Du lịch Việt Nam muốn phát triển phải đánh đổi?
![]() |
Hội thảo “Đột phá kinh tế từ du lịch” với sự tham dự của nhiều chuyên gia kinh tế, chuyên gia du lịch cùng nhiều doanh nghiệp lữ hành, doanh nghiệp bất động sản uy tín hàng đầu tại Việt Nam
Bài liên quan
Tái hiện cuộc sống của Công tử Bạc Liêu tại Tuần Văn hóa – Du lịch Bạc Liêu 2019
Khai mạc Ngày văn hóa, du lịch Ninh Thuận tại Hà Nội
Du lịch Mẫu Sơn: Bao giờ nơi này hết "ngủ đông"?
Chọn du lịch Quảng Ninh qua sân bay Vân Đồn, hành khách nhận cơn mưa ưu đãi khủng
Hơn một thập kỷ qua, du lịch Việt Nam đã có bước phát triển đột phá và đạt được những kết quả khả quan. Đặc biệt, vài năm gần đây, số lượng du khách quốc tế đến Việt Nam tăng vọt, đóng góp mạnh mẽ vào tăng trưởng kinh tế.
Cụ thể, năm 2016, số lượng khách du lịch quốc tế đạt 10 triệu lượt người, tăng hơn 4,3 lần so với năm 2001; Khách du lịch nội địa đạt 62 triệu lượt người, tăng 5,3 lần so với năm 2001; Đóng góp trực tiếp ước đạt 6,8% GDP, cả gián tiếp và lan tỏa đạt 14% GDP.
Thế nhưng, ngành du lịch Việt Nam còn tồn tại nhiều rào cản, khiến du lịch phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, thế mạnh và kỳ vọng. Ví dụ như Phú Quốc, Phan Thiết,… là những điểm đến chưa phát huy hết nội lực do còn bị bó buộc bởi các cơ chế chính sách; Cầu Vàng, Ba Na Hills (Đà Nẵng),… là những sản phẩm du lịch vấp phải sự chỉ trích về môi trường,…
Liên quan đến vấn đề này, phát biểu tại hội thảo, Tiến sĩ Trần Đình Thiên cho rằng: “Hiện nay, có nhiều ý kiến cho rằng, phát triển hạ tầng du lịch đã xâm hại môi trường khiến dư luận bức xúc. Thế nhưng thực tế cho thấy, du lịch được đánh giá là ngành kinh tế mũi nhọn. Chính vì vậy mà cần phải xác định tiêu chuẩn để phán xét. Phải làm rõ thế nào là mũi nhọn? Nếu không được luận chứng rõ ràng thì các địa phương vẫn lúng túng, không biết mũi nhọn thì ưu tiên chỗ nào? Chưa có tiêu chuẩn, chưa có tiêu chí thì doanh nghiệp đi tiên phong có thể gặp rủi ro”.
![]() |
Tiến sĩ Trần Đình Thiên (ngoài cùng, bên phải) phát biểu tại hội thảo |
“Mũi nhọn có phải là tiên phong hay không? Cần xác định rõ, vì nếu không các phản ứng chính sách tiếp theo cũng không rõ ràng. Đặc biệt với câu chuyện như Tam Đảo vừa rồi và trước đó là Tam Chúc, Bà Nà, Sơn Trà,... bị phản ứng vì cho rằng ảnh hưởng đến môi trường và tạo ra tâm lý tiêu cực với du lịch. Trên thực tế, những dự án này đem lại lợi ích rõ ràng cho điểm đến, địa phương, nên theo tôi, muốn phê phán gì phải đặt trên bàn cân lợi ích. Muốn phát triển phải đánh đổi. Thậm chí đánh đổi không đủ cũng không phát triển được”, Tiến sĩ Trần Đình Thiên nhấn mạnh.
Tuy nhiên, Nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam cũng cho biết, đánh đổi bao nhiêu thì hợp lý là bài toàn khó. Muốn trả lời câu hỏi này phải xác định, ưu tiên về lợi ích tổng thể và dài hạn. Đánh đổi thế nào là hợp lý thì cần luật, cần tiêu chuẩn chứ hiện nay chưa rõ ràng, không định hình và không giúp cho người ta định hướng được, khiến nhiều doanh nghiệp không dám làm và ngay cả chính quyền cũng không dám làm.
Nhìn nhận từ các quốc gia trong khu vực, Tiến sĩ Trần Đình Thiên cho biết, Thái Lan, Trung Quốc có hướng phát triển khác biệt, đặc sắc nên hút được du khách. Trong khi đó, Việt Nam có nhiều cái hay nhưng chưa biết làm hay hơn.
Điều quan trọng, làm du lịch phải chú ý đến “đẳng cấp” chứ không chạy theo “nguyên lý sản lượng”, khách đến ít nhưng chi tiêu nhiều,... Muốn vậy thì dịch vụ phải tốt để kéo khách đến.
Tiến sĩ Thiên cũng cho rằng, du khách đến Hạ Long, Đà Nẵng, Đà Lạt, Phú Quốc,... nhiều là vì nơi đó đẳng cấp cao. Do đó, cần phải làm sao khai thác du lịch xứng đáng với tài nguyên du lịch của địa phương đó, chứ không thể phung phí.
“Tuy nhiên, si sẽ là người dẫn dắt du lịch? Tất nhiên, cộng đồng doanh nghiệp chính là người dẫn dắt thị trường du lịch. Những tập đoàn, những doanh nghiệp lớn, có thực lực và đẳng cấp là những người định hình chân dung du lịch ở các địa phương và xuyên suốt cho cả ngành. Phải cổ động, ủng hộ những doanh nghiệp làm ăn thực lực, có được trình độ để định hình được chân dung du lịch”, Tiến sĩ Thiên nhấn mạnh.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Thêm di sản văn hóa phi vật thể quốc gia - Lễ hội chùa Tây Phương

Nhà thiết kế Bích Liên tôn vinh vẻ đẹp phụ nữ qua áo dài truyền thống

Quảng Nam tái hiện lịch sử qua triển lãm tài liệu lưu trữ

Sẵn sàng cho Lễ hội Tiên La 2025

Lan tỏa và truyền cảm hứng mạnh mẽ giá trị của Lễ hội Vía Bà Chúa Xứ núi Sam

Nâng cao chất lượng và vị thế của truyền hình Việt Nam trong thời chuyển đổi số

Độc đáo áo dài cẩn vàng của nhà thiết kế Cao Thị Phương Lan

Sau khi kiểm kê bổ sung, Hà Nội có gần 6.500 di tích

Chương trình nghệ thuật “Sáng mãi trong tim” ý nghĩa và hấp dẫn
