Tag
Thi tốt nghiệp THPT năm 2021

Đề thi Ngữ văn quen thuộc, không có sự mới mẻ khơi gợi hứng thú sáng tạo

Giáo dục 07/07/2021 11:42
aa
TTTĐ - Nhận định về đề thi môn Ngữ văn, cô Trịnh Thu Tuyết - giáo viên Ngữ văn Hệ thống Giáo dục HOCMAI cho rằng, đề thi chính thức môn Ngữ văn kì thi tốt nghiệp THPT năm 2021 bám sát cấu trúc của đề thi tham khảo do Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố. Đề thi vừa sức, quen thuộc, không có cả sự đột biến gây sốc, thậm chí không có sự mới mẻ, khơi gợi hứng thú sáng tạo.
Đề thi môn Ngữ văn vào lớp 10 Hà Nội: Không đánh đố, vẫn phân loại được thí sinh Đề thi tuyển sinh vào lớp 10 Hà Nội môn Ngữ văn
Đề thi Ngữ văn quen thuộc, không có sự mới mẻ khơi gợi hứng thú sáng tạo
Đề thi môn Ngữ văn

Phần I: Đọc hiểu (3 điểm): Gồm 4 câu hỏi phân loại theo các mức độ nhận thức. Hai câu đầu (câu 1 và 2) là câu hỏi nhận biết về 1 khía cạnh của nội dung văn bản. Câu 3 ở mức độ thông hiểu yêu cầu học sinh trình bày cách hiểu của mình về một hiện tượng cụ thể, từ đó khái quát lên những quy luật trong cuộc sống con người - đây là câu hỏi đòi hỏi thí sinh không chỉ nhận thức được nội dung ý nghĩa của cấu trúc ngôn từ mà còn cần kết hợp với trải nghiệm cá nhân trong cuộc sống để hướng tới những vấn đề lớn lao, mang tính vĩnh hằng trong cuộc sống con người - do đó đây là 1 câu hỏi thông hiểu ở mức độ khó.

Câu hỏi số 4 là câu vận dụng cao yêu cầu học sinh rút ra bài học về lẽ sống qua hành trình từ sông ra biển của nước trong đoạn trích - nếu kết hợp với vấn đề đặt ra trong câu nghị luận xã hội, học sinh có thể dễ dàng trả lời được câu hỏi số 4 về lẽ sống cống hiến. Nhìn chung, các câu hỏi đọc hiểu vừa sức với học sinh, nhất là 2 câu đầu ở mức độ nhận biết, học sinh hoàn toàn có thể được điểm tối đa; Câu hỏi vận dụng cao cũng đã có phần gợi ý từ câu lệnh của bài làm văn số 1; Khó khăn duy nhất với học trò là câu 3 ở mức độ thông hiểu và đây có thể coi là câu hỏi mang tính phân loại cho bài làm của thí sinh.

Phần II: Làm văn (7 điểm): Giữ nguyên cấu trúc gồm 2 phần: Viết đoạn văn nghị luận xã hội (2 điểm) và bài nghị luận văn học (5 điểm).

Câu 1 (2 điểm): Câu lệnh đã cung cấp đầy đủ và chuẩn xác các yêu cầu cụ thể để thí sinh có thể viết 1 đoạn văn với dung lượng khoảng 200 chữ về một khía cạnh của vấn đề rút ra từ đoạn trích của phần đọc hiểu, đó là “sự cần thiết phải biết sống cống hiến”. “Sống cống hiến” là một vấn đề quen thuộc trong cả cuộc sống và văn chương; Chọn bình diện nhỏ của vấn đề là “sự cần thiết phải biết sống cống hiến” chính là yêu cầu học trò đề cập đến ý nghĩa, vai trò, tầm quan trọng, giá trị… của ý thức “sống cống hiến” đối với mỗi con người cũng như toàn xã hội.

Một vấn đề rất lớn lao, rất ý nghĩa và cũng đồng thời quen thuộc trong thi ca, văn học, trong cuộc sống hàng ngày… hoàn toàn sẽ không làm khó cho học trò. Điều băn khoăn duy nhất là có thể học sinh sẽ gặp sự giao thoa giữa câu hỏi số 4 của phần đọc hiểu với khía cạnh cần bàn luận trong câu viết đoạn văn nghị luận xã hội và đó cũng là nguyên nhân khiến bài viết ít có khả năng khơi gợi hứng thú và sự sáng tạo của thí sinh.

Câu 2 (5 điểm): Câu nghị luận văn học vẫn sử dụng cấu trúc đề quen thuộc, trong đó câu lệnh thứ nhất là nội dung chính của bài nghị luận yêu cầu thí sinh cảm nhận về 3 khổ 3, 4, 5 trong bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh; Câu lệnh thứ 2 mang tính chất khái quát và nâng cao khi yêu cầu học trò nhận xét về “vẻ đẹp nữ tính trong thơ Xuân Quỳnh”.

Khổ 3 và 4 thể hiện những trăn trở, suy tư của người phụ nữ về sự bí ẩn, kì lạ, cũng là kì diệu của tình yêu khi liên tưởng tới sóng và gió; Khổ 5 thông qua sóng, người phụ nữ bày tỏ một trong những xúc cảm mang tính đặc thù nhất của tình yêu đó là nỗi nhớ… Đó là những nội dung gắn với suy tư và xúc cảm thường gặp của người phụ nữ trong tình yêu, cũng đồng thời thể hiện “ vẻ đẹp nữ tính” trong hồn thơ Xuân Quỳnh nói chung và bài thơ Sóng nói riêng.

Vấn đề không mới, càng không hề khó với học trò và “vẻ đẹp nữ tính” là một nét đặc sắc rất phù hợp với đoạn thơ và bài thơ - đó là những vấn đề mà thí sinh hoàn toàn có thể đồng thời phân tích trong quá trình cảm nhận, hoặc tách thành 2 luận điểm một cách mạch lạc như yêu cầu của đề.

Nhìn chung, đề thi Ngữ văn trong kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021 đảm bảo đúng các yêu cầu về nội dung, hình thức của một đề thi tốt nghiệp. Đề thi vừa sức, quen thuộc, không có cả sự đột biến gây sốc cũng như sự mới mẻ khơi gợi hứng thú sáng tạo; Phần Làm văn không có những câu lệnh tạo dư địa cho phản biện và sự thể hiện quan điểm độc lập của thí sinh. Mức độ phân hóa của đề nếu có cũng chỉ xuất hiện trong câu hỏi Đọc hiểu số 3,4 và trong mức độ thực hiện các yêu cầu của phần Làm văn.

Đọc thêm

Học sinh THCS Nguyễn Gia Thiều gửi yêu thương tới trẻ em vùng lũ Giáo dục

Học sinh THCS Nguyễn Gia Thiều gửi yêu thương tới trẻ em vùng lũ

TTTĐ - Sáng 14/10, trong tiết sinh hoạt đầu tuần, thầy trò trường THCS Nguyễn Gia Thiều, quận Long Biên đã trao dụng cụ học tập ủng hộ học sinh vùng cao lũ lụt.
Học sinh thường không sử dụng điện thoại cho việc học Giáo dục

Học sinh thường không sử dụng điện thoại cho việc học

TTTĐ - Quy định cấm học sinh sử dụng điện thoại trong lớp học của Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội nhận được sự đồng tình, ủng hộ không chỉ của cán bộ, giáo viên mà cả phụ huynh.
Hải Phòng chấn chỉnh việc dạy thêm, học thêm Giáo dục

Hải Phòng chấn chỉnh việc dạy thêm, học thêm

TTTĐ - Chủ tịch UBND thành phố Hải Phòng vừa có ý kiến chỉ đạo tại Văn bản 2253/UBND-VX yêu cầu Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố chủ trì, cùng UBND các quận, huyện, các Sở, ngành, đơn vị liên quan tập trung chấn chỉnh để việc dạy thêm, học thêm, liên kết giáo dục tại các cơ sở giáo dục công lập, được sự đồng thuận cao của học sinh và phụ huynh.
Sớm đưa Tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học Giáo dục

Sớm đưa Tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học

TTTĐ - Ngôn ngữ, cụ thể là Tiếng Anh chính là cánh cửa mở tương lai, giúp học sinh, sinh viên có thêm nhiều cơ hội tìm kiếm việc làm. Trước thềm đối thoại giữa thanh niên Thủ đô với Chủ tịch UBND thành phố trong khuôn khổ Đại hội Hội LHTN TP Hà Nội, nhiều bạn trẻ mong muốn, ngành giáo dục cần có những giải pháp đột phá để sớm đưa tiếng Anh trở thành ngôn ngữ thứ hai trong trường học.
Tìm được đội xuất sắc trong Liên hoan hành khúc học sinh Tây Hồ Giáo dục

Tìm được đội xuất sắc trong Liên hoan hành khúc học sinh Tây Hồ

TTTĐ - Ngày 12/10, ngành GD&ĐT quận Tây Hồ (Hà Nội) tổ chức liên hoan hành khúc học sinh Tây Hồ (năm học 2024 - 2025).
Hoà nhập toàn diện giáo dục nhưng vẫn thấm đẫm văn hoá Việt Giáo dục

Hoà nhập toàn diện giáo dục nhưng vẫn thấm đẫm văn hoá Việt

TTTĐ - Sáng 12/10, Học viện Nông nghiệp Việt Nam tổ chức Lễ Khai giảng năm học mới 2024 – 2025 và khánh thành “Dự án tăng cường năng lực đào tạo, khoa học công nghệ” từ nguồn vốn ODA của Ngân hàng Thế giới. Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tới dự chương trình.
Hà Nội cấm học sinh sử dụng điện thoại trong lớp học Giáo dục

Hà Nội cấm học sinh sử dụng điện thoại trong lớp học

TTTĐ - Hà Nội yêu cầu học sinh không được sử dụng điện thoại di động, các thiết bị khác khi đang học tập trên lớp không phục vụ cho việc học tập và không được giáo viên cho phép.
Bộ GD&ĐT thông tin kết quả thi Olympic quốc tế năm 2024 Giáo dục

Bộ GD&ĐT thông tin kết quả thi Olympic quốc tế năm 2024

TTTĐ - Năm 2024, Việt Nam có 7 đoàn học sinh tham dự các kỳ thi Olympic khu vực và quốc tế với 38 lượt học sinh tham gia đều đều đoạt giải.
Cao đẳng Y tế Tiền Giang đạt chuẩn đào tạo nghề Dược, Điều dưỡng Giáo dục

Cao đẳng Y tế Tiền Giang đạt chuẩn đào tạo nghề Dược, Điều dưỡng

TTTĐ - Với việc các nghề đạt tiêu chuẩn kiểm định chất lượng chương trình đào tạo đã góp phần khẳng định vị thế và uy tín của Trường Cao đẳng Y tế Tiền Giang trong đào tạo nhân lực y tế có trình độ chuyên sâu, bậc cao, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động y tế.
Niềm vui trên từng bước chân của học trò sau cơn bão số 3 Giáo dục

Niềm vui trên từng bước chân của học trò sau cơn bão số 3

TTTĐ - Trận bão số 3 vừa qua đã khiến ngành Giáo dục tổn thất rất lớn. Theo thống kê của Bộ Giáo dục và Đào tạo, toàn ngành thiệt hại 1.260 tỷ đồng, mất 41.600 bộ sách giáo khoa cùng với thiết bị dạy học, đồ dùng học tập khác của học sinh bị nước cuốn trôi, ướt hỏng.
Xem thêm