Tag

Đường sắt tốc độ cao – Thời cơ và thách thức

Giao thông 29/10/2024 21:29
aa
TTTĐ - Ban Chấp hành Trung ương khóa XIII đã ban hành Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 20/9/2024, trong đó đã xác định thống nhất chủ trương đầu tư toàn tuyến Dự án đường sắt tốc độ cao (350 km/h) trên trục Bắc - Nam.
Bộ Chính trị cho ý kiến về đề án đường sắt tốc độ cao trục Bắc - Nam Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp về dự án đường sắt tốc độ cao trục Bắc-Nam Rà soát, bổ sung cơ chế đặc thù cho Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Các vị khách mời tham dự Tọa đàm (từ trái sang): Tổng Giám đốc Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam Hoàng Gia Khánh; Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Phan Đức Hiếu; Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương; Thứ trưởng Bộ Tài chính Bùi Văn Khắng; Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Danh Huy
Các vị khách mời tham dự Tọa đàm (từ trái sang): Tổng Giám đốc Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam Hoàng Gia Khánh; Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Phan Đức Hiếu; Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương; Thứ trưởng Bộ Tài chính Bùi Văn Khắng; Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Danh Huy

Có thể thấy, tuyến đường sắt tốc độ cao 350 km/h dự kiến sẽ hoàn thành năm 2035 sẽ là một bước đột phá lớn không chỉ với hạ tầng giao thông, mở ra không gian phát triển mới, mà còn là bước tiến quan trọng, góp phần đưa nền kinh tế Việt Nam sánh vai với các nước phát triển trên thế giới.

Ngay sau chủ trương về xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao được thông qua, dư luận xã hội dành sự quan tâm đặc biệt đến dự án này và cũng đặt ra nhiều câu hỏi về: nguồn vốn, tốc độ, hiệu quả của dự án đối với nền kinh tế, xã hội khi được đầu tư, đưa vào vận hành và sử dụng… Để phân tích, luận bàn, làm rõ những vấn đề nêu trên, Cổng Thông tin điện tử (TTĐT) Chính phủ tổ chức Toạ đàm "Đường sắt tốc độ cao – Thời cơ và thách thức" với sự tham gia của các vị khách mời là lãnh đạo các cơ quan quản lý nhà nước, chuyên gia: Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Danh Huy; Thứ trưởng Bộ Tài chính Bùi Văn Khắng; Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương; Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Phan Đức Hiếu; Tổng Giám đốc Tổng Công ty Đường sắt Việt Nam Hoàng Gia Khánh.

Ảnh: VGP/Dương Tuấn
Ảnh: VGP/Dương Tuấn

Đường sắt cao tốc độ cao giúp tăng khoảng 0,97 điểm % GDP

Nói về việc chọn thời điểm đưa ra đề xuất xây tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam, Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải (GTVT) Nguyễn Danh Huy cho biết: Bộ GTVT đã dành 18 năm để nghiên cứu về việc xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao. Dự báo về nhu cầu vận tải, Bộ GTVT nhận thấy thời điểm này thích hợp, cần thiết để xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam nhằm tái cơ cấu lại thị phần vận tải một cách thích hợp. Bên cạnh đó, thời điểm này, quy mô nền kinh tế của Vịêt Nam đã đạt 430 tỷ USD, nợ công chưa phải quá cao do đó các điều kiện về nguồn lực cơ bản không phải là thách thức lớn.

Về mặt kỹ thuật, Bộ GTVT đã có kiến giải về lựa chọn tốc độ 350 km/giờ, hay công năng sử dụng tại sao là vận tải hành khách mà không phải hàng hoá… những vấn đề này Bộ GTVT đã kiến giải qua 10 năm nghiên cứu với sự tham gia của nhiều chuyên gia các nước trên thế giới cũng như các đoàn công tác liên ngành học tập tại 6 nước có đường sắt tốc độ cao phát triển.

“Bây giờ là thời điểm thích hợp để Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị quyết định trình Quốc hội xem xét, quyết định đầu tư. Đây cũng là tiền đề, động lực để chúng ta bước vào kỷ nguyên vươn mình, như Tổng Bí thư Tô Lâm nói”, Thứ trưởng Nguyễn Danh Huy khẳng định.

Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Danh Huy tại Tọa đàm - Ảnh: VGP/Dương Tuấn
Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Nguyễn Danh Huy tại Tọa đàm - Ảnh: VGP/Dương Tuấn

Cùng quan điểm với Bộ GTVT, Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) Trần Quốc Phương khẳng định: Chúng ta có đầy đủ cơ sở chính trị và thực tiễn từ các nghị quyết, kết luận của Trung ương và Bộ Chính trị về việc xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao từ nay đến năm 2035 cũng như việc hoàn thiện kết cấu hạ tầng, trong đó có tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam. Đây là sự cần thiết để có bước đột phá về hạ tầng, tạo tác động tích cực và lan tỏa đến tăng trưởng kinh tế cũng như bảo đảm an sinh xã hội.

“Chi tiêu cho đầu tư cũng là một động lực tác động đến tăng trưởng kinh tế. Trong lịch sử đầu tư công của đất nước, đây là dự án có quy mô lớn nhất từ trước đến nay, dự kiến tổng chi xấp xỉ 70 tỷ USD. Đây là con số khái toán ở mức tiền khả thi, rất lớn. Mức chi đầu tư này sẽ tác động đến tăng trưởng kinh tế trong suốt thời gian dự án thi công. Qua đánh giá sơ bộ, nếu như số tiền này được đưa vào triển khai từ nay đến năm 2035 thì tác động của đầu tư đường sắt cao tốc độ cao này làm tăng khoảng 0,97 điểm % GDP. Đây là con số đáng kể, góp phần vào tăng trưởng chung của nền kinh tế”, Thứ trưởng Trần Quốc Phương nói.

Cụ thể, lãnh đạo Bộ KH&ĐT cho rằng, kể từ thời điểm thống nhất về việc xây dựng tuyến đường sắt tốc độ cao, sẽ tác động tích cực lên ít nhất 7 lĩnh vực gồm: Xây dựng; Các ngành phụ trợ (vật liệu, sắt thép, công nghiệp hỗ trợ); Dịch vụ tài chính (ngân hàng, tín dụng huy động vốn); Phát triển đô thị; Du lịch; Việc làm; Vận tải và logistics.

“Tuyến đường sắt tốc độ cao sẽ tác động tích cực nếu chúng ta làm tốt, làm nhanh. Phần đầu tư sẽ tác động trực tiếp đến GDP trong giai đoạn đầu và sau này tốc độ lan tỏa của nó còn lớn hơn rất nhiều, thậm chí vượt qua phần tính toán của chúng ta hiện nay”, Thứ trưởng Trần Quốc Phương nhìn nhận.

Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương - Ảnh: VGP/Dương Tuấn
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Quốc Phương - Ảnh: VGP/Dương Tuấn

Phân tích từ góc độ người nghiên cứu, Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Phan Đức Hiếu chia sẻ: Dư luận có băn khoăn về tốc độ chạy tàu 250km/h hay 350km/h, vận tải khách hay vận tải hàng hoá…tôi tôi cho rằng phương án kỹ thuật tốc độ tối đa 350 km/giờ vận tải hành khách, và trục tải 22,5 tấn mà Bộ GTVT đưa ra là phương án tối ưu và hướng đến đúng bởi đáp ứng nhu cầu đỏi hỏi của tương lai về vận tải, khoa học công nghệ, hạn chế tối đa việc hoàn thành xong phải nâng cấp, điều chỉnh sẽ tốn kém hơn nhiều.

Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Phan Đức Hiếu - Ảnh: VGP/Dương Tuấn
Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Phan Đức Hiếu - Ảnh: VGP/Dương Tuấn

Là người gắn bó lâu năm với ngành đường sắt, ông Hoàng Gia Khánh, Tổng Giám đốc Tổng Công ty đường sắt Việt Nam nhìn nhận: Đường sắt tốc độ cao khi hình thành, sẽ đóng vai trò đồng bộ kết nối 5 phương thức chính: đường bộ, đường sắt, hàng hải, hàng không, đường thủy nội địa theo trục Bắc-Nam. Điều này không chỉ tận dụng thế mạnh từng phương thức mà còn tối ưu hóa hệ thống vận chuyển, giảm chi phí logistics, nâng cao khả năng cạnh tranh của nền kinh tế. Khi phương thức vận tải hàng hóa linh hoạt nhanh chóng, tiết kiệm chi phí, sẽ góp phần phát triển kinh tế xã hội.

“Điểm mạnh đầu tiên của đường sắt tốc độ cao là độ an toàn cao như ở Nhật Shinkansen xây dựng từ năm 1964 nhưng chưa có vụ tai nạn nào xảy ra, các nước thế giới cũng vậy. Thứ hai là thời gian đi lại được xác định chính xác từng phút. Thứ ba là tiện lợi thoải mái, hành khách đi trên tàu có không gian rộng rãi, di chuyển trên tàu dễ dàng. Ngoài ra, các nhà ga đặt ở các khu trung tâm, khu phát triển dân số đông cũng tạo thuận lợi cho hành khách đi lại so với các hình thức giao thông khác. Bên cạnh đó, đường sắt này điện khí hóa, thân thiện với môi trường, mang lại hiệu quả về môi trường...”, ông Hoàng Gia Khánh chia sẻ.

Tổng Giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam Hoàng Gia Khánh - Ảnh: VGP/Dương Tuấn
Tổng Giám đốc Tổng công ty Đường sắt Việt Nam Hoàng Gia Khánh - Ảnh: VGP/Dương Tuấn

Tài chính cho dự án đã sẵn sàng

Đối với vấn đề nguồn lực thực hiện dự án, Thứ trưởng Bộ Tài chính Bùi Văn Khắng khẳng định: Công tác chuẩn bị tài chính cho dự án đường sắt tốc độ cao đã sẵn sàng để đảm bảo được nguồn lực về tài chính ở mức cao nhất theo lộ trình phê duyệt và tiến độ thực hiện dự án theo đúng chủ trương Nghị quyết 49-NQ/TW của Bộ Chính trị và Nghị quyết Hội nghị Trung ương 10.

Bộ Tài chính cho biết, thời gian qua, các Bộ, ngành đã phối hợp rất chặt chẽ và thống nhất đưa ra 3 nhóm giải pháp điều hành tổng thể và 4 nhóm phương pháp huy động nguồn lực.

Ba nhóm giải pháp điều hành tổng thể gồm: Đổi mới mô hình tăng trưởng, điều hành kinh tế xã hội linh hoạt, hiệu quả để góp phần tăng thu ngân sách hằng năm với tinh thần năm sau phải cao hơn năm trước; Điều hành chính sách tài khóa linh hoạt, hiệu quả theo hướng triệt để tiết kiệm và chống lãng phí để tập trung nguồn lực cho đầu tư phát triển; Sửa đổi thể chế, tháo gỡ nút thắt, điểm nghẽn trong thu hút nguồn lực trong lĩnh vực tài chính, đầu tư.

Bốn nhóm phương pháp huy động nguồn lực gồm: Thứ nhất, Xây dựng kế hoạch tài chính quốc gia 5 năm cho 3 giai đoạn đến năm 2035 trên tinh thần chủ động, cân đối nguồn lực, trong đó, tập trung ưu tiên chi cho đầu tư phát triển, nhất là các dự án quốc gia và trọng điểm ngành giao thông vận tải, trong đó có dự án đường sắt tốc độ cao, với tinh thần kết hợp cả ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương, lấy ngân sách Trung ương giữ vai trò chủ đạo.

Thứ hai, thu hút nguồn lực, huy động trái phiếu Chính phủ với kỳ hạn lãi suất phù hợp, với điều kiện thị trường và tiến độ thực hiện của các dự án. Thứ ba, thu hút nguồn lực đầu tư trong nước bao gồm cả hình thức hợp tác công tư.Thứ tư, huy động nguồn lực ngoài nước có ưu đãi cao, điều kiện đàm phán hợp lý và ít ràng buộc.

Thứ trưởng Bộ Tài chính Bùi Văn Khắng - Ảnh: VGP/Dương Tuấn
Thứ trưởng Bộ Tài chính Bùi Văn Khắng - Ảnh: VGP/Dương Tuấn

Đối với ý kiến cho rằng việc dồn nguồn lực lớn để xây đường sắt cao tốc sẽ làm ảnh hưởng đến việc đầu tư vào các ngành, lĩnh vực khác, Thứ trưởng Bùi Văn Khắng cho biết: Với nguồn lực tài chính tổng thể theo dự toán thu chi ngân sách của cả 3 giai đoạn Bộ Tài chính sẽ chủ động xây dựng các kịch bản căn cứ vào kết quả thu chi hằng năm, để tính toán một cách kỹ lưỡng, khoa học và mang tính chất khả thi cao. Tức là phải tính đến ưu tiên chiến lược trong từng giai đoạn, dự toán ngân sách đầu tư trong 3 giai đoạn sẽ dự kiến tổng thể chi đầu tư phát triển đồng bộ với các dự án của các ngành, lĩnh vực, bảo đảm cân đối đồng bộ, tổng thể và hài hòa, theo đúng tinh thần chỉ đạo của Đảng, Quốc hội và sự điều hành của Chính phủ.

Đồng thời, nguồn lực cũng sẽ bảo đảm cân đối tổng thể các nhiệm vụ chi cho mục tiêu quốc gia, chương trình trọng điểm gắn với ưu tiên chiến lược về kinh tế của đất nước theo chủ trương, định hướng của Đảng, của Quốc hội và sự điều hành linh hoạt của Chính phủ.

Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Danh Huy trao đổi cùng các khách mời tại Tọa đàm - Ảnh: VGP/Dương Tuấn
Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Danh Huy trao đổi cùng các khách mời tại Tọa đàm - Ảnh: VGP/Dương Tuấn

Xây dựng cơ chế chính sách đặc thù theo 5 nhóm vấn đề

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa yêu cầu Bộ GTVT rà soát lại suất đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao, trên cơ sở đó đề xuất các cơ chế đặc thù, nhất là về huy động nguồn lực và quy trình thủ tục, chính sách đất đai, giải phóng mặt bằng, mỏ vật liệu… Về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Danh Huy cho biết: Đây là dự án có quy mô đặc biệt lớn, có công nghệ mới và lần đầu tiên chúng ta triển khai. Do đó, Bộ GTVT đã chủ động xây dựng hệ thống cơ chế chính sách đã được Chính phủ thông qua thống nhất trình Quốc hội, trong đó có 19 cơ chế chính sách thuộc thẩm quyền Quốc hội và 5 cơ chế thuộc thẩm quyền Chính phủ, tập trung vào 5 nhóm vấn đề.

Nhóm 1, phải đảm bảo tính khả thi đẩy nhanh tiến độ thực hiện như việc: giải phóng mặt bằng đúng tiến độ, chọn nhà thầu tốt, có tư vấn quốc tế tham gia, để huy động tri thức, kinh nghiệm quốc tế tham gia, bảo đảm thực hiện thành công; Nhóm 2 là các cơ chế chính sách bảo đảm huy động đủ nguồn lực, linh hoạt; Nhóm 3 là đẩy mạnh phân cấp, ủy quyền đi đôi với kiểm tra giám sát; Nhóm 4 là cơ chế chính sách đào tạo nguồn nhân lực; Nhóm 5 là phục vụ phát triển công nghiệp đường sắt.

Các khách mời thảo luận tại Tọa đàm - Ảnh: VGP/Dương Tuấn
Các khách mời thảo luận tại Tọa đàm - Ảnh: VGP/Dương Tuấn

Đặc biệt, trong quá trình xây dựng đề án, Bộ GTVT đều đưa ra cơ chế chính sách làm sao doanh nghiệp trong nước tham gia được dự án này. Bộ GTVT sẽ ràng buộc các điều kiện, tổng thầu phải sử dụng dịch vụ hàng hóa trong nước sản xuất được và đó là điều kiện tiên quyết với các nhà thầu khi tham gia. Hoặc, đưa ra chính sách trình Quốc hội, giao nhiệm vụ cho các DN 100% vốn nhà nước, hoặc đặt hàng các DN trong nước, các hạng mục, hàng hóa trong nước có thể sản xuất được.

“Với ngành xây dựng, chúng ta cơ bản làm chủ về xây dựng đường bộ, từ hầm, các loại kết cấu phức tạp. Chúng ta tự tin các doanh nghiệp Việt Nam có thể tham gia, tiến tới làm chủ”, Thứ trưởng Bộ GTVT khẳng định.

Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Trần Quốc Phương (trái) và Thứ trưởng Bộ Tài Chính Bùi Văn Khắng trao đổi tại Tọa đàm - Ảnh: VGP/Dương Tuấn
Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Trần Quốc Phương (trái) và Thứ trưởng Bộ Tài Chính Bùi Văn Khắng trao đổi tại Tọa đàm - Ảnh: VGP/Dương Tuấn

Đồng tình với các nhóm chính sách Bộ GTVT đưa ra, Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Trần Quốc Phương cho rằng: Chúng ta giành ưu tiên cao nhất để thực hiện công trình này, vấn đề thuộc thẩm quyền cấp nào trình cấp đó, có phân tích hiệu quả cơ chế đặc thù đem lại.

Ủy viên Thường trực Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Phan Đức Hiếu cũng nhấn mạnh cơ chế chính sách là rất cần thiết. “Dự án này không thể thành công, triển khai đúng tiến độ, trơn tru nếu thiếu cơ chế chính sách đặc thù, nhưng cái này khó vì chưa có tiền lệ”, ông Hiếu nói và đề xuất Chính phủ nghiên cứu để có cơ chế linh hoạt hơn, trao thẩm quyền mạnh hơn, xử lý ngay các vấn đề phát sinh, bảo đảm tính hiệu quả trong việc triển khai dự án.

Đọc thêm

Xử lý nghiêm các “điểm đen” vi phạm trật tự an toàn giao thông Giao thông

Xử lý nghiêm các “điểm đen” vi phạm trật tự an toàn giao thông

TTTĐ - Để bảo đảm trật tự an toàn giao thông khu vực phố cổ, Phòng Cảnh sát giao thông (Công an thành phố Hà Nội) đã giao Đội Cảnh sát giao thông đường bộ số 1 phối hợp cùng Công an quận Hoàn Kiếm tăng cường tuần tra, kiểm soát, xử lý nghiêm những trường hợp xe khách dừng, đỗ không đúng quy định; duy trì trật tự đô thị trên địa bàn quận Hoàn Kiếm.
Hiệu quả sau một năm triển khai thí điểm thẻ vé điện tử Giao thông

Hiệu quả sau một năm triển khai thí điểm thẻ vé điện tử

TTTĐ - Theo thống kê của Trung tâm Quản lý và điều hành giao thông TP Hà Nội, từ tháng 11/2023 đến nay, sau 1 năm triển khai thí điểm, hơn 16 triệu lượt hành khách đã sử dụng thẻ vé điện tử. Hầu hết hành khách hài lòng với loại hình vé này và mong muốn TP Hà Nội tiếp tục triển khai, mở rộng trên toàn mạng lưới giao thông công cộng.
"Vì cổng trường bình yên" mô hình nhỏ, ý nghĩa lớn Camera 360 trẻ

"Vì cổng trường bình yên" mô hình nhỏ, ý nghĩa lớn

TTTĐ - Phó Bí thư Thành đoàn, Chủ tịch Hội đồng Đội TP Đà Nẵng Nguyễn Thị Anh Thảo khẳng định mô hình “Vì cổng trường bình yên” đang được các cơ sở Đoàn triển khai hiệu quả, góp phần giảm ùn tắc và va chạm giao thông trước cổng trường.
Hải Dương: Đơn vị đăng ký gói thầu xây lắp gần 900 tỷ đồng? Giao thông

Hải Dương: Đơn vị đăng ký gói thầu xây lắp gần 900 tỷ đồng?

TTTĐ - Ban Quản lý dự án Đầu tư Xây dựng tỉnh Hải Dương vừa mở thầu đăng ký thực hiện gói thầu thi công xây dựng công trình nằm trong dự án xây dựng nút giao liên thông kết nối Quốc lộ 17B với Quốc lộ 5.
Người dân tự vá "ổ gà" trên Quốc lộ 14H bị bong tróc Nhịp điệu cuộc sống

Người dân tự vá "ổ gà" trên Quốc lộ 14H bị bong tróc

TTTĐ - Sau nhiều lần sửa chữa, tuyến Quốc lộ 14H qua địa bàn huyện Duy Xuyên lại tái diễn tình trạng "ổ gà", buộc người dân phải vá tạm để lưu thông.
Đề xuất bàn giao cầu Quảng Đà cho TP Đà Nẵng quản lý Nhịp điệu cuộc sống

Đề xuất bàn giao cầu Quảng Đà cho TP Đà Nẵng quản lý

TTTĐ - UBND TP Đà Nẵng đang lấy ý kiến từ UBND tỉnh Quảng Nam về phương án quản lý và bàn giao liên quan đến dự án cầu Quảng Đà và đường dẫn.
Xây dựng thêm hơn 3,6km đường vành đai I TP Hải Dương Giao thông

Xây dựng thêm hơn 3,6km đường vành đai I TP Hải Dương

TTTĐ - UBND tỉnh Hải Dương vừa quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng thêm hơn 3,6km đường vành đai I TP Hải Dương, tổng vốn đầu tư 436,3 tỷ đồng.
Đường sắt tốc độ cao: Cần tăng cường nguồn lực tư nhân Giao thông

Đường sắt tốc độ cao: Cần tăng cường nguồn lực tư nhân

TTTĐ - Một số đại biểu Quốc hội cho rằng, bên cạnh nguồn vốn ngân sách, nguồn vốn Nhà nước huy động thì cần tăng cường nguồn lực đầu tư tư nhân để làm dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam.
Phát triển hạ tầng giao thông: Xóa khoảng cách giữa thành thị, nông thôn Giao thông

Phát triển hạ tầng giao thông: Xóa khoảng cách giữa thành thị, nông thôn

TTTĐ - Việc phát triển kết cấu hạ tầng giao thông giữ vai trò rất quan trọng và là tiền đề để phát triển đô thị cũng như phục vụ nhu cầu sinh sống đi lại của Nhân dân Thủ đô, nhất là khu vực ngoại thành Hà Nội.
“Cánh tay” nối dài giúp Cảnh sát giao thông xử lý vi phạm Giao thông

“Cánh tay” nối dài giúp Cảnh sát giao thông xử lý vi phạm

TTTĐ - Để tăng hiệu quả trong việc xử lý vi phạm từ phản ánh của người dân qua Zalo, Phòng Cảnh sát giao thông Hà Nội đã yêu cầu bộ phận nhận tin tiếp nhận thông tin ngay lập tức thông báo cho lực lượng tuần tra, kiểm soát trên tuyến đến nơi xảy ra vi phạm để xử lý tại chỗ. Bên cạnh việc xác minh, xử lý, cách làm này góp phần nâng cao hiệu quả trong xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông.
Xem thêm