Tag

Phát huy hiệu quả kinh tế từ mô hình nuôi bò sinh sản

Nông thôn mới 30/10/2024 16:36
aa
TTTĐ - Những năm qua, các mô hình nuôi bò sinh sản do Trung tâm Khuyến nông Hà Nội triển khai ở nhiều địa phương đã giúp nhiều hộ dân tận dụng được tài nguyên sẵn có, góp phần nâng cao thu nhập và mở ra định hướng phát triển kinh tế bền vững.
Festival Nông sản góp phần thúc đẩy kinh tế nông nghiệp phát triển Phát triển kinh tế nông nghiệp quy mô lớn gắn với công nghệ cao Hỗ trợ nông dân phát triển sản xuất, kinh doanh, quảng bá sản phẩm Kinh tế tập thể góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn Thủ đô Hiệu quả từ chiến lược đổi mới tư duy ngành nông nghiệp

Đảm bảo ổn định kinh tế cho người dân

Trong hai năm 2023 - 2024, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội đã đưa giống bò cái nền sinh sản vào nuôi tại các vùng có bãi chăn thả, vùng chăn nuôi trọng điểm giàu thức ăn xanh như Thạch Thất, Ba Vì, Mỹ Đức, Quốc Oai, Chương Mỹ… Tổng đàn bò của dự án là 170 con bò cái Zebu (lai Shind, lai Brahman…).

Hiện đàn bò sinh trưởng, phát triển tốt, tỷ lệ sống đạt 100%, các chỉ tiêu sinh sản cao, tỷ lệ số bò động dục hiện đạt trên 90%, đã phối giống cho 158 con, trong đó có 100 con đã xác định có chửa và 58 con đang theo dõi, dự kiến đến tháng 9 - 10 những con được phối giống thời gian đầu sẽ sinh sản.

Phát huy hiệu quả kinh tế từ mô hình nuôi bò sinh sản
Nhờ tham gia mô hình chăn nuôi bò sinh sản của Trung tâm Khuyến nông Hà Nội, nhiều gia đình đã vươn lên thoát nghèo và ổn định cuộc sống (Ảnh: Dương Đình Tường)

Gia đình anh Nguyễn Văn Hải, một hộ dân được nhận 5 con bò giống của mô hình khuyến nông ở xã Cần Kiệm, huyện Thạch Thất cho biết: “Sau khi đáp ứng các tiêu chí về chuồng trại, đất trồng cỏ, lao động và vốn đối ứng 50% giá trị giống, vật tư, gia đình tôi đã được cấp con bò sinh sản khỏe mạnh.

Gia đình chỉ cần đầu tư thêm mộ số máy móc để chế biến thức ăn cho bò còn nguồn thức ăn thì tận dụng được từ nguồn phụ phẩm nông nghiệp của địa phương. Ngoài ra, tôi cũng rồng thêm các loại cây cỏ, tận dụng đồng ruộng để chăn thả nên công việc chăn nuôi không quá tốn kém. Đây là giống bò khỏe nên ít bệnh tật hơn nên dự kiến mỗi năm bò sinh sản gia đình tôi sẽ có thêm nguồn thu khá lớn, đảm bảo ổn định kinh tế cho gia đình”.

Trong 3 năm gần đây, năm nào huyện Thạch Thất cũng triển khai mô hình khuyến nông nuôi bò sinh sản do Trung tâm Khuyến nông Hà Nội triển khai. Năm 2022 triển khai ở xã Phú Kim; năm 2023 triển khai ở xã Hạ Bằng và Yên Bình; năm 2024 triển khai ở 3 xã Cẩm Yên, Dị Nậu và Cần Kiệm.

Hầu hết nông dân đã tham gia mô hình đều đánh giá cao về hiệu quả kinh tế của bò sinh sản bởi đó là vật nuôi không xâm lấn lương thực, thực phẩm mà chỉ tận dụng các phụ phẩm trong nông nghiệp.

Tuy vốn đầu tư ban đầu cho bò giống khá cao nhưng chi phí trong quá trình nuôi lại thấp. Nếu được sự hỗ trợ của Trung tâm Khuyến nông Hà Nội thì một số hộ có tiềm lực về lao động, đất đai, vốn sẽ phát triển được.

Giúp người dân vươn lên thoát nghèo

Không chỉ ở huyện Thạch Thất, những năm gần đây, Trung tâm Khuyến nông Hà Nội còn triển khai thực hiện mô hình chăn nuôi bò sinh sản hỗ trợ các hộ nông dân trên địa bàn nhiều huyện khác như Ba Vì, Mỹ Đức, Quốc Oai, Chương Mỹ... Đến nay, mô hình đã được đánh giá cao vì có ý nghĩa to lớn đối với các hộ dân.

Đây vừa là tài sản, vừa là tư liệu sản xuất để các hộ nghèo phát triển kinh tế vươn lên thoát nghèo, đồng thời là nguồn động viên lớn lao về mặt tinh thần, thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng, Nhà nước và cộng đồng đối với các hộ có hoàn cảnh khó khăn.

Anh Nguyễn Bùi Hải, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Thạch Thất cho biết, thời gian thực hiện của mô hình khuyến nông phụ thuộc theo chu kỳ sinh trưởng của từng đối tượng cây trồng, vật nuôi. Có thể chỉ vài tháng đối với giống ngắn ngày như lúa, rau nhưng kéo dài tới 2 năm đối với nuôi bò sinh sản, trong đó năm đầu tiên tập huấn kỹ thuật, hỗ trợ giống, thức ăn chăn nuôi, vật tư; năm thứ hai theo dõi, giám sát sự sinh trưởng, phát triển, phổ biến kiến thức.

Hiện giống nhập từ Công ty Cổ phần Giống gia súc Hà Nội đã cấp xong cho các hộ, còn thức ăn tinh hỗ trợ lúc bò có chửa lứa đầu khoảng tháng 10, tháng 11 sẽ có. Tất cả giống, vật tư cấp cho mô hình khuyến nông đều thông qua đấu thầu nên nguồn gốc rõ ràng, chất lượng đảm bảo.

Có thể nói, mô hình nuôi bò sinh sản là định hướng giúp các hộ cận nghèo, hộ nghèo vươn lên thoát nghèo, góp phần chủ động con giống đáp ứng nhu cầu tại địa phương, tạo sự đa dạng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng.

Không chỉ vậy, mô hình chăn nuôi bò còn sử dụng hiệu quả lao động nông nhàn ở địa phương gắn với việc chăn nuôi tận dụng sản phẩm phụ nông nghiệp, hạn chế sử dụng thức ăn công nghiệp nhằm giảm giá thành sản xuất, tăng sản lượng thịt bò cung cấp cho thị trường Thủ đô Hà Nội.

Đọc thêm

Bài 2: Những tỷ phú chân đất Nông thôn mới

Bài 2: Những tỷ phú chân đất

TTTĐ - Phú Giáo từng là huyện nghèo nhất của tỉnh Bình Dương, tuy nhiên, chỉ trong hơn 10 năm trở lại đây, nhờ cuộc “cách mạng” trong phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã mở đường cho hàng loạt tỷ phú, triệu phú chân đất xuất hiện.
Bài 1: Đổi thay Phú Giáo Nông thôn mới

Bài 1: Đổi thay Phú Giáo

TTTĐ - Được tái lập từ ngày 20/8/1999, qua một phần tư thế kỷ kiến tạo và phát triển, huyện Phú Giáo (Bình Dương) đã xây dựng một bức tranh tươi đẹp trên vùng đất giàu truyền thống cách mạng. Góp phần không nhỏ vào sự phát triển của huyện là nhờ nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Ba Vì đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề Nông thôn mới

Ba Vì đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề

Với vị thế của “vùng đất trăm nghề”, Hà Nội đã không ngừng đẩy mạnh kết nối, quảng bá, thúc đẩy thu hút đầu tư vào bảo tồn và phát triển làng nghề, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu của thành phố, đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân.
Hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ngày càng nâng cao Nông thôn mới

Hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ngày càng nâng cao

TTTĐ - Nhằm khuyến khích, tạo điều kiện phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã, thành phố Hà Nội đã từng bước tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các đơn vị.
Luật Thủ đô: Mở hành lang phát triển nông nghiệp đô thị Nông thôn mới

Luật Thủ đô: Mở hành lang phát triển nông nghiệp đô thị

TTTĐ - Theo TS Cao Đức Phát, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, việc hoàn thiện Luật Thủ đô sẽ thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn Hà Nội.
Người Đan Phượng "khoe" đặc sản trong ngày hội đại đoàn kết Nông thôn mới

Người Đan Phượng "khoe" đặc sản trong ngày hội đại đoàn kết

TTTĐ - Tối 13/11, Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc Cụm dân cư số 5, xã Thọ Xuân, huyện Đan Phượng, Hà Nội đã trở thành dịp để bà con trưng bày những thành tựu trong lĩnh vực văn hóa, kinh tế, chuyển đổi số...
Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản” Nông thôn mới

Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản”

TTTĐ - Làng nghề cây cảnh hoa giấy Phù Đổng được hình thành hơn 20 năm. Đến nay nghề trồng hoa giấy ở Phù Đổng ngày càng phát triển, trở thành nghề chính của xã với hàng trăm hộ trồng hoa.
Xây dựng trường học đáp ứng các tiêu chí Nông thôn mới nâng cao Nông thôn mới

Xây dựng trường học đáp ứng các tiêu chí Nông thôn mới nâng cao

TTTĐ - Thực hiện tiêu chí giáo dục trong xây dựng Nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu, những năm qua, ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô đã triển khai nhiều giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học; chủ động tham mưu các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, bổ sung đội ngũ cán bộ, giáo viên cho các trường học, đảm bảo đáp ứng các quy định của trường chuẩn quốc gia...
Sôi nổi cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp tại Bình Dương Nông thôn mới

Sôi nổi cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp tại Bình Dương

TTTĐ - Ngày 8/11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương đã tổ chức vòng chung kết Cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp lần thứ 12.
Hà Nội thúc đẩy tiêu thụ nông sản thông qua liên kết vùng Nông thôn mới

Hà Nội thúc đẩy tiêu thụ nông sản thông qua liên kết vùng

TTTĐ - Với quy mô sản xuất nông nghiệp hiện tại, Hà Nội chỉ đáp ứng được khoảng 35 - 70% nhu cầu tiêu dùng các nhóm hàng nông sản thực phẩm cho hơn 10 triệu dân sinh sống tại Thủ đô. Điều này đòi hỏi thành phố phải thúc đẩy chuỗi liên kết sản xuất - kinh doanh nông sản với các tỉnh thành trên cả nước.
Xem thêm