Tag

Doanh thu thuần Vinamilk tăng trưởng 7,3%

Kinh tế 01/05/2020 16:51
aa
TTTĐ - Theo báo cáo tài chính quý 1-2020 của CTCP Sữa Việt Nam (Vinamilk, mã chứng khoán: VNM) vừa công bố, doanh thu thuần hợp nhất đạt 14.153 tỷ đồng tăng 7,3% so với cùng kỳ 2019 (yoy).

Doanh thu thuần Vinamilk tăng trưởng 7,3%

Lô sản phẩm sữa đặc Ông Thọ được đưa vào container chuẩn bị xuất đi Trung Quốc từ Nhà máy sữa Thống Nhất của Vinamilk

Bài liên quan

Người lao động Vinamilk góp sức để những mảnh đời yếu thế không bị bỏ lại phía sau

Tin vui cho ngành sữa giữa đại dịch: Vinamilk xuất lô sữa đặc đầu tiên sang Trung Quốc

“Món quà” đặc biệt của nhân viên Vinamilk giúp trẻ em khó khăn ngăn ngừa dịch bệnh

Vinamilk ủng hộ 15 tỷ đồng tiếp sức các đơn vị tuyến đầu chống dịch

Vinamilk "cấp tốc" tăng cường dinh dưỡng cho bác sĩ và bệnh nhân Bệnh viện Bạch Mai

Mảng kinh doanh nội địa ghi nhận doanh thu thuần 12.092 tỷ đồng, tăng 7,9% so với cùng kỳ 2019 và đóng góp 85,4% vào doanh thu thuần hợp nhất.

Vinamilk bắt đầu hợp nhất kết quả hoạt động kinh doanh của CTCP GTNFoods (mã chứng khoán: GTN) được VNM sở hữu 75% vốn. Trong từ quý 1-2020 GTN đã ghi nhận doanh thu thuần 633 tỷ đồng, tăng 1,6% so với cùng kỳ 2019 và đóng góp đáng kể vào mức tăng 7,9% hợp nhất.

Doanh thu thuần Vinamilk tăng trưởng 7,3%

Doanh thu thuần VNM đạt 10.911 tỷ đồng, tăng 1,2% so với cùng kỳ 2019 và được dẫn dắt bởi các ngành hàng chủ lực. Mức tăng trưởng thấp một chữ số là do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Theo đó, doanh thu của một số kênh bán hàng đã bị ảnh hưởng lớn.

Cụ thể, các trường học trên cả nước đã đóng cửa từ cuối tháng 1-2020, trong khi các chuyến bay quốc tế đã bị tạm ngưng và các chuyến bay nội địa cũng bị cắt giảm từ cuối tháng 3-2020 để phòng ngừa sự lây lan của dịch Covid-19.

Ở mặt tích cực, các kênh phân phối truyền thống, hiện đại và cửa hàng riêng của Vinamilk vẫn ghi nhận mức tăng trưởng doanh thu dương, trong đó kênh hiện đại ghi nhận mức tăng trưởng hai chữ số, nhờ hoạt động thị trường hiệu quả và nhu cầu chăm sóc sức khỏe, bổ sung các thực phẩm dinh dưỡng để tăng cường đề kháng của người dân tăng trong bối cảnh dịch bệnh.

Mảng xuất khẩu trực tiếp ghi nhận doanh thu thuần 1.081 tỷ đồng, tăng trưởng 7,5% so với cùng kỳ 2019 và đóng góp 7,6% vào doanh thu thuần hợp nhất, dẫn dắt bởi các thị trường xuất khẩu chủ lực tại Trung Đông.

Các khâu kiểm tra, kiểm soát chất lượng được nhà máy thực hiện nghiêm ngặt để đảm bảo các quy định về sản phẩm của nước nhập khẩu
Các khâu kiểm tra, kiểm soát chất lượng được nhà máy thực hiện nghiêm ngặt để đảm bảo các quy định về sản phẩm của nước nhập khẩu

Tiêu biểu, trong tháng 2-2020, Vinamilk đã ký hợp đồng xuất khẩu sữa trị giá 20 triệu USD tại hội chợ Gulfood Dubai 2020.

Mảng chi nhánh nước ngoài ghi nhận doanh thu thuần 980 tỷ đồng, tăng trưởng 0,8% so với cùng kỳ 2019 và đóng góp 6,9% vào doanh thu thuần hợp nhất.

Hoạt động kinh doanh của công ty con Driftwood tại Mỹ (Vinamilk sở hữu 100% vốn) bị ảnh hưởng, dù không đáng kể, khi các trường học tại bang California – nhóm khách hàng chính của Driftwood – đã đóng cửa từ giữa tháng 3-2020 khi dịch Covid-19 bắt đầu bùng phát tại khu vực này.

Doanh thu của công ty con Angkor Milk tại Campuchia (Vinamilk sở hữu 100% vốn) vẫn đạt mức tăng trưởng dương. Đặc biệt, doanh thu nội địa của Angkor Milk ghi nhận mức tăng trưởng hai chữ số nhờ mức tiêu thụ sản phẩm sữa còn thấp tại thị trường này.

Lợi nhuận sau thuế hợp nhất đạt 2.777 tỷ đồng, giảm 0,7% so với cùng kỳ 2019 do các chi phí hoạt động tăng nhanh hơn doanh thu và thuế thu nhập doanh nghiệp hiệu lực, tăng 1,00 điểm % lên 17,3%.

Biên lợi nhuận gộp (“LNG”) hợp nhất đạt 46,7%, không đổi so với cùng kỳ 2019 nhưng giảm nhẹ 0,51 điểm % so với cuối năm 2019 do việc tích hợp GTN đã pha loãng số liệu hợp nhất. Nếu chỉ tính riêng Công ty Mẹ, biên LNG đạt 50,5%, tăng 2,65 điểm % so với cùng kỳ 2019 nhờ cơ cấu doanh thu cải thiện.

Chi phí bán hàng & quản lý doanh nghiệp hợp nhất phát sinh 3.393 tỷ đồng, tương đương 24% doanh thu thuần (Q1-2019: 22,4%). Tỷ lệ này tăng lên chủ yếu do hợp nhất chi phí bán hàng và quản lý doanh nghiệp của GTN và chi phí hỗ trợ bán hàng tăng thêm trong giai đoạn dịch cúm Covid-19.

Biên lợi nhuận ròng của GTN đạt 6.3%, tăng 3,53 điểm % so với cùng kỳ, cho thấy sự hiệu quả của Vinamilk trong quá trình tiếp quản và cải thiện hoạt động kinh doanh tại đơn vị này.

Theo đó, biên lợi nhuận ròng hợp nhất đạt 19,6% và thu nhập mỗi cổ phiếu đạt 1.427 đồng, giảm lần lượt 1,60 điểm % và 1.7% so với cùng kỳ 2019.

Tại ngày 31-3-2020, số dư tiền ròng (tiền & tương đương tiền trừ tiền vay) là gần 9.500 tỷ đồng, tương đương 20% tổng tài sản, trong đó số dư tiền ròng tại Công ty Mẹ là gần 7.000 tỷ đồng.

Hiện tại, tổng quy mô đàn bò do tập đoàn Vinamilk quản lý và khai thác sữa đạt hơn 150.000 con, với tổng sản lượng sữa tươi nguyên liệu cung cấp đạt xấp xỉ 1.200 tấn/ngày.

Hỗ trợ cộng đồng cũng là mảng hoạt động nổi bật trong Q1-2020, tính đến nay, Vinamilk đã ủng hộ gần 30 tỷ đồng thông qua nhiều hoạt động hỗ trợ cộng đồng:

Tiếp sức cho hơn 4.000 cán bộ, y bác sĩ, chiến sĩ tuyến đầu chống dịch của Trung ương và các tỉnh, thành trên cả nước bằng việc tài trợ các sản phẩm dinh dưỡng. Trước đó, Vinamilk có gói hỗ trợ 10 tỷ đồng để mua thiết bị sinh phẩm y tế giúp phát hiện nhanh virus SARS-COV-2.

Đặc biệt, đối với đối tượng trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, kém may mắn trong đại dịch, Vinamilk và Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam đã thực hiện chương trình trao tặng 1,7 triệu ly sữa tương đương 12,5 tỷ đồng để hỗ trợ dinh dưỡng cho các em.

Tập thể CB-CNV Vinamilk tự nguyện đóng góp 1 ngày lương cho các hoạt động cộng đồng và đi bộ gây quỹ để tặng khẩu trang, nước rửa tay, sữa cho hơn 6.000 trẻ em khó khăn trên cả nước.

Tin liên quan

Đọc thêm

Mở khóa tiềm năng kinh tế tư nhân Doanh nghiệp

Mở khóa tiềm năng kinh tế tư nhân

TTTĐ - Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký ban hành Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị, khẳng định mạnh mẽ vai trò "động lực quan trọng nhất" của kinh tế tư nhân trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Nghị quyết mang tính đột phá, đặt ra mục tiêu đến năm 2030 và tầm nhìn 2045, kỳ vọng giải phóng toàn bộ sức sản xuất, đưa kinh tế tư nhân Việt Nam vươn tầm khu vực và thế giới.
Kinh tế tư nhân - “Vùng đất hứa” cho khát vọng khởi nghiệp Khởi nghiệp sáng tạo

Kinh tế tư nhân - “Vùng đất hứa” cho khát vọng khởi nghiệp

TTTĐ - Mới đây, Tổng Bí thư Tô Lâm ký ban hành Nghị quyết số 68-NQ/TW của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân. Theo đó, các doanh nghiệp tư nhân có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc tái cấu trúc nền kinh tế. Điều này tạo ra những cơ hội lớn cho thanh niên khi tham gia vào các dự án kinh doanh và khởi nghiệp…
Tạo động lực mạnh mẽ để doanh nghiệp, doanh nhân dám nghĩ, dám làm Kinh tế

Tạo động lực mạnh mẽ để doanh nghiệp, doanh nhân dám nghĩ, dám làm

TTTĐ - ThS Lê Anh Tiến đồng sáng lập và Tổng Giám đốc Công ty cổ phần công nghệ Chatbot Việt Nam cho rằng, Nghị quyết 68-NQ/TW không chỉ tháo gỡ trực tiếp các điểm nghẽn về pháp lý - hành chính mà còn tạo động lực mạnh mẽ để doanh nghiệp, doanh nhân dám nghĩ, dám làm, đóng góp nhiều hơn.
Bảo đảm sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu nông lâm thủy sản trong bối cảnh biến động thương mại toàn cầu Thị trường - Tài chính

Bảo đảm sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu nông lâm thủy sản trong bối cảnh biến động thương mại toàn cầu

TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện số 59/CĐ-TTg ngày 8/5/2025 yêu cầu các bộ ngành, địa phương tập trung chỉ đạo bảo đảm sản xuất, tiêu thụ, xuất khẩu nông lâm thủy sản trong bối cảnh biến động thương mại toàn cầu.
Quảng Nam chuẩn bị cho Tuần lễ Khởi nghiệp Sáng tạo TechFest 2025 Kinh tế

Quảng Nam chuẩn bị cho Tuần lễ Khởi nghiệp Sáng tạo TechFest 2025

TTTĐ - UBND tỉnh Quảng Nam vừa công bố kế hoạch tổ chức "Tuần lễ Khởi nghiệp sáng tạo tỉnh Quảng Nam lần thứ Sáu - TechFest Quang Nam 2025" với chủ đề “Hành trình khởi nghiệp thành doanh nghiệp và phát triển sản phẩm địa phương phục vụ du lịch”.
TP HCM cần tập trung rà soát, tháo gỡ khó khăn cho tất cả các dự án còn đang vướng mắc Kinh tế

TP HCM cần tập trung rà soát, tháo gỡ khó khăn cho tất cả các dự án còn đang vướng mắc

Đối với 6 dự án cụ thể được báo cáo tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình đề nghị TP HCM theo thẩm quyền tập trung xem xét, tháo gỡ, bảo đảm hài hòa lợi ích, nhất là lợi ích của nhà đầu tư, xử lý dứt điểm những khó khăn, vướng mắc còn tồn tại đối với 6 dự án, chậm nhất trong quý III/2025.
Phải có cơ chế tháo gỡ các điểm nghẽn đang kìm hãm sự phát triển của kinh tế tư nhân Kinh tế

Phải có cơ chế tháo gỡ các điểm nghẽn đang kìm hãm sự phát triển của kinh tế tư nhân

TTTĐ - Chiều 8/5, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc làm việc với Hội đồng Tư vấn chính sách nhằm tiếp tục hoàn thiện dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển kinh tế tư nhân để triển khai thực hiện Nghị quyết 68 của Bộ Chính trị.
TikTok “Hè hay đấy” 2025: Giải pháp mới giúp thương hiệu tăng trưởng doanh số mùa hè Doanh nghiệp

TikTok “Hè hay đấy” 2025: Giải pháp mới giúp thương hiệu tăng trưởng doanh số mùa hè

TTTĐ - Để đồng hành cùng các thương hiệu trên hành trình chinh phục mùa hè sôi động, TikTok chính thức khởi động chiến dịch "Hè hay đấy 2025" – chuỗi hoạt động và giải pháp toàn diện được thiết kế để giúp doanh nghiệp nắm bắt xu hướng, tối ưu hóa chiến dịch marketing và bứt phá doanh số.
Dấu ấn tự lực của ngành Công nghiệp - Năng lượng Việt Nam Doanh nghiệp

Dấu ấn tự lực của ngành Công nghiệp - Năng lượng Việt Nam

TTTĐ - Vào lúc 18h50’ ngày 7/5, dự án phát triển mỏ Đại Hùng giai đoạn 3 (phase 3) chính thức đưa vào khai thác dòng dầu đầu tiên với lưu lượng 6.000 thùng/ngày - về đích sớm 20 ngày so với kế hoạch hiệu chỉnh. Đây là dấu mốc rất ý nghĩa đúng vào dịp kỷ niệm 50 năm thành lập Tập đoàn Công nghiệp - Năng lượng Quốc gia Việt Nam (Petrovietnam).
Tháo gỡ rào cản, tạo "bệ phóng" cho kinh tế tư nhân phát triển Doanh nghiệp

Tháo gỡ rào cản, tạo "bệ phóng" cho kinh tế tư nhân phát triển

TTTĐ - Thay mặt Bộ Chính trị, Tổng Bí thư Tô Lâm vừa ký Nghị quyết số 68-NQ/TW ngày 4/5/2025 của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế tư nhân. Theo các chuyên gia, Nghị quyết đã đưa ra các chính sách cụ thể hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận đất đai, vốn, nhân lực chất lượng cao, khuyến khích chuyển đổi số, đổi mới sáng tạo, phát triển bền vững và kết nối chuỗi giá trị toàn cầu.
Xem thêm