Đồng hành, hướng dẫn thanh niên nông thôn thực hiện mô hình kinh tế
Thanh niên tiên phong trong thúc đẩy đổi mới sáng tạo và phát triển kinh tế số Ứng dụng và triển khai hiệu quả của công nghệ thông tin trong công tác tuyên truyền, giáo dục của Đoàn |
Theo Ánh, hiện nay các cơ sở Đoàn khu vực nông thôn đều gặp khó khăn trong thu hút, tập hợp thanh niên. Phần lớn thanh niên đều đi học xa hoặc làm công chức nhà nước, số còn lại chỉ tốt nghiệp cấp 3 cũng loay hoay tìm cách thoát ly đi đến các thành phố lớn làm ăn. Mặt khác, đoàn viên, thanh niên còn lại ở quê cũng không mặn mà với các hoạt động Đoàn, bởi đa phần họ đã có gia đình, mải lo làm kinh tế, ít và hiếm khi có thời gian tham gia các hoạt động Đoàn.
Bạn Lê Ngọc Ánh |
“Họ không mặn mà với hoạt động của Đoàn là bởi họ chưa thấy được những lợi ích tổ chức Đoàn mang lại. Vì vậy, muốn thu hút họ tổ chức Đoàn phải chứng minh được các hoạt động mang lại lợi ích chính đáng, đáp ứng nguyện vọng của thanh niên nhất là về nghề nghiệp, việc làm, phát triển kinh tế”, Ánh chia sẻ.
Ánh đề xuất, với thanh niên nông thôn, thay bằng hô hào khẩu hiệu thì hãy đồng hành với họ bằng cách hướng dẫn, thực hiện các mô hình kinh tế cụ thể gắn với đặc thù địa phương. Thậm chí, không cần nói tới những vấn đề cao xa trên thế giới, hãy phát hiện những nhân tố mới, cách làm hay ở ngay bên cạnh họ, từ đó, có những biện pháp hỗ trợ kịp thời nhằm khích lệ và nhân rộng những mô hình kinh tế hiệu quả. Tổ chức Đoàn cũng cần tạo điều kiện để thanh niên tiếp cận với vốn, khoa học kĩ thuật.
Mặt khác, chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ ở nước ta cũng như trên thế giới. Tuy nhiên, chuyển đổi số trong nông nghiệp Việt Nam nói chung và đối với thanh niên nói riêng vẫn đang gặp nhiều khó khăn, rào cản. Mô hình sản xuất nông nghiệp chủ yếu vẫn là mô hình sản xuất nhỏ lẻ, kém hiệu quả và thiếu liên kết chuỗi giá trị. Vì vậy, ngoài các lớp tập huấn về chuyển đổi số, kinh tế số tổ chức Đoàn còn phải là cầu, hỗ trợ thanh niên nông thôn tiêu thụ sản phẩm.