Tag

Phát triển, nhân rộng các mô hình khuyến nông hiệu quả

Nông thôn mới 28/10/2024 16:19
aa
TTTĐ - Để giúp người nông dân Thủ đô từng bước tiếp cận nền sản xuất hiện đại, tạo nền tảng cho nông nghiệp Thủ đô phát triển theo hướng bền vững, thời gian qua, ngành Nông nghiệp Hà Nội đã phối hợp với các địa phương triển khai nhiều mô hình khuyến nông cho hiệu quả kinh tế cao, giảm chi phí sản xuất, nâng cao chất lượng sản phẩm.
Giúp nông dân tiếp cận khoa học, nhân rộng những mô hình hiệu quả Đưa chuyển đổi số, khoa học công nghệ vào sản xuất nông nghiệp Khuyến nông Thủ đô cùng nông dân vượt khó, khôi phục sản xuất Hà Nội xây dựng thành công nhiều mô hình khuyến nông

Cải thiện thu nhập cho người nông dân

Những năm qua, ngành Nông nghiệp Hà Nội triển khai nhiều mô hình khuyến nông hiệu quả, nâng cao năng suất, cải thiện thu nhập cho người nông dân. Đặc biệt, các mô hình này không chỉ dừng lại ở việc chuyển giao khoa học, kỹ thuật, mà còn giúp nông dân sản xuất theo hình thức liên kết, mở rộng quy mô vùng nguyên liệu.

Tại huyện Chương Mỹ, mỗi năm Trạm Khuyến nông huyện thực hiện khoảng 3 - 4 mô hình khuyến nông trong lĩnh vực chăn nuôi, trồng trọt và thủy sản. Trạm trưởng Trạm Khuyến nông huyện Chương Mỹ Nguyễn Văn Hùng cho biết: Huyện có mô hình trồng bưởi Diễn, quy mô gần 5ha tại Hợp tác xã Nông nghiệp Thượng Vực (huyện Chương Mỹ).

Sau một thời gian trồng theo hướng VietGAP, quả Bưởi đều và đẹp, tỷ lệ quả loại 1 cao. Mặt khác, mô hình được cấp chứng nhận VietGAP, nên giá bán cao hơn từ 2.000 đến 4.000 đồng/quả so với trồng bưởi truyền thống, giúp nâng cao thu nhập cho nông dân.

Phát triển, nhân rộng các mô hình khuyến nông hiệu quả
Những năm qua, ngành Nông nghiệp Hà Nội triển khai nhiều mô hình khuyến nông hiệu quả, nâng cao năng suất, cải thiện thu nhập cho người nông dân

“Trồng bưởi theo hướng VietGAP giúp nâng cao nhận thức của người dân trong việc thực hiện quy trình sản xuất, tạo thói quen ghi chép nhật ký để có biện pháp chăm sóc cây trồng phù hợp”, ông Nguyễn Văn Hùng cho hay.

Tương tự, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội đã hỗ trợ mô hình nuôi dê lấy sữa và thịt, quy mô 220 con, thực hiện tại 4 điểm trên địa bàn huyện Thạch Thất và huyện Sóc Sơn.

Ông Trần Văn, một trong những hộ nuôi dê theo mô hình khuyến nông tại xã Hạ Bằng (huyện Thạch Thất) chia sẻ: Nhờ sự hỗ trợ của cơ quan khuyến nông về kỹ thuật, con giống, mô hình nuôi dê lấy sữa và thịt của gia đình ông đang phát huy hiệu quả, đàn dê khỏe mạnh, sinh trưởng, phát triển tốt, cho giá trị kinh tế cao.

Hỗ trợ các hộ dân mở rộng sản xuất

Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Hà Nội Vũ Thị Hương cho biết, thời gian qua, trung tâm đã phối hợp với các địa phương chuyển giao tiến bộ kỹ thuật thông qua các mô hình trình diễn, qua đó nâng cao hiệu quả kinh tế từ 10% đến 20% so với ngoài mô hình. Khi kết thúc, trung tâm tổ chức nghiệm thu, đánh giá kết quả để rút kinh nghiệm và mô hình nào hiệu quả sẽ nhân rộng ra các địa phương khác.

Thông qua việc hỗ trợ các mô hình khuyến nông đã đưa các tiến bộ khoa học, công nghệ đến gần với nông dân, giúp họ thay đổi phương thức sản xuất, chủ động áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, góp phần tăng năng suất và chất lượng cây trồng, vật nuôi, tạo ra nông sản an toàn, có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.

Phát triển, nhân rộng các mô hình khuyến nông hiệu quả
Trung tâm Khuyến nông Hà Nội đã hỗ trợ mô hình nuôi dê lấy sữa và thịt, quy mô 220 con, thực hiện tại 4 điểm trên địa bàn huyện Thạch Thất và huyện Sóc Sơn

Hiện tại, việc triển khai các mô hình khuyến nông gặp không ít khó khăn do ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất của nông dân còn hạn chế, cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nông nghiệp chưa đồng bộ. Trình độ, năng lực đội ngũ cán bộ chuyên môn còn nhiều hạn chế, việc tiếp cận với tiến bộ kỹ thuật mới chưa đầy đủ, dẫn đến nhiều khó khăn trong công tác chỉ đạo; đầu ra cho sản phẩm còn bấp bênh, không ổn định…

Liên quan đến vấn đề này, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội Tạ Văn Tường cho biết: Để các mô hình khuyến nông tiếp tục phát huy hiệu quả, các đơn vị chức năng cần chọn các mô hình gắn với nhu cầu thực tế của người dân và phù hợp với định hướng phát triển của ngành Nông nghiệp Thủ đô.

Đồng thời tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao khoa học, kỹ thuật cho nông dân; triển khai hỗ trợ cây, con, giống, thức ăn chăn nuôi, thuốc phòng bệnh… Từ đó, hình thành các tổ hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm sản xuất cũng như phát triển thương hiệu, gắn với liên kết tiêu thụ sản phẩm, mang lại hiệu quả kinh tế và thay đổi tư duy sản xuất cho người dân.

Bên cạnh đó, ngành Nông nghiệp Hà Nội sẽ hỗ trợ các hộ dân, hợp tác xã vay vốn từ Quỹ Khuyến nông thành phố để phát triển mô hình sao cho hiệu quả nhất.

Mặt khác, khuyến khích nông dân thực hiện các hình thức liên kết, nhân rộng vùng sản xuất đủ điều kiện an toàn thực phẩm, VietGAP và thực hiện đồng bộ quy trình trên diện rộng, tạo ra khối lượng sản phẩm lớn, đáp ứng yêu cầu cho thị trường trong nước và xuất khẩu.

Trang thông tin có sự phối hợp của Trung tâm Khuyến nông Hà Nội

Đọc thêm

Tăng cường trao đổi kinh nghiệm trong công tác hội và phong trào nông dân Nông thôn mới

Tăng cường trao đổi kinh nghiệm trong công tác hội và phong trào nông dân

TTTĐ - Ngày 6/12, Đoàn cán bộ của Hội Nông dân thành phố Hà Nội do Chủ tịch Hội Nông dân thành phố Phạm Hải Hoa làm trưởng đoàn đi học tập, trao đổi kinh nghiệm trong hoạt động xúc tiến, hỗ trợ kết nối, giới thiệu, quảng bá, tiêu thụ nông sản tại thành phố Đà Nẵng.
Lễ hội mua sắm 2024: Quảng bá sản phẩm OCOP, làng nghề tiêu biểu Nông thôn mới

Lễ hội mua sắm 2024: Quảng bá sản phẩm OCOP, làng nghề tiêu biểu

TTTĐ - “Lễ hội mua sắm 2024” với chủ đề Lễ hội mua sắm nông sản, quảng bá văn hóa gắn kết du lịch tại Sóc Sơn diễn ra từ ngày 20 - 24/12/2024, tại Khu đất đấu giá Dược Thượng, Tiên Dược, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội.
Festival nông sản, sản phẩm làng nghề Hà Nội: Kích cầu tiêu dùng dịp cuối năm Nông thôn mới

Festival nông sản, sản phẩm làng nghề Hà Nội: Kích cầu tiêu dùng dịp cuối năm

TTTĐ - Từ ngày 27 - 31/12/2024, tại khu vực vườn hoa Lạc Long Quân (quận Tây Hồ, thành phố Hà Nội) sẽ diễn ra Festival nông sản, sản phẩm làng nghề Hà Nội.
Độc đáo phiên chợ đặc sản, hàng thủ công mỹ nghệ, OCOP tại Hà Nội Nông thôn mới

Độc đáo phiên chợ đặc sản, hàng thủ công mỹ nghệ, OCOP tại Hà Nội

TTTĐ - Từ ngày 25 - 29/12/2024, tại Khu Đô thị Vinhomes Royal City (72A Nguyễn Trãi, Thanh Xuân, Hà Nội), Trung tâm Xúc tiến Đầu tư, Thương mại, Du lịch TP. Hà Nội (HPA) sẽ phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức Phiên chợ đặc sản, hàng thủ công mỹ nghệ, OCOP tại Hà Nội.
Sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ của Thủ đô vươn tầm thế giới Nông thôn mới

Sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ của Thủ đô vươn tầm thế giới

TTTĐ - Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội và Trung tâm Xúc tiến thương mại (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) đang tổ chức Không gian trưng bày, quảng bá sản phẩm OCOP, thủ công mỹ nghệ, nông sản thực phẩm Việt Nam tại Hội chợ thủ công mỹ nghệ quốc tế Artigiano lần thứ 28 diễn ra tại Trung tâm triển lãm ở thành phố Milan, Italia.
Xây dựng Nông thôn mới là nhiệm vụ trọng tâm, không ngừng nghỉ Nông thôn mới

Xây dựng Nông thôn mới là nhiệm vụ trọng tâm, không ngừng nghỉ

TTTĐ - Xác định rõ xây dựng Nông thôn mới nâng cao, Nông thôn mới kiểu mẫu là nhiệm vụ trọng tâm của cả hệ thống chính trị, do đó, thời gian qua chính quyền và Nhân dân xã Quang Tiến (huyện Sóc Sơn) đã triển khai nhiều giải pháp nhằm giữ vững và nâng cao các tiêu chí đã đạt, đồng thời phấn đấu về đích xã Nông thôn mới kiểu mẫu trong năm 2024.
Nông nghiệp Thủ đô giải bài toán phát triển bền vững Nông thôn mới

Nông nghiệp Thủ đô giải bài toán phát triển bền vững

TTTĐ - Trong bối cảnh phát triển mới, ngành Nông nghiệp Thủ đô đang phải đối mặt với nhiều thách thức và cơ hội mới, đặc biệt là yêu cầu về phát triển bền vững, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu. Phát triển nông nghiệp gắn với đô thị, đẩy mạnh du lịch sinh thái được cho là những giải pháp hữu hiệu.
Huyện Thanh Oai phấn đấu “về đích” Nông thôn mới nâng cao Nông thôn mới

Huyện Thanh Oai phấn đấu “về đích” Nông thôn mới nâng cao

TTTĐ - Xác định xây dựng Nông thôn mới nâng cao là nhiệm vụ chính trị trọng tâm, thường xuyên, liên tục, huyện Thanh Oai đã quyết liệt triển khai nhiều biện pháp phấn đấu được công nhận huyện đạt chuẩn Nông thôn mới nâng cao năm 2024.
Diện mạo vùng nông thôn mới Hoàng Diệu ngày càng khởi sắc Kinh tế

Diện mạo vùng nông thôn mới Hoàng Diệu ngày càng khởi sắc

TTTĐ - Sau 8 năm triển khai Chương trình xây dựng Nông thôn mới nâng cao, xã Hoàng Diệu (Chương Mỹ, Hà Nội) đã huy động 406,5 tỷ đồng đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phát triển kinh tế, xã hội; trong đó có 6,9 tỷ đồng đóng góp của Nhân dân... Nhờ vậy, diện mạo nông thôn đổi thay rõ rệt, nhất là hệ thống điện, đường, trường, trạm, nhà văn hóa...
Nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của sản phẩm OCOP Nông thôn mới

Nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của sản phẩm OCOP

TTTĐ - Những năm qua, chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trên địa bàn huyện Gia Lâm (Hà Nội) đã đạt được những kết quả nổi bật. Toàn huyện hiện có 149 sản phẩm OCOP của 35 chủ thể đã được công nhận, góp phần nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
Xem thêm