Tag

Đồi mắc ca trù phú mở hướng làm giàu ở miền Tây Quảng Ngãi

Nông thôn mới 01/07/2022 16:32
aa
TTTĐ - Đồi mắc ca của ông Nguyễn Lên (Quãng Ngãi) đã chứng minh khí hậu miền tây Quảng Ngãi rất phù hợp trồng cây này và đây là cây trồng sẽ mở hướng giúp đồng bào dân tộc Cadong thoát nghèo, từng bước vươn lên làm giàu.
Ông Huỳnh Ngọc Huy đón ông Ibrahim Lootah, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Lootah sang làm việc tại Việt Nam - Ảnh: P.Hậu
Ông Huỳnh Ngọc Huy đón ông Ibrahim Lootah, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Lootah sang làm việc tại Việt Nam (Ảnh: P.Hậu)

Cây nào cũng ra trái, không cây nào “ngon” như mắc ca

Ấn tượng đầu tiên của chúng tôi khi đến thăm đồi mắc ca của ông Nguyễn Lên, thôn Tam Tong, xã Liên Sơn (Sơn Tây, quảng Ngãi) là cây được trồng theo hàng lối ngay ngắn, quy hoạch gọn gàng. Đứng từ dưới chân đồi ngước nhìn lên, hàng mắc ca chạy dài tít tắp dưới nền trời cao xanh thăm thẳm.

“Năm 2017, tôi được Hiệp hội mắc ca Việt Nam thăm quan vườn trồng tại Đắk Lắk, cây trồng ra nhiều trái, rất đẹp. Càng tìm hiểu sâu, tôi càng mê mẩn nên quyết định trồng cây mắc ca, đến nay cây nào cũng cho ra trái. Tôi thấy không có cây nào “ngon” hơn cây mắc ca”, ông Lên nói.

Ông Nguyễn Lên trồng mắc ca xen lên cây nghệ để duy trì nguồn thu chờ cây mắc ca cho thu hoạch (Ảnh: P.Hậu)
Ông Nguyễn Lên trồng mắc ca xen lên cây nghệ để duy trì nguồn thu chờ cây mắc ca cho thu hoạch (Ảnh: P.Hậu)

Theo ông Lên, cái “ngon” đầu tiên là trồng mắc ca được vay vốn ưu đãi từ ngân hàng, rất ít cây trồng có gói vay này. Khu vườn 6,5ha được ông Lên trồng 1.500 cây theo tiêu chuẩn kỹ thuật của Hiệp hội mắc ca Việt Nam. Tiền mua cây, chi phí vận chuyển từ Đắk Lắk về tận vườn, cho đến thuê mướn nhân công trồng cây được LienVietPostBank chi nhánh Quảng Ngãi chi trả, đồng thời kết nối mua bảo hiểm trong 10 năm.

“Có gói vay này, người trồng mắc ca không lo về vốn. Ngân hàng thẩm định cho vay 650 triệu đồng nhưng thực tế, tôi chỉ cần vay 390 triệu đồng. Năm 2019, vườn mắc ca gặp bão, gãy đổ hơn 100 cây được bảo hiểm hỗ trợ trên 300 triệu đồng”, ông Lên nói.

Ông Huỳnh Ngọc Huy khảo sát vườn cây mắc ca của ông Nguyễn Lên vay vốn từ LienVietPostBank trồng từ năm 2017 (Ảnh: P.Hậu)
Ông Huỳnh Ngọc Huy khảo sát vườn cây mắc ca của ông Nguyễn Lên vay vốn từ LienVietPostBank trồng từ năm 2017 (Ảnh: P.Hậu)

“Bí kíp” giúp ông Lên không cần vay hết vốn ngân hàng là chiến thuật “lấy ngắn nuôi dài”. 2 năm đầu tiên, ông Lên thuê công nhân trồng sắn, mỗi năm thu nhập từ bán sắn được hơn 100 triệu đồng. Năm thứ 3, ông Lên chuyển sang trồng nghệ thì thu nhập tăng lên 140 triệu. Năm thứ 4, cây mắc ca bói quả, ông ngừng trồng cây ngắn ngày chuyển sang nuôi bò thịt và tận dụng nguồn phân bò bón lại cho vườn cây mắc ca.

“Trồng xen canh cây ngắn ngày thu nhập không cao nhưng đủ duy trì thuê nhân công chăm sóc vườn. Cây mắc ca còn “ngon” ở chỗ, con bò, con dê nó không ăn lá cây này nên tôi tính có thể kết hợp nuôi thêm bò, dê mà không cần lo cây bị vật nuôi ăn lá hay phá hoại”, ông Lên nói.

Khuyến khích chuyển đổi cây keo, sắn sang trồng mắc ca

Ông Nguyễn Lên hiện là Giám đốc HTX Nông nghiệp và dịch vụ Ngọc Lên đang quản lý khoảng 200ha đất với hàng chục thành viên đều là đồng bào dân tộc thiểu số Cadong. Theo ông Lên, người Cadong chịu thương chịu khó lao động nhưng nhiều hộ đến nay chưa thể thoát nghèo. Cây trồng truyền thống là keo, sắn rất tốn công lao động nhưng giá trị kinh tế thấp, người dân khó thoát nghèo.

“Trồng keo thì 5 - 6 năm mới thu hoạch, tiền bán keo thu về 60 - 70 triệu đồng/ha nhưng phải chặt đi trồng lại từ đầu. Trồng sắn thì giá trị kinh tế quá thấp, như năm rồi giá bán chỉ 2.000 đồng/kg. Trong khi mắc ca bán tại vườn là 95.000 đồng/kg và cây trồng một lần nhưng cho thu hoạch 50 - 60 năm. Tôi tin đây là cây trồng sẽ giúp người Cadong thoát nghèo, từng bước vươn lên làm giàu”, ông Lên nói.

Ông Nguyễn Lên chọn trồng cây mắc ca và kỳ vọng đây là cây trồng giúp đồng bào dân tộc thiểu số Cadong thoát nghèo, vươn lên làm giàu (Ảnh: P.Hậu)
Ông Nguyễn Lên chọn trồng cây mắc ca và kỳ vọng đây là cây trồng giúp đồng bào dân tộc thiểu số Cadong thoát nghèo, vươn lên làm giàu (Ảnh: P.Hậu)

Theo ông Lên, sau 5 năm theo dõi, toàn bộ 1.500 cây mắc ca với nhiều loại giống khác nhau đều đơm hoa, kết trái. Điều này cho thấy, khí hậu tại Liên Sơn rất tốt để mở rộng diện tích cây trồng này. Trong tháng 7 này, vườn mắc ca nhà ông Lên bắt đầu thu hoạch vụ đầu tiên, dự kiến sản lượng không dưới 1 tấn quả và hiện đã có doanh nghiệp chế biến tại Đắk Lắk đặt mua với giá là 95.000 đồng/kg.

Ông Huỳnh Ngọc Huy, Tổng Thư ký Hiệp hội Mắc ca Việt Nam, Chủ tịch HĐQT LienVietPostBank, cho biết năm 2022 Hiệp hội mắc ca Việt Nam tập trung mở rộng diện tích ở miền Trung, khi khu vực này đang có diện tích trồng keo rất lớn, điển hình là Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định.

“Mục tiêu của chúng tôi là vận động người dân chuyển đổi trồng cây mắc ca để có thu nhập cao hơn, chỉ cần chuyển đổi 15 - 20% diện tích trồng keo sang trồng mắc ca thì nông dân giàu có rồi. Người dân không cần chuyển đổi, trồng ồ ạt mà trồng theo phương thức “lấy ngắn nuôi dài”.

5 năm đầu tiên chờ mắc ca ra trái có thể trồng xen canh cây ngắn ngày để duy trì thu nhập hoặc mỗi gia đình có 2 - 3ha đất thì trồng xen 50 - 100 cây khi thấy hiệu quả thì nhân rộng”, ông Huy nói.

Trồng mắc ca không lo đầu ra

Trong chuyến công tác tại Dubai tháng 5.2022, ông Huỳnh Ngọc Huy, đại diện LienVietPostBank, Hiệp hội mắc ca Việt Nam làm việc với ông Ibrahim Lootah, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Lootah và ký kết thỏa thuận ghi nhớ thành lập công ty liên doanh để bao tiêu, xuất khẩu mắc ca sang thị trường Trung Đông.

Ngày 25/6 vừa qua, ông Ibrahim Lootah bay sang Việt Nam để làm việc chính thức cũng như bước đầu khảo sát cây mắc ca trồng tại Việt Nam. Tại buổi làm việc giữa lãnh đạo Tập đoàn Lootah với LienVietPostBank và Hiệp hội mắc ca Việt Nam trong chiều 28/6 tại TP HCM, các bên thống nhất sau 2025 sẽ xây dựng nhà máy chế biến mắc ca xuất khẩu vì hiện tại sản lượng vẫn chưa nhiều.

“Lootah là tập đoàn rất lớn ở Dubai, họ cam kết bao tiêu toàn bộ sản phẩm mắc ca của Việt Nam tại thị trường Trung Đông. Hiệp hội mắc ca Việt Nam có cam kết bao tiêu toàn bộ mắc ca cho nông dân nhưng thực tế nhiều năm qua vẫn chưa mua được cân nào. Bởi mắc ca trồng được bao nhiêu nông dân đều bán hết đến đấy và khi có thêm sự liên kết với Tập đoàn Lootah, người trồng mắc ca hoàn toàn yên tâm, không còn lo về đầu ra nữa”, ông Huy nói.

Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cùng đồng bào trồng vườn cây mắc ca ở Điện Biên Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cùng đồng bào trồng vườn cây mắc ca ở Điện Biên

TTTĐ - "Cây mắc ca đã khẳng định giá trị hiệu quả kinh tế, bảo vệ môi trường rừng và đặc biệt ý nghĩa về ...

"Nữ hoàng quả khô" mắc ca hút khách ở festival trái cây lớn nhất vùng Tây Bắc

TTTĐ - Gian hàng giới thiệu sản phẩm chế biến từ mắc ca tại Festival trái cây và sản phẩm OCOP lần đầu tiên ...

Đọc thêm

Xây dựng Nông thôn mới là nhiệm vụ trọng tâm, không ngừng nghỉ Nông thôn mới

Xây dựng Nông thôn mới là nhiệm vụ trọng tâm, không ngừng nghỉ

TTTĐ - Xác định rõ xây dựng Nông thôn mới nâng cao, Nông thôn mới kiểu mẫu là nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị, do đó, thời gian qua chính quyền và Nhân dân xã Quang Tiến (huyện Sóc Sơn) đã triển khai nhiều giải pháp nhằm giữ vững và nâng cao các tiêu chí đã đạt, đồng thời phấn đấu về đích xã Nông thôn mới kiểu mẫu trong năm 2024.
Phát huy hiệu quả kinh tế từ mô hình nuôi bò sinh sản Nông thôn mới

Phát huy hiệu quả kinh tế từ mô hình nuôi bò sinh sản

TTTĐ - Những năm qua, các mô hình nuôi bò sinh sản do Trung tâm Khuyến nông Hà Nội triển khai ở nhiều địa phương đã giúp nhiều hộ dân tận dụng được tài nguyên sẵn có, góp phần nâng cao thu nhập và mở ra định hướng phát triển kinh tế bền vững.
Nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp theo chuỗi, công nghệ cao Nông thôn mới

Nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp theo chuỗi, công nghệ cao

TTTĐ - Hướng tới xây dựng nền nông nghiệp xanh, sinh thái, thời gian qua, huyện Thanh Oai (Hà Nội) tập trung nhân rộng các mô hình sản xuất nông nghiệp theo chuỗi, mô hình ứng dụng công nghệ cao. Nhờ vậy, góp phần nâng cao năng suất, hiệu quả kinh tế cho người dân.
Hà Nội công nhận danh hiệu 3 làng nghề và làng nghề truyền thống Nông thôn mới

Hà Nội công nhận danh hiệu 3 làng nghề và làng nghề truyền thống

TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 5596/QĐ-UBND về việc công nhận danh hiệu “Làng nghề Hà Nội” và “Làng nghề truyền thống Hà Nội”.
Du lịch nông nghiệp - cơ hội mới cho nông dân Thủ đô Nông thôn mới

Du lịch nông nghiệp - cơ hội mới cho nông dân Thủ đô

TTTĐ - Vài năm gần đây, việc xây dựng các điểm du lịch nông nghiệp, phát triển các sản phẩm thế mạnh của địa phương, thu hút sự tham gia tích cực của người dân được xem là điểm nhấn trong phát triển kinh tế - xã hội của Hà Nội. Trong sự phát triển đi lên đó, người nông dân có thêm đường mới để làm giàu trên đồng ruộng của mình.
Kiện toàn hệ thống tổ chức khuyến nông theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại Nông thôn mới

Kiện toàn hệ thống tổ chức khuyến nông theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại

TTTĐ - Thời gian qua, hệ thống khuyến nông Hà Nội đã làm tốt vai trò hỗ trợ chuyển giao tiến bộ khoa học, kỹ thuật đến nông dân, khẳng định vai trò là cầu nối giữa sản xuất với tiêu thụ nông sản, góp phần nâng cao giá trị sản phẩm.
Thường xuyên trao đổi hiệu quả công tác Hội và phong trào nông dân Nông thôn mới

Thường xuyên trao đổi hiệu quả công tác Hội và phong trào nông dân

TTTĐ - Sáng 28/10, tại trụ sở Hội Nông dân tỉnh Kon Tum, tiếp tục chương trình làm việc tại tỉnh Kon Tum, đoàn công tác Hội Nông dân thành phố Hà Nội và Hội Nông dân tỉnh Kon Tum tổ chức Hội nghị trao đổi kinh nghiệm trong hoạt động công tác Hội và phong trào nông dân năm 2024.
Phát triển, nhân rộng các mô hình khuyến nông hiệu quả Nông thôn mới

Phát triển, nhân rộng các mô hình khuyến nông hiệu quả

TTTĐ - Để giúp người nông dân Thủ đô từng bước tiếp cận nền sản xuất hiện đại, tạo nền tảng cho nông nghiệp Thủ đô phát triển theo hướng bền vững, thời gian qua, ngành Nông nghiệp Hà Nội đã phối hợp với các địa phương triển khai nhiều mô hình khuyến nông cho hiệu quả kinh tế cao, giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm.
Kết nối chuỗi sản xuất, tiêu dùng bền vững cho làng nghề truyền thống Nông thôn mới

Kết nối chuỗi sản xuất, tiêu dùng bền vững cho làng nghề truyền thống

TTTĐ - Sáng 28/10, Sở Công thương Hà Nội tổ chức Lễ khai mạc "Tuần lễ kết nối chuỗi sản xuất, tiêu dùng bền vững cho cơ sở làng nghề truyền thống năm 2024; Mạng lưới liên kết hợp tác sản xuất và tiêu dùng bền vững trong chuỗi sản xuất sản phẩm làng nghề truyền thống và OCOP”.
Tăng cường kết nối, quảng bá nông sản giữa Hà Nội và Kon Tum Nông thôn mới

Tăng cường kết nối, quảng bá nông sản giữa Hà Nội và Kon Tum

TTTĐ - Từ ngày 26 - 29/10/2024, Đoàn công tác Hội Nông dân thành phố Hà Nội do đồng chí Nguyễn Nguyên Hùng, Phó Chủ tịch Thường trực Hội Nông dân thành phố làm trưởng đoàn đi học tập, trao đổi kinh nghiệm tại tỉnh Kon Tum.
Xem thêm