Để vay tín chấp với lãi suất thấp...
Duy trì lịch sử trả nợ tốt
Khác với hoạt động cho vay tín dụng của ngân hàng thương mại, cho vay tiêu dùng của các công ty tài chính là các thỏa thuận dân sự và không bị giới hạn về vấn đề lãi suất. Bên cho vay sẽ căn cứ vào lịch sử trả nợ, hồ sơ tín dụng cá nhân để xác định uy tín và khả năng trả nợ của người đi vay, từ đó quyết định khung lãi suất.
Thông thường, mức lãi suất cho vay tại công ty tài chính dao động từ 20 – 35%/năm. Tuy nhiên, một bộ phận nhỏ khách hàng sẽ phải chịu lãi suất cao hơn nếu không chứng minh được khả năng trả nợ, có nguy cơ nợ xấu lớn, có “vết đen” tài chính - đã có nợ xấu trên CIC.
Điểm tín nhiệm càng cao thì lãi suất càng thấp, và ngược lại. Những khách hàng có điểm tín nhiệm thấp hay hồ sơ tín dụng xấu thì lãi suất vay vốn sẽ cao hơn. Thậm chí, công ty tài chính có thể quyết định không cho vay với những khách hàng có điểm tín nhiệm thấp ở một mức nhất định.
Do đó, duy trì lịch sử trả nợ đúng hạn và đầy đủ sẽ giúp người vay có cơ hội được hưởng những khoản vay tiếp theo với lãi suất thấp hơn hoặc dễ dàng được phê duyệt yêu cầu giãn nợ khi cần thiết.
Cân đối thời hạn vay và khả năng thanh toán
Trên thực tế, thời gian trả góp cũng chi phối rất nhiều đến mức lãi suất của khách hàng. Hầu hết các công ty tài chính đều cung cấp các khoản vay trả góp với mức lãi suất giao động trong khoảng từ 20 – 35% với thời gian trả góp linh hoạt từ 6 – 36 tháng. Tuy nhiên, người đi vay cần lưu ý rằng với cùng một khoản vay, thời gian vay càng dài đồng nghĩa với số tiền lãi mà khách hàng phải trả càng cao, tỷ lệ lãi suất trả trên vốn vay sẽ càng cao. Thời gian lý tưởng nhất cho một khoản vay được các chuyên gia khuyên lựa chọn là 18-24 tháng.
Ví dụ như với khoản vay 30.000.000 đồng, lãi suất hợp đồng là 35%, hai khách hàng với hai thời gian trả góp sẽ ảnh hưởng đến tổng lãi suất phải trả cũng như lãi suất thực tế trả:
Khách hàng A, trả gốc 1.000.000đ/tháng và trả góp trong 30 tháng, thì lãi suất thực tế lên đến 45%
Khách hàng B, trả gốc hơn 1.600.000đ/tháng và trả góp trong vòng 18 tháng, thì lãi suất thực tế chỉ 28%
Chính vì vậy, khách hàng nên cố gắng thanh toán hàng tháng với số tiền gốc nhiều hơn lãi để tránh tình trạng lãi vẫn cứ đóng đều đều nhưng tiền gốc thì chưa giảm được bao nhiêu, khiến người vay hiểu lầm, gây tâm lý chán nản trong quá trình trả nợ.
Khi quyết định vay tiêu dùng, có những lưu ý nhất định người đi vay cần làm rõ để có một kế hoạch trả nợ phù hợp:
- Yêu cầu nhân viên tư vấn kỹ về mức lãi suất thỏa thuận trên hợp đồng.
- Hiểu rõ cách tính lãi suất để lựa chọn phương thức trả nợ phù hợp.
- Lựa chọn thời gian vay hợp lý để không phải chịu mức lãi suất quá cao.
- Cân nhắc khả năng trả nợ so với khoản vay, số tiền trả góp hàng tháng không nên vượt quá 40% thu nhập hàng tháng.
Chủ động bảo vệ gia đình trước virus cúm nguy hiểm TTTĐ - Với tính lây nhiễm cao và gây tử vong với người bị nhiễm bệnh, các bậc cha mẹ nên có những biện pháp ... |
Hẹn hò lãng mạn với "người ấy" trong dịp Lễ tình nhân TTTĐ - Ngày lễ tình nhân luôn là dịp đặc biệt để các cặp đôi đang yêu “hâm nóng” lại mối quan hệ và giúp ... |
Quà Tết ý nghĩa cho bố mẹ TTTĐ - Món quà tết ý nghĩa đôi khi không cần phải là một thứ đắt tiền hay quý giá, mà nó hàm chứa tình ... |
Ưu đãi tuyệt vời, Tết càng gần hơn với chủ thẻ FE CREDIT TTTĐ - Để mang Tết đến gần hơn với khách hàng, Công Ty Tài Chính Ngân Hàng Việt Nam Thịnh Vượng (FE CREDIT), một trong ... |