Đoàn sát cánh cùng thanh niên nông thôn thực hiện mô hình kinh tế
Chính sách phát triển thanh niên - Kinh nghiệm của các nước |
Theo bạn Nguyễn Văn Hoàng (Hà Nội), hiện nay các cơ sở Đoàn khu vực nông thôn đều gặp khó khăn trong thu hút, tập hợp thanh niên. Phần lớn thanh niên đều đi học xa hoặc làm công chức nhà nước, số còn lại chỉ tốt nghiệp cấp 3 cũng loay hoay tìm cách thoát ly đi đến các thành phố lớn làm ăn hoặc tham gia vào các công ty, xí nghiệp đóng tại địa phương.
Vì không có thời gian hoặc thanh niên mải mê dành nhiều quỹ nghỉ ngơi cho các hình thức giải trí khác nhau người trẻ dù ở lại ở quê cũng không mặn mà với các hoạt động Đoàn.
Bạn Nguyễn Văn Hoàng |
Rõ ràng, người trẻ không mặn mà với hoạt động Đoàn là bởi họ chưa thấy được những lợi ích tổ chức Đoàn mang lại. Vì vậy, muốn thu hút họ tổ chức Đoàn phải chứng minh được các hoạt động mang lại giá trị chính đáng, đáp ứng nguyện vọng của thanh niên nhất là về nghề nghiệp, việc làm, phát triển kinh tế, xây dựng thương hiệu bản thân…
Tôi cho rằng, với thanh niên nông thôn, thay bằng hô hào khẩu hiệu, tổ chức các chương trình, hành động chỉ theo kỳ cuộc, Đoàn hãy đồng hành với họ bằng cách gần gũi với thanh niên cung cấp, hướng dẫn các thủ tục, hướng đi giúp thanh niên thực hiện các mô hình kinh tế gắn với đặc thù địa phương.
Khoan hãy nói tới những vấn đề cao xa trên thế giới để thanh niên khó học tập, hãy phát hiện những nhân tố mới, cách làm hay ở ngay bên cạnh họ, từ đó, có những biện pháp hỗ trợ kịp thời nhằm khích lệ và nhân rộng những mô hình kinh tế hiệu quả. Tổ chức Đoàn cũng cần tạo điều kiện để thanh niên tiếp cận với vốn, khoa học kĩ thuật, tìm đầu ra cho thanh niên. Bạn hãy tưởng tượng, cụ thể như thế này: Nếu để thanh tiên tự mày mò bán 1 tấn nông sản sẽ rất khó khăn nhưng nếu từ một công văn của Đoàn gửi đi các nơi nói rõ về nguồn gốc xuất xứ của nông sản, hay cùng với đó những cuộc livestream được nâng giá trị lên rất nhiều lần. Khi đó thanh niên không chỉ bán 1 tấn mà có thể bán được cả những mùa vụ nông sản, đặc sản quê hương mình.