Tag

Đổi mới, sáng tạo từ cơ chế, chính sách cho cán bộ

Tin tức 16/01/2024 19:32
aa
TTTĐ - "Các kế hoạch khi được trình, nếu chiếu theo pháp luật rồi nói là kế hoạch hay đấy nhưng không được duyệt thì cán bộ không còn động cơ để năng động, sáng tạo, đổi mới mà sẽ tiếp tục đi theo lối mòn, thậm chí xơ cứng, vô cảm".
Lấy đổi mới sáng tạo, ứng dụng khoa học công nghệ làm động lực Tiếp tục đổi mới, sáng tạo, nâng cao hiệu quả công tác tham mưu Các cấp bộ Đoàn đổi mới, sáng tạo, tiên phong chuyển đổi số

Đại biểu Quốc hội Hoàng Văn Cường (đoàn Hà Nội) nhấn mạnh như vậy khi thảo luận ở hội trường về dự thảo nghị quyết về một số cơ chế, chính sách đặc thù thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia (về xây dựng Nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 – 2030) diễn ra chiều nay (16/1).

Đổi mới, sáng tạo từ cơ chế, chính sách cho cán bộ
Quang cảnh phiên họp

Chủ động đưa ra cơ chế giải quyết vướng mắc

Đại biểu Hoàng Văn Cường cho biết, lâu nay Quốc hội quyết định nhiều cơ chế, chính sách đặc thù cho các tỉnh, thành, chương trình, dự án. Điểm chung là phần lớn cho phép đối tượng thực thi được thực hiện phương thức khác với quy định hiện hành của pháp luật, giúp việc thực hiện nhanh hơn, có thể bỏ qua một số khâu không cần thiết, hoặc quy định không phù hợp với địa phương hay ở khâu nào đó.

Cách làm như thế đều mang lại kết quả tốt, hiệu quả đạt được nhanh hơn và thực tế chưa thấy cơ chế đặc thù nào gây hậu quả xấu. “Khi đi giám sát đường Vành đai 4, cán bộ nói cám ơn Quốc hội ban hành cơ chế đặc thù cởi trói vướng mắc thì dự án mới nhanh như thế”- đại biểu chia sẻ.

Đại biểu đoàn Hà Nội cũng lưu ý, pháp luật được ban hành hôm nay, với lĩnh vực này rất phù hợp nhưng chưa chắc phù hợp ngày mai, với lĩnh vực khác, nhất là trong bối cảnh 4.0 nảy sinh rất nhiều quan hệ, hành vi mới. Do đó, việc dự báo còn phải thông qua nhiều cơ chế đặc thù để tháo gỡ khó khăn trong tương lai là có cơ sở, là điểm cần chú ý.

Tuy nhiên, ông đặt vấn đề, phải chăng ngồi chờ địa phương, lĩnh vực thấy vướng mắc rồi xin mới xem xét cơ chế, chính sách đặc thù hay nên chủ động đưa ra cơ chế, phương thức nào đó chủ động khắc phục tình trạng này.

Đổi mới, sáng tạo từ cơ chế, chính sách cho cán bộ
Đại biểu Hoàng Văn Cường thảo luận tại hội trường

Bộ Chính trị có Kết luận số 14-KL/TW về chủ trương khuyến khích và bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo vì lợi ích chung và Chính phủ cũng có Nghị định số 73/2023/NĐ-CP khuyến khích, bảo vệ cán bộ năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, dám chịu trách nhiệm vì lợi ích chung. Song, theo đại biểu Hoàng Văn Cường, tính khả thi của nghị định có lẽ không cao vì cán bộ năng động, sáng tạo xây dựng kế hoạch mới, trình cơ quan thẩm quyền xem xét phê duyệt nhưng lại phải tuân thủ quy định pháp luật.

Các kế hoạch khi được trình, nếu chiếu theo pháp luật rồi nói là kế hoạch hay đấy nhưng không được duyệt thì cán bộ không còn động cơ để năng động, sáng tạo, đổi mới mà sẽ tiếp tục đi theo lối mòn, thậm chí xơ cứng, vô cảm.

Do đó, đại biểu đề xuất cần nghiên cứu để Quốc hội có nghị quyết riêng hoặc lồng vào nghị quyết chung của kỳ họp cho phép vận dụng quy định của pháp luật, lựa chọn kế hoạch, phương thức phù hợp nhất với điều kiện thực thi công việc nhằm mang lại kết quả tốt nhất.

Cũng theo đại biểu Cường, trước khi thực hiện phải xây dựng kế hoạch, phương thức phù hợp với thực tế, trình cơ quan cấp trên, nếu xét thấy cách làm đúng thì có thể chưa thực sự phù hợp với quy định nhưng vẫn phê duyệt, đi kèm với đó là kiểm tra, giám sát thực hiện theo đúng kế hoạch, phương thức đề ra.

Nếu làm thế thì quá trình thực thi dù không hoàn toàn đúng quy định nhưng đúng thực tế. Và cũng không thể lồng vào mục đích cá nhân vì công khai, minh bạch ngay từ đầu. Qua đó khuyến khích cán bộ nghĩ ra cách làm mới, đổi mới sáng tạo.

Đại biểu Hoàng Văn Cường cũng nhấn mạnh đất nước muốn phát triển đột phá cần đổi mới sáng tạo mà muốn thế phải đổi mới, sáng tạo trước hết từ cơ chế, chính sách.

Đổi mới, sáng tạo từ cơ chế, chính sách cho cán bộ
Đại biểu Nguyễn Anh Trí thảo luận tại hội trường

Mạnh dạn phân cấp tới cấp huyện

Góp ý vào nội dung cụ thể, đại biểu Nguyễn Anh Trí (đoàn Hà Nội) tha thiết đề nghị Quốc hội, Chính phủ, ban quản lý các chương trình sắp xếp kinh phí từ 3 chương trình để hỗ trợ cho các cháu của gia đình nghèo được đi nhà trẻ, mẫu giáo.

“Nhà nghèo quá các cháu có thể ăn đói, ngủ rét. Không trồng gì bằng trồng người. Công trình xây dựng là cần nhưng cần nhất là xây dựng con người sung sức, khỏe mạnh góp phần xây dựng đất nước lâu dài, bền vững”, ông Nguyễn Anh Trí nói.

Đề xuất mức hỗ trợ bao nhiều căn cứ vào mức độ nghèo, tuỳ địa phương và chương trình và có thể qua trường lớp hay gia đình, đại biểu Nguyễn Anh Trí tiếp tục bày tỏ: “Xin đừng để con người nghèo không được đến nhà trẻ, mẫu giáo”.

Đại biểu Tạ Văn Hạ - Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá, giáo dục cho rằng tiến độ thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia lâu nay chậm cũng do một phần do thủ tục rườm rà. Do đó, ông ủng hộ mạnh dạn phân cấp, nhất là khi các công trình không phải lớn song lại thiết thực về an sinh xã hội.

Hiện Chính phủ trình 2 phương án. Phương án 1 là chưa thực hiện thí điểm cơ chế phân cấp cho cấp huyện ngay trong giai đoạn 2021-2025; quy định cơ chế định hướng cho tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2026-2030. Còn phương án 2 là thực hiện cơ chế thí điểm phân cấp trong quản lý, tổ chức thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia giai đoạn 2024 - 2025.

“Tôi chọn phương án 2, cứ mạnh dạn phân cấp đến cấp huyện. Huyện đủ khả năng thực hiện dự án như thế”, ông Tạ Văn Hạ nêu quan điểm.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hoá, giáo dục cũng cho rằng không nên quy định mỗi tỉnh chọn 1 huyện thí điểm vì cần tính bao quát, để khi tổng kết, tổng hợp xem thành thị thế nào, nông thôn ra sao, miền núi thế nào.

Ông đề xuất để cho tỉnh lựa chọn vì áp dụng cơ chế thí điểm có nghĩa quy định chưa có hay pháp luật chưa hoàn thiện, nếu làm được thì có kinh nghiệm, qua đó tổng kết đúc rút và luật hoá. Cơ chế, chính sách này nên cho áp dụng ngay từ giai đoạn 2024-2025.

Đọc thêm

Cơ chế, chính sách đặc thù để Huế phát huy hết tiềm năng Tin tức

Cơ chế, chính sách đặc thù để Huế phát huy hết tiềm năng

TTTĐ - Các đại biểu Quốc hội đề xuất cơ chế, chính sách đặc thù cho Huế để phát huy cao nhất tiềm năng, nguồn lực của thành phố và Trung ương cho đầu tư phát triển.
Thành lập thành phố Huế là nhiệm vụ chính trị chung của cả nước Tin tức

Thành lập thành phố Huế là nhiệm vụ chính trị chung của cả nước

TTTĐ - Bộ trưởng Bộ Nội vụ Phạm Thị Thanh Trà nhấn mạnh, việc thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương được thực hiện gắn kết, đảm bảo đồng bộ, thống nhất trong yêu cầu nhiệm vụ chính trị chung của cả nước.
Tạo nguồn hứng khởi cho các địa phương triển khai Đề án 06 Tin tức

Tạo nguồn hứng khởi cho các địa phương triển khai Đề án 06

TTTĐ - Kết quả triển khai Đề án 06 của Hà Nội góp phần đặc biệt quan trọng trong dẫn dắt, tạo nguồn hứng khởi cho địa phương khác triển khai Đề án...
Xây dựng Thủ đô phát triển xứng tầm trong kỷ nguyên vươn mình của đất nước Tin tức

Xây dựng Thủ đô phát triển xứng tầm trong kỷ nguyên vươn mình của đất nước

TTTĐ - Các hoạt động kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô đã diễn ra thành công tốt đẹp, trang trọng, ý nghĩa, thiết thực, hiệu quả, phù hợp với điều kiện thực tiễn của Thủ đô và đất nước.
Đại biểu Quốc hội khao khát Việt Nam có đường sắt tốc độ cao Tin tức

Đại biểu Quốc hội khao khát Việt Nam có đường sắt tốc độ cao

TTTĐ - Đại biểu Quốc hội Trần Hoàng Ngân cho biết mình may mắn trải nghiệm đường sắt tốc độ cao ở Châu Âu, nên ông rất khao khát Việt Nam có được loại hình giao thông này.
Thống nhất 32 nội dung trình kỳ họp thứ 28 HĐND tỉnh Quảng Trị Tin tức

Thống nhất 32 nội dung trình kỳ họp thứ 28 HĐND tỉnh Quảng Trị

TTTĐ - Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Quảng Trị Hà Sỹ Đồng đánh giá cao tinh thần trách nhiệm của các cơ quan được giao nhiệm vụ chuẩn bị nội dung trình HĐND tỉnh, bảo đảm chất lượng, tiến độ và quy định để thảo luận, thống nhất trình kỳ họp thứ 28 HĐND tỉnh khóa VIII.
Lan tỏa tinh thần quyết liệt chống lãng phí Thời sự

Lan tỏa tinh thần quyết liệt chống lãng phí

TTTĐ - Hà Nội là thành phố đầu tiên trong cả nước thành lập Ban chỉ đạo về thực hiện các biện pháp phòng, chống lãng phí; thể hiện rõ hơn sự quyết liệt, đồng lòng, trách nhiệm trong chỉ đạo và tổ chức thực hiện nhiệm vụ phòng, chống lãng phí của thành phố.
Quốc hội thảo luận về dự án Luật Nhà giáo Giáo dục

Quốc hội thảo luận về dự án Luật Nhà giáo

TTTĐ - Sáng 20/11, tiếp tục chương trình kỳ họp thứ 8, Quốc hội thảo luận ở hội trường về dự án Luật Nhà giáo.
Trao các quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ Nhịp sống phương Nam

Trao các quyết định của Ban Bí thư về công tác cán bộ

TTTĐ - Ngày 19/11, Ban Chấp hành (BCH) Đảng bộ tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu vừa tổ chức Hội nghị công bố các quyết định của Ban Bí thư về chỉ định tham gia BCH Đảng bộ tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu nhiệm kỳ 2020-2025.
Đảm bảo chất lượng, tiến độ thi hành Luật Thủ đô Tin tức

Đảm bảo chất lượng, tiến độ thi hành Luật Thủ đô

TTTĐ - Kỳ họp thứ 19 của HĐND TP Hà Nội đã thông qua 15 Nghị quyết với tỷ lệ thống nhất cao. HĐND TP đề nghị UBND TP, các cấp, ngành, địa phương, đơn vị tập trung tổ chức triển khai khẩn trương, quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để đảm bảo các nghị quyết của HĐND TP đi vào cuộc sống và đạt hiệu quả thiết thực.
Xem thêm