung cũng đặc biệt quan trọng. “Khi trẻ, hay cả người lớn bị đuối nước, không được phép bơi ra bế trẻ lên, trừ trường hợp trẻ ở chỗ nước nông. Nếu ở chỗ nước sâu, cần phải hô hoán để mọi người cùng đến cứu giúp. Cần quan sát xung quanh có vật gì để bám vào không, hoặc dây để kéo vào bờ, hãy ném vật đấy cho người đuối nước để họ bám vào.

Nếu bản thân có khả năng cứu đuối tốt thì có thể trực tiếp cứu đứa bé, nhưng nếu không có khả năng cứu đuối, nên hô hoán để tìm sự giúp đỡ từ mọi người. Sau khi cứu em bé, chúng ta phải ngay lập tức thông đường thở của bé. Đây là kĩ năng hồi sức tim phổi cần phải có sự phối hợp chặt chẽ, luyện tập đàng hoàng, thông tin chính xác và thực hành hà hơi thế nào, hô hấp nhân tạo thế nào để phù hợp với trẻ ở từng lứa tuổi”, ông An nhấn mạnh.

Buổi livestream đã nhận được rất nhiều sự quan tâm và tương tác của hàng trăm người xem và bình luận, thảo luận trong nỗ lực bảo vệ trẻ em khỏi tai nạn thương tích. Khép lại tọa đàm, bà Nguyễn Hải Anh đề nghị: “Việc đảm bảo tai nạn thương tích, giúp một mùa hè, một cuộc sống an toàn cho mọi trẻ em cần sự chung tay và trách nhiệm, hành động của tất cả các bên liên quan - Đừng để lơ là một phút, ân hận cả đời”.

Đọc thêm

100% phường phấn đấu đạt danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh” Muôn mặt cuộc sống

100% phường phấn đấu đạt danh hiệu “Phường đạt chuẩn đô thị văn minh”

TTTĐ - Ngày 22/11, Ban Chấp hành Đảng bộ quận Ba Đình khóa XXVI, nhiệm kỳ 2020 - 2025 tổ chức Hội nghị chuyên đề thông qua một số nội dung quan trọng.
Người phụ nữ khuyết tật và "hành trình cho đi" những niềm vui Muôn mặt cuộc sống

Người phụ nữ khuyết tật và "hành trình cho đi" những niềm vui

TTTĐ - Câu chuyện về người phụ nữ khuyết tật bẩm sinh Đào Thị Nhật với đôi tay khéo léo và trái tim nồng ấm, đã chứng minh rằng với sự kiên trì và yêu thương, mỗi người đều có thể tìm thấy cho mình một con đường hạnh phúc và ý nghĩa.
Nâng cao năng lực quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình Muôn mặt cuộc sống

Nâng cao năng lực quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình

TTTĐ - Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức Tọa đàm với chủ đề “Nâng cao năng lực quản trị an ninh phi truyền thống trong kỷ nguyên vươn mình của Việt Nam trước những thách thức toàn cầu” với sự tham gia của các Giáo sư, Tiến sĩ, chuyên gia, học giả nghiên cứu về lĩnh vực này nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của toàn xã hội, các cấp, các ngành, đặc biệt là cấp cán bộ lãnh đạo quản lý của cả khu vực công và khu vực tư trong việc đảm bảo an ninh phi truyền thống.
Sân chơi độc đáo của những biểu tượng sáng tạo tương lai Muôn mặt cuộc sống

Sân chơi độc đáo của những biểu tượng sáng tạo tương lai

Trước thềm Đêm Vinh danh TikTok Awards Việt Nam 2024, Ngày hội Nhà sáng tạo nội dung TikTok (TikTok Creators Summit Việt Nam 2024) tổ chức tại TP Hồ Chí Minh đã chào đón sự tham gia của hơn 200 nhà sáng tạo nội dung trong nước và quốc tế.
Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất Muôn mặt cuộc sống

Phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất

TTTĐ - Sáng 22/11, Bộ Tư pháp tổ chức Lễ phát động Giải báo chí toàn quốc về ngành Tư pháp lần thứ nhất nhằm góp phần tích cực xây dựng ngành Tư pháp ngày càng phát triển. Thứ trưởng Nguyễn Thanh Tịnh, Trưởng Ban Tổ chức giải chủ trì buổi lễ.
Phân loại rác tại nguồn: Từ ý thức đến hành động Môi trường

Phân loại rác tại nguồn: Từ ý thức đến hành động

TTTĐ - Theo thống kê, tại Hà Nội, mỗi ngày có hơn 7.000 tấn rác thải. Dự báo, đến năm 2025, tỷ lệ phát sinh chất thải rắn sinh hoạt tăng 10 - 16%/năm...
Bắc Bộ nắng hanh, miền Trung mưa lớn Môi trường

Bắc Bộ nắng hanh, miền Trung mưa lớn

TTTĐ - Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, từ ngày 22/11 đến đêm 23/11, khu vực từ Quảng Trị đến Bình Định có mưa vừa, mưa to, cục bộ có mưa rất to và dông với lượng mưa phổ biến từ 100-200mm, có nơi trên 300mm. Cảnh báo nguy cơ có mưa cục bộ cường suất lớn trên 100mm/6h.
Quảng Nam cần 905 tỷ đồng để tiếp tục khơi thông dòng Cổ Cò Môi trường

Quảng Nam cần 905 tỷ đồng để tiếp tục khơi thông dòng Cổ Cò

TTTĐ - Theo UBND thị xã Điện Bàn (tỉnh Quảng Nam), dự án nạo vét sông Cổ Cò (Km14 đến Km19+456) sẽ có tổng mức đầu tư dự kiến 905 tỷ đồng.
Dai-ichi Life Việt Nam ra mắt sản phẩm bảo hiểm chăm sóc sức khỏe toàn cầu 24/7 BHXH & Đời sống

Dai-ichi Life Việt Nam ra mắt sản phẩm bảo hiểm chăm sóc sức khỏe toàn cầu 24/7

TTTĐ - Công ty Bảo hiểm Nhân thọ Dai-ichi Việt Nam (Dai-ichi Life Việt Nam) vừa chính thức ra mắt sản phẩm Bảo hiểm Chăm sóc sức khỏe toàn cầu 24/7, một giải pháp chăm sóc sức khỏe toàn diện cho khách hàng và gia đình với chi phí hợp lý và mức bảo vệ cao lên đến 2 tỷ đồng cho mỗi bệnh/thương tật (không giới hạn số lượng bệnh/thương tật) nhằm đảm bảo tài chính, giúp khách hàng dễ dàng tiếp cận các dịch vụ y tế chất lượng cao trước các rủi ro về bệnh tật, tai nạn và an tâm chăm sóc sức khỏe chu toàn.
Nỗ lực phát triển nhà ở xã hội từ doanh nghiệp Đô thị

Nỗ lực phát triển nhà ở xã hội từ doanh nghiệp

TTTĐ - Nhiều doanh nghiệp kỳ vọng sẽ nhận được nhiều hơn những chính sách ưu đãi từ chính quyền thành phố để mạnh dạn, có động lực đầu tư cho các dự án nhà ở xã hội sau này.
Xem thêm