Tag

Điểm cao nhưng trượt đại học, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo nói gì?

Tin tức 11/11/2021 13:47
aa
TTTĐ - 165 học sinh phổ thông có số điểm cao từ 27 điểm trở lên (cộng với điểm ưu tiên đạt 30 điểm) không đỗ trường đại học nào vì đăng ký duy nhất một nguyện vọng và chủ yếu vào các trường công an, quân đội.
Đại học Hạ Long bổ sung 2 ngành đào tạo trình độ đại học Quy định về tuyển sinh đào tạo cấp bằng thứ hai trình độ đại học, cao đẳng ngành Giáo dục Mầm non Sinh viên hưởng lợi từ học cao đẳng chuyển tiếp lên trình độ đại học

Các trường đặt ra quá nhiều cách xét tuyển

Tại buổi chất vấn trực tiếp Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Nguyễn Kim Sơn tại hội trường Quốc hội sáng nay (11/11), đại biểu Trương Ngọc Ánh (đoàn Cần Thơ) nêu câu hỏi: Thời gian qua có nhiều học sinh trung học phổ thông điểm trung bình môn 9 điểm nhưng không đậu đại học là do đâu?

Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn

Trả lời đại biểu Trương Ngọc Ánh, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho rằng có nhiều nguyên nhân. Năm vừa qua, vẫn có hiện tượng một số các học sinh điểm cao nhưng không đỗ nguyện vọng nào. Cụ thể, 165 học sinh phổ thông có số điểm cao từ 27 điểm trở lên (cộng với điểm ưu tiên đạt 30 điểm) không đỗ nguyện vọng nào vì đăng ký duy nhất một nguyện vọng và vào chủ yếu các trường công an, quân đội.

Cũng theo Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn, còn nguyên nhân khác là các trường đặt ra quá nhiều cách xét truyển, mỗi cách xét tuyển như vậy dành cho các nhóm thì chỉ tiêu cũng có phần ít, ảnh hưởng đến việc trúng tuyển của các thí sinh.

Bộ trưởng cho rằng, các trường hợp học sinh điểm cao trên 27 vừa nêu không trúng tuyển do những nguyên nhân nêu trên. Tuy nhiên, cũng có một vài điểm cần điều chỉnh trong việc chỉ đạo các phương án xét tuyển của trường đại học trong năm tới.

“Thực tế này cũng phải điều chỉnh ở các trường đại học. Khi việc tuyển sinh là quyền của các trường nhưng phải nằm trong quy định cho phép nên Bộ sẽ rà soát để không nên có quá nhiều phương án, gây phức tạp và rủi ro cho người đăng ký", Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nói.

Phiên chất vấn và trả lời chất vấn sáng 11.11. Ảnh: QH
Phiên chất vấn và trả lời chất vấn sáng 11/11 (Ảnh: QH)

Dạy thêm là ngành nghề kinh doanh có điều kiện

Đại biểu Trần Công Long (đoàn Bạc Liêu) tán thành cấm dạy thêm, học thêm trong tình hình học trực tuyến, tuy nhiên cần tìm căn nguyên của vấn đề này. Vấn đề dạy thêm, học thêm từ trước tới nay cấm, nhiều nơi “mật phục” để “bắt” các trường hợp giáo viên dạy thêm.

Tuy nhiên, đại biểu cho rằng cách ứng xử với nhà giáo như thế này chưa phù hợp và cần có cách quản lý khác, nên đánh giá tác dụng, ý nghĩa của dạy thêm trong giáo dục và nhu cầu thực tiễn của phụ huynh, học sinh.

“Con em chúng tôi trưởng thành, đỗ đạt đi làm là nhờ học thêm”, đại biểu Công Long nói.

Đại biểu Long nhắc lại ý kiến của một đại biểu khác về việc tại sao ngành Y được làm thêm mà ngành Giáo dục không được dạy thêm và cho rằng giải quyết vấn đề dạy thêm cần nắm được căn nguyên, dạy thêm xuất phát từ đời sống, thu nhập của giáo viên quá thấp.

“Rất nhiều giáo viên coi dạy thêm như một kế mưu sinh”, đại biểu nói. Trong tình hình dịch bệnh 2 năm qua, đối tượng giáo viên cũng là đối tượng cần được cứu trợ. Đại biểu mong ngành Giáo dục có giải pháp căn cơ về vấn đề này.

Trả lời đại biểu, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT cho biết: Việc dạy thêm đáp ứng ngoài giờ, ngoài trường và cả những người không nằm trong cơ sở giáo dục là nhu cầu không thể cấm được.

Trước đây Bộ GD&ĐT có Thông tư 17 quy định về việc dạy thêm và học thêm, đặt vấn đề rằng đây là ngành kinh doanh có điều kiện. Luật Đầu tư năm 2016 lại loại bỏ dạy thêm ra khỏi danh mục ngành nghề kinh doanh có điều kiện nên nhiều điều khoản của Thông tư 17 không còn hiệu lực.

Hiện nay, Bộ GD&ĐT đề nghị dạy thêm là ngành nghề kinh doanh có điều kiện trong Luật Đầu tư. Tuy nhiên, dạy thêm không được lồng ghép nội dung giảng dạy chính thức hoặc dạy trước nội dung trên lớp là bị cấm. Điều này nằm trong đạo đức nhà giáo. Nếu có các giáo viên dạy thêm như vậy mới là điều cần lên án.

Lan Chi

Đọc thêm

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp xúc cử tri Hà Nội Tin tức

Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp xúc cử tri Hà Nội

TTTĐ - Chiều 2/7, Tổng Bí thư Tô Lâm cùng các đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội đã tiếp xúc cử tri đơn vị bầu cử số 1 để báo cáo kết quả Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV.
HĐND tỉnh Vĩnh Long khai mạc kỳ họp đầu tiên sau hợp nhất Tin tức

HĐND tỉnh Vĩnh Long khai mạc kỳ họp đầu tiên sau hợp nhất

TTTĐ - Sáng 2/7, HĐND tỉnh Vĩnh Long khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức kỳ họp thứ nhất sau hợp nhất.
Cơ hội để Thủ đô dẫn đầu trong đổi mới tư duy quản lý Tin tức

Cơ hội để Thủ đô dẫn đầu trong đổi mới tư duy quản lý

TTTĐ - Sáng 2/7, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số đã tổ chức hội nghị trực tuyến sơ kết công tác 6 tháng đầu năm 2025 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm công tác 6 tháng cuối năm 2025.
Tạo chuyển biến thực chất, mạnh mẽ trong đổi mới sáng tạo Chuyển đổi số

Tạo chuyển biến thực chất, mạnh mẽ trong đổi mới sáng tạo

TTTĐ - Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định, Nghị quyết 57 là Nghị quyết có ý nghĩa chiến lược, định hình con đường phát triển nhanh và bền vững của đất nước trong giai đoạn mới, đặc biệt trong bối cảnh chúng ta đang nỗ lực hoàn thành các mục tiêu của nhiệm kỳ và mô hình chính quyền địa phương hai cấp đã chính thức vận hành tại 34 tỉnh, thành phố từ ngày 1/7/2025.
Phấn khởi trước sự đổi mới trong tác phong phục vụ Nhân dân Tin tức

Phấn khởi trước sự đổi mới trong tác phong phục vụ Nhân dân

TTTĐ - Chiều 1/7, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tới thăm, kiểm tra việc vận hành chính quyền hai cấp tại một số đơn vị, địa phương trên địa bàn TP Hà Nội.
Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ cho ý kiến về phương án sửa đổi, bổ sung 3 luật quan trọng Tin tức

Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ cho ý kiến về phương án sửa đổi, bổ sung 3 luật quan trọng

Ngày 1/7, đồng chí Phạm Minh Chính, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, chủ trì cuộc họp của Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ về một số nội dung quan trọng, trong đó có các phương án sửa đổi, bổ sung 3 luật quan trọng để chuẩn bị báo cáo cấp có thẩm quyền.
Sau kỳ họp thứ nhất, bắt tay ngay vào phục vụ Nhân dân Tin tức

Sau kỳ họp thứ nhất, bắt tay ngay vào phục vụ Nhân dân

TTTĐ - Thực hiện Luật Tổ chức chính quyền địa phương và các nghị quyết, hướng dẫn của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, ngày 1/7, HĐND phường Đại Mỗ (Hà Nội) đã tổ chức kỳ họp thứ nhất HĐND phường khóa I, nhiệm kỳ 2021 - 2026 để xem xét, thông qua các nội dung quan trọng của bộ máy chính quyền địa phương nhằm đảm bảo hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả.
Xã Phú Xuyên tập trung cao độ, bảo đảm vận hành chính quyền mới Tin tức

Xã Phú Xuyên tập trung cao độ, bảo đảm vận hành chính quyền mới

TTTĐ - Ngày 1/7, sau khi dự kỳ họp thứ nhất của HĐND xã Phú Xuyên, khóa I, nhiệm kỳ 2021-2026, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn đã đi kiểm tra công tác vận hành vào ngày đầu hoạt động của bộ máy chính quyền xã Phú Xuyên sau sắp xếp.
Tổng Bí thư Tô Lâm kiểm tra hoạt động của chính quyền địa phương 2 cấp ở Hà Nội MultiMedia

Tổng Bí thư Tô Lâm kiểm tra hoạt động của chính quyền địa phương 2 cấp ở Hà Nội

Chiều 1/7, Tổng Bí thư Tô Lâm đến thăm, kiểm tra hoạt động của chính quyền địa phương hai cấp tại xã Phúc Thịnh,Trung tâm phục vụ hành chính công Hà Nội, UBND phường Tây Hồ (Hà Nội).
HĐND tỉnh An Giang nâng cao vai trò, trách nhiệm, kiến tạo phát triển Tin tức

HĐND tỉnh An Giang nâng cao vai trò, trách nhiệm, kiến tạo phát triển

TTTĐ - HĐND tỉnh An Giang khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026 vừa tổ chức Kỳ họp thứ nhất xem xét, quyết định một số nội dung thuộc thẩm quyền. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh An Giang Nguyễn Thanh Nhàn và các Phó Chủ tịch HĐND tỉnh chủ tọa kỳ họp.
Xem thêm