Đề nghị tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với dịch vụ kinh doanh golf
Hải Phòng, tạm dừng hoạt động sân gofl, bể bơi, spa |
Thảo luận tại hội trường về dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) sáng 9/5, đại biểu Quốc hội Phạm Thị Thanh Mai quan tâm đến khoản 2, điều 2 Dự thảo Luật về đối tượng chịu thuế.
![]() |
Đại biểu Phạm Thị Thanh Mai thảo luận tại hội trường |
Cụ thể, khoản 2 nêu: Người sử dụng các “dịch vụ” nêu tại Dự thảo Luật là đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt thường là người có thu nhập cao. Do đó, việc điều tiết thu nhập để bảo đảm công bằng giữa các hoạt động kinh doanh dịch vụ và nhằm thực hiện mục tiêu quản lý tốt hơn.
Đại biểu đề nghị dự thảo Luật quy định rõ ràng nguyên tắc lựa chọn đối tượng dựa trên tiêu chí xa xỉ hoặc có hại cho sức khỏe và môi trường để bảo đảm tính nhất quán trong chính sách thuế.
Từ đó, đại biểu đề nghị sửa đổi, bổ sung khoản 2, điều 2 Dự thảo Luật như sau: Đối tượng chịu thuế, dịch vụ: Kinh doanh đặt cược bao gồm đặt cược thể thao, giải trí, đặt cược trực tuyến, game online và các hình thức đặt cược khác theo quy định của pháp luật; Kinh doanh golf bao gồm kinh doanh sân tập golf, bán thẻ hội viên, vé chơi golf; kinh doanh xổ số; dịch vụ làm đẹp, thẩm mỹ.
Đối với nội dung nêu tại điểm 5 mục II “Dịch vụ”, đại biểu đề xuất tăng mức thuế suất với dịch vụ kinh doanh gofl từ mức 20% lên mức 30% vì đây là loại dịch vụ cao cấp nhưng hiện được điều tiết gần thấp nhất trong các dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt (chỉ cao hơn dịch vụ kinh doanh xổ số).
Phó Trưởng đoàn chuyên trách Đoàn đại biểu Quốc hội TP Hà Nội cũng góp ý về nội dung tại điều 8 về thuế suất và mức thuế tuyệt đối (điểm 2, mục I) “Hàng hoá". Biểu thuế tiêu thụ đặc biệt” quy định: Từ 1/1/2026, đối với rượu từ 20 độ trở lên, thuế suất là 65%; rượu dưới 20 độ, thuế suất từ năm 2026 là 35%.
Đại biểu Phạm Thị Thanh Mai cho rằng, việc quy định mức thuế suất giữa 2 loại rượu từ 20 độ và trên 20 độ nêu trên có biểu thuế suất chênh lệch cao (30%). Điều này sẽ dễ dẫn đến việc doanh nghiệp có thể chỉ sản xuất rượu có nồng độ cồn dưới 20 độ (ví dụ 19,5 độ) để tránh mức đánh thuế cao hơn 35% so với rượu có nồng độ cồn 20 độ. Vì vậy, đại biểu đề nghị cơ quan soạn thảo nghiên cứu, điều chỉnh tại Dự thảo Luật cho phù hợp.
Với quy định về hoàn thuế, khấu trừ thuế tại điều 9, đại biểu đề nghị cần làm rõ tiêu chí, thời hạn và hồ sơ chứng minh việc xuất khẩu thực tế để tránh bị lạm dụng và đảm bảo công bằng trong thực thi; xem xét bổ sung quy định chi tiết về trình tự, hồ sơ, thời gian quyết toán để tránh gây khó khăn cho doanh nghiệp và cơ quan thuế trong xử lý sau khi doanh nghiệp không còn hoạt động.
Với quy định tại khoản 2, điều 9 về quy trình kiểm tra chứng từ, đại biểu kiến nghị đơn giản hóa thủ tục và đẩy mạnh số hóa, quá trình hoàn thuế, khấu trừ thuế nên được thực hiện qua hệ thống điện tử, giảm thủ tục giấy tờ, tăng hiệu quả quản lý và minh bạch. Bên cạnh đó, đề nghị bổ sung nguyên tắc khấu trừ thuế tiêu thụ đặc biệt, bổ sung quy định về việc hướng dẫn quyết toán thuế trong trường hợp doanh nghiệp giải thể, phá sản.
Đại biểu cũng đề nghị bổ sung trường hợp giảm thuế là các trường hợp bất khả kháng khác như: “thảm họa, dịch bệnh, hỏa hoạn”(quy định tại điều 10 dự thảo Luật) để phù hợp với quy định tại điểm a khoản 27 Điều 3 Luật Quản lý thuế.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Lễ thượng cờ Tổ quốc nhân kỷ niệm 64 năm Ngày Bác Hồ ra thăm đảo Cô Tô

Đoàn công tác Bộ Chính trị làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Lào Cai và Yên Bái

Cuộc cách mạng lớn trong hoạt động thanh tra

Làm rõ căn cứ tăng số Thẩm phán TAND tối cao lên 27 người

Mục tiêu của cải cách tư pháp là gần dân, bảo vệ dân

Ngày 9/5, Quốc hội thảo luận sửa Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt

Băn khoăn việc áp dụng chung một trình tự trong hoạt động thanh tra

Kiện toàn nhân sự 3 tiểu ban chuẩn bị phục vụ Đại hội

Quốc hội xem xét việc xóa bỏ thanh tra sở, huyện
