Tag

Đưa phân bón vào diện chịu thuế VAT: Vì một nền nông nghiệp bền vững

Nông thôn mới 28/08/2024 18:19
aa
TTTĐ - Chính sách miễn thuế giá trị gia tăng (VAT) đối với phân bón đang gây tác dụng ngược, làm tăng giá thành sản xuất nông sản. Hợp tác xã (HTX) hoạt động trong khâu sơ chế nông sản hiện được áp dụng "không khai, không tính thuế giá trị gia tăng", khiến toàn bộ chi phí đầu vào không được trừ khi tính thuế thu nhập, dẫn đến không khuyến khích các tập đoàn kinh tế tham gia chuỗi giá trị nông sản…

Chương trình có sự đồng hành của Công ty Cổ phần Phân bón dầu khí Cà Mau (PVCFC).

Tại Diễn đàn "Tái cơ cấu nông nghiệp: Giải pháp phát triển hiệu quả và bền vững chuỗi giá trị nông sản" do Tạp chí Kinh Doanh tổ chức sáng 28/8, ông Nguyễn Văn Phụng, chuyên gia cấp cao về thuế và quản trị doanh nghiệp, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế (Bộ Tài chính), người có gần 20 năm làm chính sách tài chính, cho rằng đối với nông nghiệp, phân bón là yếu tố quan trọng, đóng góp tới trên 40% cho việc nâng cao năng suất cây trồng, nâng cao hiệu quả sản xuất cho người nông dân.

Doanh nghiệp phân bón thiệt thòi

Một câu chuyện "nóng" đối với nền kinh tế nông nghiệp trong nước về Dự án Luật Thuế giá trị gia tăng sửa đổi sẽ được trình Quốc hội cho ý kiến tại kỳ họp thứ 7 và thông qua tại kỳ họp thứ 8 (diễn ra vào tháng 10/2024).

 Toàn cảnh Diễn đàn
Toàn cảnh diễn đàn

Tại dự thảo này, phân bón được đề xuất chuyển từ đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng sang đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng (thuế VAT), với thuế suất 5%.

Theo quy định hiện nay, mặt hàng phân bón thuộc đối tượng “không chịu thuế VAT” theo Luật số 71. Vì vậy, các doanh nghiệp phân bón không được kê khai, khấu trừ thuế VAT đầu vào là hàng hoá, dịch vụ, thiết bị máy móc, đầu tư cho sản xuất phân bón. Chính vì không được khấu trừ nên các hoạt động sản xuất phân bón phải tính vào chi phí và giá thành sản phẩm, tác động đẩy giá phân bón lên.

Các chuyên gia cho biết trong sản xuất nông nghiệp, vật tư chiếm khoảng 40-60% giá thành của các sản phẩm nông nghiệp và cũng là đầu vào thiết yếu không thể thiếu nên chắc chắn sẽ tác động trực tiếp tới giá thành sản phẩm mà người nông dân làm ra. Ngược lại, nếu được khấu trừ, sản phẩm được khấu trừ thuế VAT thì giá thành giảm xuống.

Theo Hiệp hội Phân bón Việt Nam, mỗi năm ngành nông nghiệp tiêu thụ 11 - 12 triệu tấn phân bón, trong đó các sản phẩm sản xuất trong nước khoảng 8 triệu tấn, còn lại nhập khẩu, có những sản phẩm buộc phải nhập khẩu do Việt Nam chưa sản xuất được. Trong khi sản phẩm của các nước khác vẫn chịu thuế VAT giá nhập vào thấp hơn so với giá sản xuất trong nước.

Ông Nguyễn Trí Ngọc, Phó Chủ tịch Hiệp hội Phân bón Việt Nam cho biết, gần 10 năm không được áp thuế VAT đối với phân bón, ngành nông nghiệp thiệt đơn thiệt kép, giảm sức cạnh tranh với phân bón nhập khẩu.

Áp dụng thuế VAT là cần thiết

Dưới góc nhìn của chuyên gia có 20 năm làm chính sách thuế, ông Phụng cho rằng: "Việc không áp thuế VAT đã tạo ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng. Doanh nghiệp sản xuất phân bón trong nước không được khấu trừ thuế VAT đầu vào cho nguyên vật liệu, máy móc và dịch vụ, dẫn đến giá thành sản phẩm tăng cao, đẩy giá phân bón cho nông dân lên cao. Hơn thế nữa, các doanh nghiệp phân bón nội địa mất lợi thế cạnh tranh so với hàng nhập khẩu, vốn được khấu trừ thuế giá trị gia tăng ở nước xuất xứ".

Chuyên gia này khẳng định, những bất cập của chính sách thuế trong lĩnh vực nông nghiệp hiện nay khiến các tập đoàn kinh tế lớn không muốn huy động vốn, đầu tư vốn để tham gia liên kết chuỗi giá trị nông sản.

Ông Phụng phân tích: Việc không chịu thuế VAT có nghĩa là các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh phân bón không được khấu trừ thuế VAT đầu vào, dẫn đến việc giá thành phân bón bị tăng lên. “Thực tiễn thi hành chính sách thuế VAT đối với phân bón đã gây ra tác dụng ngược, làm tăng chi phí sản xuất nông nghiệp”, ông nói.

Ông Nguyễn Văn Phụng, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế (Bộ Tài chính).
Ông Nguyễn Văn Phụng, nguyên Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thuế (Bộ Tài chính)

Do đó, chuyên gia này cho rằng việc áp dụng thuế suất 5% đối với phân bón là một bước đi cần thiết để tạo sự công bằng giữa sản phẩm trong nước và nhập khẩu.

Ông Phụng đề nghị cần phải giải thích rõ cho nông dân việc áp dụng thuế VAT 5% là người dân hưởng lợi chứ không phải giá phân bón sẽ tăng lên 5% vì giá đầu vào đã được khấu trừ không có lý gì giá bán ra tăng.

Bởi khi doanh nghiệp được khấu trừ thuế đầu vào, giá thành sản xuất phân bón sẽ giảm, điều này có nghĩa là giá bán lẻ phân bón cho nông dân sẽ không tăng thêm 5% như nhiều người lo ngại. Thay vào đó, nông dân sẽ được hưởng lợi từ sự giảm giá này vì doanh nghiệp có thể giảm giá bán sản phẩm đầu ra, làm cho phân bón trở nên rẻ hơn hoặc ít nhất là duy trì ở mức giá hiện tại.

Đồng thời, khi áp dụng thuế VAT 5%, nguồn thu từ thuế này có thể được sử dụng để hỗ trợ nông nghiệp thông qua các chương trình khuyến khích, đào tạo và cải tiến kỹ thuật. Những khoản đầu tư này sẽ giúp nâng cao năng suất và chất lượng nông sản, giảm chi phí sản xuất và tăng thu nhập cho nông dân. Nông dân sẽ có nhiều cơ hội tiếp cận với các công nghệ mới, cải thiện kỹ năng canh tác và tận dụng tốt hơn các nguồn lực hiện có.

Ví dụ, trước đây, một doanh nghiệp sản xuất phân bón không được khấu trừ thuế VAT đầu vào, dẫn đến chi phí sản xuất tăng cao. Khi doanh nghiệp bán sản phẩm, giá bán phải bao gồm toàn bộ chi phí này. Tuy nhiên, khi thuế VAT 5% được áp dụng và cho phép khấu trừ đầu vào, chi phí sản xuất giảm, và giá bán ra có thể duy trì hoặc thậm chí giảm xuống. Điều này có nghĩa là nông dân không phải chịu gánh nặng chi phí tăng lên.

“Chiến lược cải cách thuế đến năm 2030 của Việt Nam hướng tới một thuế suất thống nhất, có thể là 10% hoặc cao hơn, thay vì 5%. Tại Việt Nam, mức thuế điều chỉnh sẽ phụ thuộc vào sức khỏe nền kinh tế và sức mua của thị trường, luôn đặt lợi ích của 100 triệu dân lên hàng đầu”, ông Phụng nói.

Đọc thêm

Bài 2: Những tỷ phú chân đất Nông thôn mới

Bài 2: Những tỷ phú chân đất

TTTĐ - Phú Giáo từng là huyện nghèo nhất của tỉnh Bình Dương, tuy nhiên, chỉ trong hơn 10 năm trở lại đây, nhờ cuộc “cách mạng” trong phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đã mở đường cho hàng loạt tỷ phú, triệu phú chân đất xuất hiện.
Bài 1: Đổi thay Phú Giáo Nông thôn mới

Bài 1: Đổi thay Phú Giáo

TTTĐ - Được tái lập từ ngày 20/8/1999, qua một phần tư thế kỷ kiến tạo và phát triển, huyện Phú Giáo (Bình Dương) đã xây dựng một bức tranh tươi đẹp trên vùng đất giàu truyền thống cách mạng. Góp phần không nhỏ vào sự phát triển của huyện là nhờ nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Ba Vì đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề Nông thôn mới

Ba Vì đẩy mạnh xúc tiến tiêu thụ sản phẩm OCOP, làng nghề

Với vị thế của “vùng đất trăm nghề”, Hà Nội đã không ngừng đẩy mạnh kết nối, quảng bá, thúc đẩy thu hút đầu tư vào bảo tồn và phát triển làng nghề, góp phần hoàn thành các chỉ tiêu của thành phố, đẩy mạnh phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập cho người dân.
Hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ngày càng nâng cao Nông thôn mới

Hiệu quả hoạt động của các hợp tác xã nông nghiệp ngày càng nâng cao

TTTĐ - Nhằm khuyến khích, tạo điều kiện phát triển và nâng cao chất lượng hoạt động của các tổ chức kinh tế tập thể, hợp tác xã, thành phố Hà Nội đã từng bước tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các đơn vị.
Luật Thủ đô: Mở hành lang phát triển nông nghiệp đô thị Nông thôn mới

Luật Thủ đô: Mở hành lang phát triển nông nghiệp đô thị

TTTĐ - Theo TS Cao Đức Phát, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, việc hoàn thiện Luật Thủ đô sẽ thúc đẩy phát triển nông nghiệp, nông thôn Hà Nội.
Người Đan Phượng "khoe" đặc sản trong ngày hội đại đoàn kết Nông thôn mới

Người Đan Phượng "khoe" đặc sản trong ngày hội đại đoàn kết

TTTĐ - Tối 13/11, Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc Cụm dân cư số 5, xã Thọ Xuân, huyện Đan Phượng, Hà Nội đã trở thành dịp để bà con trưng bày những thành tựu trong lĩnh vực văn hóa, kinh tế, chuyển đổi số...
Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản” Nông thôn mới

Độc đáo “Sắc hoa trên miền di sản”

TTTĐ - Làng nghề cây cảnh hoa giấy Phù Đổng được hình thành hơn 20 năm. Đến nay nghề trồng hoa giấy ở Phù Đổng ngày càng phát triển, trở thành nghề chính của xã với hàng trăm hộ trồng hoa.
Xây dựng trường học đáp ứng các tiêu chí Nông thôn mới nâng cao Nông thôn mới

Xây dựng trường học đáp ứng các tiêu chí Nông thôn mới nâng cao

TTTĐ - Thực hiện tiêu chí giáo dục trong xây dựng Nông thôn mới nâng cao, kiểu mẫu, những năm qua, ngành Giáo dục và Đào tạo Thủ đô đã triển khai nhiều giải pháp nâng cao chất lượng dạy và học; chủ động tham mưu các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học, bổ sung đội ngũ cán bộ, giáo viên cho các trường học, đảm bảo đáp ứng các quy định của trường chuẩn quốc gia...
Sôi nổi cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp tại Bình Dương Nông thôn mới

Sôi nổi cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp tại Bình Dương

TTTĐ - Ngày 8/11, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bình Dương đã tổ chức vòng chung kết Cuộc thi tìm hiểu pháp luật ngành Nông nghiệp lần thứ 12.
Hà Nội thúc đẩy tiêu thụ nông sản thông qua liên kết vùng Nông thôn mới

Hà Nội thúc đẩy tiêu thụ nông sản thông qua liên kết vùng

TTTĐ - Với quy mô sản xuất nông nghiệp hiện tại, Hà Nội chỉ đáp ứng được khoảng 35 - 70% nhu cầu tiêu dùng các nhóm hàng nông sản thực phẩm cho hơn 10 triệu dân sinh sống tại Thủ đô. Điều này đòi hỏi thành phố phải thúc đẩy chuỗi liên kết sản xuất - kinh doanh nông sản với các tỉnh thành trên cả nước.
Xem thêm