Doanh nghiệp chế biến nông sản Việt tuyên bố "bao trọn" hàng nông sản ùn ứ
Doanh nghiệp thiệt hại hàng nghìn tỷ vì ùn ứ nông sản ở cửa khẩu Sao Việt livestream bán đặc sản hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp Nông sản ùn tắc tại cửa khẩu, Phó Thủ tướng yêu cầu các Bộ vào cuộc |
Tình hình hàng hóa ùn ứ tại khu vực cửa khẩu “vẫn căng như dây đàn”
Tại diễn đàn “Kết nối sản xuất, chế biến nông sản và thúc đẩy thị trường nội địa" do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN-PTNT) và Báo Nông nghiệp tổ chức hôm nay (31/12), ông Nguyễn Ngọc Thạch, Tổng Biên tập Báo Nông nghiệp Việt Nam cho biết: Tình hình hàng hóa ùn ứ tại các khu vực cửa khẩu vấn rất căng thăng. Hàng nghìn container đa phần là hàng nông sản chờ được thông quan sang Trung Quốc tiêu thụ.
Ông Nguyễn Ngọc Thạch, Tổng Biên tập Báo Nông nghiệp Việt Nam khai mạc diễn đàn |
Ông Lê Thanh Hòa, Phó Cục trưởng Cục Chế biến & Phát triển thị trường nông sản cho biết, hiện nhiều nông sản vào vụ, có nhu cầu tiêu thụ lớn. Ngoài ra, các chính sách giám sát Covid-19 của Trung Quốc ngày càng tăng cường, duy trì chế độ “Zero Covid”, trong khi Việt Nam lại chủ trương sống chung với dịch.
“Những vấn đề ở biên giới đặt ra yêu cầu về việc chế biến nông, lâm, thủy sản của Việt Nam phải thay đổi, nhất là khi Tết Nguyên đán đang đến gần”, ông Hòa nói.
Một số mặt hàng như thủy sản, rau quả bảo quản lạnh sẽ được Trung Quốc giám sát chặt chẽ. Đây là một trong những nguyên nhân chính khiến năng lực thông quan tại cửa khẩu giảm khoảng một nửa thời gian qua.
Nhằm giải quyết các vấn đề ùn tắc nông sản, lãnh đạo Cục Chế biến & Phát triển thị trường nông sản cho biết, ngành nông nghiệp đã tổ chức nhiều đoàn thanh tra, kiểm tra, giám sát tình hình lưu thông, xuất nhập khẩu nông sản cả ở cửa khẩu, lẫn các địa phương.
Dù nhiều Bộ, ban, ngành vào cuộc quyết liệt, nhiều địa phương chưa kịp điều tiết hàng hóa. Tình trạng này dẫn đến việc nhiều xe chở nông sản lên biên giới đã quay đầu trở lại các đô thị lớn như Hà Nội.
Ông Lê Thanh Hòa, Cục phó Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản. |
Trong khi đó, bà Đinh Thị Thu, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Lạng Sơn cho biết, tổng lượng xe ùn tắc tại Lạng Sơn hiện nay vào khoảng 2.900 xe. Số xe đang giảm dần, nguyên nhân chính là do nhiều xe quay đầu về tiêu thụ nội địa, đặc biệt là sau khi Bằng Tường thông báo ngừng nhập khẩu thanh long từ 0h 29/12 - 24h 26/1/2022.
Theo bà Thu, trong thời gian tới việc xuất khẩu nông sản dự kiến sẽ gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là 2 dịp nghỉ Tết dương lịch và Tết Nhâm Dần đang đến gần.
“Phía Trung Quốc sẽ tạm dừng nhập khẩu hàng hóa trên container lạnh trong 28 ngày của dịp Tết Nhâm Dần, trong đó 14 ngày trước Tết và 14 ngày sau Tết”, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT Lạng Sơn cho biết thêm.
Trước tình hình đó, bà Thu kiến nghị các đơn vị cấp trên cần tổ chức thêm các cuộc hội đàm cấp cao để thông quan nốt 2.900 xe đang còn ùn tắc trước Tết nguyên đán.
Ngoài ra, bà Đinh Thị Thu cũng đề xuất đàm phán với Trung Quốc để tăng thời gian làm việc tại các cửa khẩu vẫn còn hoạt động, từ 4h, 8h đến 12h mỗi ngày để nâng cao năng lực thông quan.
Tình hình khó khăn không chỉ xuất hiện ở các khu vực cửa khẩu, ngay cả vùng trồng nông sản tại nhiều địa phương cũng đang gặp áp lực rất lớn.
Trao đổi với phóng viên, bà Đinh Thị Phương Khanh, Phó Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Long An cho biết: Người dân trồng thanh long tại Long An rất trông mong vào thời điểm cuối năm, thời điểm trái vụ, quả thanh long có giá cao nhất.
Thanh Long đang khó tiêu thụ |
Trước khi có thông tin Trung Quốc tạm dừng nhập khẩu thanh long, hầu hết các thương lái cam kết mua thanh long của người dân với giá 22.000/kg, đủ để người dân thu về lợi nhuận cho chi phí sản xuất cả năm.
Tuy nhiên, từ khi có thông tin Trung Quốc tạm dừng nhập khẩu thanh long, đồng loạt các kho thanh long trên địa bàn tỉnh Long An đã tạm dừng thu nhận hàng.
“Do đó, ngày 27-28/12 vừa qua, các thương lái đã biểu tình, yêu cầu các kho phải bồi thường cho lượng thanh long đã được thu mua từ phía người dân”, bà Phương Khanh nói.
Theo lãnh đạo Sở NN-PTNT tỉnh Long An, hiện nay địa phương có khoảng 10.000 ha diện tích trồng thanh long với sản lượng khoảng 20.000 tấn. Đó là áp lực rất lớn đối với tỉnh.
Qua rà soát, Long An hiện có 117 kho thanh long trên địa bàn tỉnh, trong đó có 100 kho đông lạnh với tổng công suất khoảng 5.400 tấn. Tuy nhiên lượng tồn hiện nay đã gần 3.000 tấn, chỉ còn sức chứa 2.400 tấn.
Doanh nghiệp Việt sẵn sàng thu mua nông sản ùn ứ
Trong diễn đàn “Kết nối sản xuất, chế biến nông sản và thúc đẩy thị trường nội địa", được tổ chức hôm nay (31/12), rất nhiều doanh nghiệp chế biến lên tiếng sẽ sẵn sàng thu mua nông sản, hỗ trợ bà con nông dân ở mọi tỉnh, thành phố trên cả nước.
Tổng giám đốc Công ty TNHH Bán lẻ BRG (BRG Retail) cho biết đơn vị sẽ triển khai bán hàng không lợi nhuận cho nông sản Việt Nam gặp khó trong xuất khẩu như trái cây, hải sản trên hệ thống siêu thị BRG Mart.
Ông Nguyễn Thái Dũng, Tổng giám đốc Công ty TNHH Bán lẻ BRG (BRG Retail) |
Bên cạnh việc đưa nông sản đến hệ thống siêu thị ở 7 tỉnh thành trải dài từ Bắc vào Nam, ông Nguyễn Thái Dũng còn thông tin BRG Retail sẽ chuẩn bị hệ thống kho lạnh để tích trữ hải sản, trái cây để bán hàng từ nay đến cuối năm. Ngoài ra, với hạ tầng công nghệ có sẵn, BRG Retail cũng đẩy mạnh bán các mặt hàng nông sản trên hệ thống ứng dụng mua hàng online của mình.
Đồng tình với câu chuyện này, bà Nguyễn Phương Hồng, Giám đốc kế hoạch chuỗi cung ứng tập đoàn Nafoods Group cho biết: “Mặc dù thanh long không phải là sản phẩm chính, thế nhưng từ nay cho tới Tết Nguyên đán, chúng tôi có thể hỗ trợ cho chanh leo và thanh long. Với các sản phẩm tại cửa khẩu phía Bắc sẽ chuyển về Nghệ An, còn phía Nam sẽ đưa về Long An. Sản lượng khoảng 1.000 tấn”.
Trong khi đó, ông Đinh Cao Khuê, Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Thực phẩm Xuất khẩu Đồng Giao (Doveco), cho biết hiện nay Công ty đang tiêu thụ số lượng lớn sản phẩm nông sản bị ách tắc tại biên giới.
Cụ thể, mỗi ngày Công ty tiêu thụ khoảng 100 - 150 tấn sản phẩm nông sản các loại, đặc biệt là sản phẩm xoài. Thời gian qua, Công ty cũng đã kết hợp với Đồng Tháp, Tiền Giang để có nguồn cung phục vụ chế biến nông sản.
“Hiện nay chúng tôi vẫn chế biến xoài với số lượng lớn. Nếu các đơn vị có sản phẩm xoài, dứa, chanh leo hay chuối gặp khó khăn trên cửa khẩu, Công ty sẵn sàng hỗ trợ tiêu thụ”, ông Đinh Cao Khuê cho biết.
Ông Lê Minh Tuấn, Giám đốc kinh doanh, Công ty cổ phần tập đoàn Transin |
Ông Lê Minh Tuấn, Giám đốc kinh doanh, Công ty cổ phần tập đoàn Transin cũng tiết lộ, mạng lưới của công ty phủ cả nước, có giao thương sang cả Trung Quốc, và đa dạng các loại hình vận chuyển. Trong thời gian dịch bệnh, ông Tuấn thừa nhận, việc vận chuyển xuyên biên giới gặp nhiều khó khăn.
Để tránh ùn tắc nông sản tại cửa khẩu như thời gian qua, ông Tuấn đưa ra một giải pháp vận tải bằng đường sắt. Cụ thể, Transin phối hợp Cục Đường sắt Việt Nam sẽ chuyển hàng từ điểm tập kết ở ga Yên Viên đến ga Đồng Đăng, rồi qua Bằng Tường, Nam Ninh.
Tính cả thời gian dừng, chờ tại điểm trung chuyển, tổng thời gian khoảng 24 giờ. Năng lực vận tải hiện là 4 chuyến/ngày, mỗi chuyến khoảng 20 container. “Đây là một năng lực rất đáng kể”, ông Tuấn chia sẻ. Dù vậy, hình thức vận chuyển này mới dừng ở mức container nóng, nên chỉ có thể sử dụng cho nông sản đồ khô và xuất khẩu chính ngạch sang Trung Quốc.
Ông Trần Thanh Nam, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT cho rằng: Trong điều kiện Trung Quốc hạn chế nhập nông sản, trong đó có những trái cây chủ lực của Việt Nam như thanh long, mít, dưa hấu, nhiệm vụ của diễn đàn hôm nay là làm rõ thêm vai trò của thị trường nội địa.
Lãnh đạo Bộ NN&PTNT bày tỏ vui mừng khi thấy nhiều doanh nghiệp lên tiếng sẵn sàng chế biến, thu mua xe nông sản quay đầu về từ biên giới.
“Qua đây, chúng ta cần nhìn nhận rõ vấn đề là tiềm năng của thị trường nội địa rất lớn. Chúng ta cần tích cực thay đổi tư duy, Chính phủ cũng đã có chủ trương đa thị trường, đa lợi ích” , Thứ trưởng Nam nói.
1.000 suất quà "nóng" tặng lái xe đường dài bị kẹt ở vùng biên Lạng Sơn |
Doanh nghiệp thiệt hại hàng nghìn tỷ vì ùn ứ nông sản ở cửa khẩu |
Sao Việt livestream bán đặc sản hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp |