Tag

Hà Nội công nhận danh hiệu 3 làng nghề và làng nghề truyền thống

Nông thôn mới 29/10/2024 17:53
aa
TTTĐ - UBND thành phố Hà Nội vừa ban hành Quyết định số 5596/QĐ-UBND về việc công nhận danh hiệu “Làng nghề Hà Nội” và “Làng nghề truyền thống Hà Nội”.
Phát triển làng nghề góp phần nâng cao đời sống nông dân Công nhận điểm du lịch làng nghề cỏ tế mây tre đan Phú Túc Đưa sản phẩm làng nghề Phú Xuyên đến gần hơn với người tiêu dùng Kết nối chuỗi sản xuất, tiêu dùng bền vững cho làng nghề truyền thống

Theo đó, UBND thành phố Hà Nội công nhận 3 làng đều thuộc huyện Phú Xuyên, trong đó có 1 làng đạt danh hiệu “Làng nghề Hà Nội” là làng nghề may Chung Chản, xã Vân Từ; 2 làng đạt danh hiệu “Làng nghề truyền thống Hà Nội” là làng nghề giày da thôn Giẽ Thượng và làng nghề giày da thôn Giẽ Hạ, xã Phú Yên.

Làng nghề Giẽ Thượng và Giẽ Hạ, xã Phú Yên có truyền thống hơn một trăm năm, đã khẳng định vị thế thương hiệu trên khắp cả nước. Hiện 2 làng có hàng trăm cơ sở sản xuất, thu hút hàng nghìn lao động tham gia sản xuất và kinh doanh các mặt hàng giày dép da.

Đặc biệt, thời gian gần đây, nhờ có sự hỗ trợ tích cực từ chính quyền địa phương và Hiệp hội Da giày Việt Nam, nhiều hộ gia đình ở Phú Yên đã mạnh dạn đầu tư máy móc hiện đại, mở rộng quy mô sản xuất. Trong xã có những gia đình sản xuất lên đến 2.000 đôi giày, dép/ngày, đáp ứng được những đơn hàng chất lượng cao.

Hà Nội công nhận danh hiệu 3 làng nghề và làng nghề truyền thống
Ảnh minh họa

Còn tại thôn Chung Chản, xã Vân Từ, hiện toàn xã có khoảng 1.500 hộ, với khoảng 70% - 80% hộ làm nghề may. Hiện nay, nhằm bắt kịp thị hiếu và xu hướng của thị trường, những người thợ nơi đây không chỉ dừng lại ở việc nâng cao tay nghề, mà đã có rất nhiều những gia đình, hộ sản xuất nhỏ, phát triển mô hình kinh doanh để trở thành những công ty có tên tuổi và thương hiệu trên thị trường.

Những năm gần đây đã phát triển mạnh nghề may, đặc biệt là may comple - veston cao cấp. Đây là nghề tạo việc làm cho rất nhiều lao động, từ người trưởng thành, người già, trẻ nhỏ đều có thể tham gia vào các công đoạn sản xuất. Thu nhập bình quân của người dân làm nghề đạt từ 7 đến 9 triệu đồng/người/tháng.

Mỗi làng nghề được công nhận danh hiệu "Làng nghề truyền thống Hà Nội" được UBND TP Hà Nội tặng Bằng công nhận danh hiệu "Làng nghề truyền thống Hà Nội" và được hỗ trợ 12.000.000 đồng. Mỗi làng nghề được công nhận danh hiệu "Làng nghề Hà Nội" được UBND TP tặng Bằng công nhận danh hiệu "Làng nghề Hà Nội" và được hỗ trợ 6.000.000 đồng.

Kinh phí hỗ trợ trích từ ngân sách đã giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Quyết định số 6336/QĐ-UBND ngày 12/12/2023 của UBND thành phố Hà Nội về việc giao chỉ tiêu Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán thu, chi ngân sách năm 2024 của thành phố Hà Nội.

Đọc thêm

Bài 2: Những tỷ phú chân đất Nông thôn mới

Bài 2: Những tỷ phú chân đất

TTTĐ - Phú Giáo từng là huyện nghèo nhất của tỉnh Bình Dương, tuy nhiên, chỉ trong hơn 10 năm trở lại đây, nhờ cuộc “cách mạng” trong phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã mở đường cho hàng loạt tỷ phú, triệu phú chân đất xuất hiện.
Bài 1: Đổi thay Phú Giáo Nông thôn mới

Bài 1: Đổi thay Phú Giáo

TTTĐ - Được tái lập từ ngày 20/8/1999, qua một phần tư thế kỷ kiến tạo và phát triển, huyện Phú Giáo (Bình Dương) đã xây dựng một bức tranh tươi đẹp trên vùng đất giàu truyền thống cách mạng. Góp phần không nhỏ vào sự phát triển của huyện là nhờ nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Ba Vì đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề Nông thôn mới

Ba Vì đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề

Với vị thế của “vùng đất trăm nghề”, Hà Nội đã không ngừng đẩy mạnh kết nối, quảng bá, thúc đẩy thu hút đầu tư vào bảo tồn và phát triển làng nghề, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu của thành phố, đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân.
Hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ngày càng nâng cao Nông thôn mới

Hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ngày càng nâng cao

TTTĐ - Nhằm khuyến khích, tạo điều kiện phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã, thành phố Hà Nội đã từng bước tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các đơn vị.
Luật Thủ đô: Mở hành lang phát triển nông nghiệp đô thị Nông thôn mới

Luật Thủ đô: Mở hành lang phát triển nông nghiệp đô thị

TTTĐ - Theo TS Cao Đức Phát, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, việc hoàn thiện Luật Thủ đô sẽ thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn Hà Nội.
Người Đan Phượng "khoe" đặc sản trong ngày hội đại đoàn kết Nông thôn mới

Người Đan Phượng "khoe" đặc sản trong ngày hội đại đoàn kết

TTTĐ - Tối 13/11, Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc Cụm dân cư số 5, xã Thọ Xuân, huyện Đan Phượng, Hà Nội đã trở thành dịp để bà con trưng bày những thành tựu trong lĩnh vực văn hóa, kinh tế, chuyển đổi số...
Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản” Nông thôn mới

Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản”

TTTĐ - Làng nghề cây cảnh hoa giấy Phù Đổng được hình thành hơn 20 năm. Đến nay nghề trồng hoa giấy ở Phù Đổng ngày càng phát triển, trở thành nghề chính của xã với hàng trăm hộ trồng hoa.
Xây dựng trường học đáp ứng các tiêu chí Nông thôn mới nâng cao Nông thôn mới

Xây dựng trường học đáp ứng các tiêu chí Nông thôn mới nâng cao

TTTĐ - Thực hiện tiêu chí giáo dục trong xây dựng Nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu, những năm qua, ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô đã triển khai nhiều giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học; chủ động tham mưu các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, bổ sung đội ngũ cán bộ, giáo viên cho các trường học, đảm bảo đáp ứng các quy định của trường chuẩn quốc gia...
Sôi nổi cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp tại Bình Dương Nông thôn mới

Sôi nổi cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp tại Bình Dương

TTTĐ - Ngày 8/11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương đã tổ chức vòng chung kết Cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp lần thứ 12.
Hà Nội thúc đẩy tiêu thụ nông sản thông qua liên kết vùng Nông thôn mới

Hà Nội thúc đẩy tiêu thụ nông sản thông qua liên kết vùng

TTTĐ - Với quy mô sản xuất nông nghiệp hiện tại, Hà Nội chỉ đáp ứng được khoảng 35 - 70% nhu cầu tiêu dùng các nhóm hàng nông sản thực phẩm cho hơn 10 triệu dân sinh sống tại Thủ đô. Điều này đòi hỏi thành phố phải thúc đẩy chuỗi liên kết sản xuất - kinh doanh nông sản với các tỉnh thành trên cả nước.
Xem thêm