Gặp khó về dòng tiền, Tập đoàn Everland có đủ sức triển khai loạt dự án hàng nghìn tỷ đồng?
Dự án Five Star West Lake không qua đấu giá, kẽ hở gây thất thoát ngân sách Nhà nước Hà Nội “điểm tên” hàng trăm dự án chậm triển khai, vi phạm Luật Đất đai |
Triển khai dàn trải loạt dự án lớn
Theo nguồn tin của phóng viên, UBND tỉnh Quảng Ninh vừa chấp thuận chủ trương đầu tư, nhà đầu tư dự án Tổ hợp du lịch, nghỉ dưỡng và giải trí Crytal Holidays Harbour Vân Đồn tại xã Hạ Long, huyện Vân Đồn do Công ty Cổ phần Everland Vân Đồn làm chủ đầu tư.
Theo quyết định của UBND tỉnh Quảng Ninh, tiến độ thực hiện dự án tính từ ngày được chấp thuận chủ trương đầu tư.
Cụ thể, trong tháng thứ nhất, hoàn thành các thủ tục pháp lý đảm bảo đủ điều kiện thi công xây dựng công trình. Từ tháng thứ 2 đến tháng thứ 8, hoàn thành thi công xây dựng móng. Từ tháng 9 đến hết tháng 20, hoàn thành thi công xây dựng phần hầm và phần đếm.
Từ tháng thứ 21 đến tháng thứ 37, dự án phải hoàn thành thi công xây dựng phần thân. Từ tháng thứ 38 đến hết tháng thứ 43, hoàn thành thi công xây dựng, hoàn thiện dự án, nghiệm thu và đưa toàn bộ dự án vào hoạt động kinh doanh.
Được biết, dự án Crystal Holidays Harbour Vân Đồn có quy mô sử dụng đất 2,6ha, tổng vốn đầu tư 3.611 tỷ đồng (trong đó vốn góp của nhà đầu tư là 750 tỷ đồng và số còn lại là vốn huy động), bao gồm 5 tòa khách sạn và căn hộ lưu trú có chiều cao từ 27 đến 34 tầng và 1 tòa trung tâm hội nghị quốc tế cao 3 tầng.
Dự án được động thổ từ năm 2019, sau một thời gian chờ Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch chung Khu kinh tế Vân Đồn đến năm 2030, tầm nhìn 2040 và UBND tỉnh Quảng Ninh phê duyệt các quy hoạch phân khu đảo Cái Bầu, hiện nay chủ đầu tư đang hoàn thiện thẩm định thiết kế cơ sở và xin cấp giấy phép xây dựng.
Được biết, Công ty Cổ phần Everland Vân Đồn (chủ đầu tư) được thành lập vào ngày 22/4/2019, với vốn điều lệ ban đầu 350 tỷ đồng. Mới đây, công ty mẹ là Tập đoàn Everland đã hoàn thành việc góp 240 tỷ đồng vốn điều lệ tăng thêm vào doanh nghiệp này, nâng vốn điều lệ lên 750 tỷ đồng (trong đó Tập đoàn Everland sở hữu 60%, tương đương 450 tỷ đồng).
![]() |
Phối cảnh dự án Crystal Holidays Harbour Vân Đồn |
Theo nghị quyết được Hội đồng quản trị Tập đoàn Everland thông qua, mục đích tăng vốn điều lệ Công ty Cổ phần Everland Vân Đồn từ 350 tỷ lên 750 tỷ đồng là bổ sung nguồn vốn chủ sở hữu để đầu tư dự án Crystal Holidays Harbour Vân Đồn.
Được biết, ngoài dự án Crystal Holidays Harbour Vân Đồn, Tập đoàn Everland đang triển khai nhiều dự án quy mô lớn khác trên cả nước.
Trước đó, cuối tháng 4/2021, Tập đoàn Everland đã tổ chức động thổ hai dự án Tổ hợp du lịch nghỉ dưỡng cao cấp Xuân Đài Bay và Crystal Holidays Marina Phú Yên với quy mô 37 ha, nguồn vốn đầu tư 2.200 tỷ đồng.
Theo tìm hiểu, dự án Crystal Holidays Marina Phú Yên là tổ hợp khách sạn, căn hộ khách sạn, biệt thự nghỉ dưỡng và vui chơi giải trí cao cấp có quy mô hơn 29ha (trong đó có 5ha mặt nước).
Dự án đã được UBND tỉnh Phú Yên cấp quyết định chủ trương đầu tư số 1460/ QĐ-UBND ngày 18/9/2019 cho Công ty Cổ phần Everland Phú Yên và được UBND thị xã Sông Cầu phê duyệt Quy hoạch chi tiết xây dựng tỷ lệ 1/500 tại Quyết định số 2214/QĐ-UBND ngày 31/8/2020. Dự án dự kiến hoàn thành và đi vào khai thác vào quý IV/2023.
Trong khi đó, dự án Tổ hợp thương mại dịch vụ và du lịch nghỉ dưỡng Xuân Đài Bay có quy mô 7,32ha thuộc phường Xuân Đài, thị xã Sông Cầu đã được UBND tỉnh Phú Yên cấp quyết định chủ trương đầu tư số 2005/QĐ-UBND ngày 26/11/2020. Dự án dự kiến hoàn thành trong vòng 36 tháng kể từ ngày được cấp quyết định chủ trương đầu tư.
Cũng giống như Crystal Holidays Harbour Vân Đồn, tại dự án Tổ hợp thương mại dịch vụ và du lịch nghỉ dưỡng Xuân Đài Bay, Tập đoàn Everland đã thông qua chủ trương mua 8 triệu cổ phần phát hành riêng lẻ của Công ty Cổ phần Đầu tư Xuân Đài Bay, đồng thời nhận chuyển nhượng 12 triệu cổ phần khác từ các cổ đông hiện hữu để bổ sung vốn thực hiện dự án.
Tập đoàn Everland lãi bèo bọt, gặp khó về dòng tiền
Theo tìm hiểu của phóng viên, mặc dù các pháp nhân đứng tên chủ đầu tư tại các dự án trên đều là những doanh nghiệp khác nhau, nhưng đây đều là những công ty thuộc Tập đoàn Everland.
Tập đoàn Everland được thành lập năm 2009 với lĩnh vực kinh doanh ban đầu là cung ứng vật tư, vật liệu xây dựng công trình như: xi măng, sắt thép, kính, đá ốp lát (tự nhiên, nhân tạo), thiết bị vệ sinh, gạch ceramic, sàn gỗ, sơn, vật liệu chống thấm, vật liệu trang trí...
Từ năm 2016, Tập đoàn Everland đã bắt đầu chuyển hướng hoạt động sang lĩnh vực kinh doanh bất động sản, khởi đầu bằng việc liên kết, hợp tác với các đối tác để tham gia đầu tư các dự án bất động sản tại Hà Nội, Bắc Ninh và một số địa phương khác...
![]() |
Ông Lê Đình Vinh - Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Everland (EVG). |
Hiện tại, ông Lê Đình Vinh đang là Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng Giám đốc của Tập đoàn Everland. Ông Vinh là cá nhân sở hữu vốn lớn nhất tại công ty với 15,2 triệu cổ phần, tương đương 25,33% vốn của công ty (tính đến cuối năm 2020).
Về tình hình tài chính kinh doanh, Tập đoàn Everland kinh doanh trồi sụt qua các năm, dù doanh thu hàng năm của công ty đạt hàng trăm tỷ đồng, song lợi nhuận thu về lại khá khiêm tốn, cao lắm cũng chỉ vài chục tỷ đồng.
Cụ thể, năm 2018, Tập đoàn Everland ghi nhận 27,1 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, sang năm 2019 đạt 18,2 tỷ đồng, năm 2020 đạt 19,4 tỷ đồng.
Theo báo cáo tài chính hợp nhất quý II/2021 vừa công bố, trong 6 tháng đầu năm, Tập đoàn Everland ghi nhận doanh thu thuần 515,9 tỷ đồng, tăng mạnh so với mức 390,6 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái. Sau khi trừ đi các chi phí, thuế, lợi nhuận của công ty chỉ đạt 11,2 tỷ đồng, cao hơn mức 9,3 tỷ đồng cùng kỳ năm ngoái.
Đáng nói, không chỉ ghi nhận lợi nhuận khiêm tốn, Tập đoàn Everland còn gặp khó khăn về dòng tiền. Theo báo cáo lưu chuyển tiền tệ, trong 6 tháng đầu năm 2021, dòng tiền kinh doanh của công ty đang âm 579 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ dương 28 tỷ đồng; dòng tiền đầu tư cũng âm 426,6 tỷ đồng.
Về "sức khỏe" tài chính của doanh nghiệp, dòng tiền kinh doanh biểu thị cho việc hoạt động kinh doanh có thu được tiền về không. Nếu dòng tiền âm có nghĩa rằng công ty chỉ ghi nhận lãi trên sổ sách chứ không thu được tiền về, vì vậy để bù đắp, doanh nghiệp có nhiều lựa chọn, hoặc giảm chi đầu tư, thanh lý tài sản, hoặc tăng cường đi vay.
Với doanh nghiệp, mục tiêu kinh doanh có lợi nhuận luôn là một trong những ưu tiên được đặt lên hàng đầu. Trong đó, doanh thu, lợi nhuận tăng trưởng, hoàn thành vượt kế hoạch luôn mang tính tích cực và tạo tâm lý lạc quan cho nhà đầu tư. Tuy nhiên, tất cả những điều đó chưa đủ để đánh giá sức khỏe tài chính doanh nghiệp nếu bỏ qua yếu tố dòng tiền.
Theo đánh giá của các chuyên gia tài chính, với những doanh nghiệp đang trong quá trình mở rộng, phải nhập thêm hàng hóa, tăng tồn kho, tăng phải thu, phải trả… thì tình trạng dòng tiền âm là bình thường, công ty có thể sử dụng vốn vay hoặc huy động từ cổ đông để bổ sung lượng thiếu hụt.
Tuy nhiên, về dài hạn, dòng tiền hoạt động kinh doanh phải dương để bù đắp cho các hoạt động đầu tư, trả nợ vay và cổ tức cho cổ đông, nếu không thì doanh nghiệp có thể sẽ chìm vào gánh nặng nợ nần, thiếu trước hụt sau, kèm với đó là kết quả kinh doanh bết bát.
Cũng theo các chuyên gia, trong các báo cáo tài chính thì báo cáo lưu chuyển tiền tệ là quan trọng nhất, nguyên nhân là do báo cáo này chỉ ra được xu hướng dòng tiền của doanh nghiệp, tại sao làm ăn có lãi mà thường xuyên thiếu tiền, trên cơ sở đó giúp đánh giá về khả năng trang trải công nợ, chi trả cổ tức trong tương lai của doanh nghiệp.
"Có những trường hợp công ty có lợi nhuận, nhưng hoạt động kinh doanh không tạo ra dòng tiền dương, bị chôn vốn, nguồn tiền thu về chậm, dẫn tới sự nguy hiểm trong tình hình tài chính, gặp khó khăn trong thanh toán công nợ, cũng như không thể chi trả cổ tức cho cổ đông", một chuyên gia phân tích.
Tại thời điểm cuối tháng 6/2021, tổng tài sản của Tập đoàn Everland ở mức 1.967 tỷ đồng, tăng gần gấp đôi so với thời điểm đầu năm. Tuy nhiên, trong đó, các khoản phải thu ngắn và dài hạn đã chiếm hơn 1.400 tỷ đồng; tiền và các khoản tương đương tiền xấp xỉ 39 tỷ đồng, nhưng tiền mặt chỉ khoảng 10 tỷ đồng.
Cùng thời điểm, tổng nợ phải trả của Tập đoàn Everland cũng tăng mạnh từ mức 285 tỷ đồng lên mức 416,2 tỷ đồng.
Như vậy, với tiềm lực tài chính có thể nói thuộc vào hàng "khiêm tốn" so với các doanh nghiệp bất động sản khác, liệu Tập đoàn Everland có đủ sức triển khai các dự án với quy mô lớn cùng một lúc như vậy, bởi thực tế thời gian qua vẫn còn tồn tại nhiều dự án đã được cấp phép đầu tư, nhưng nhà đầu tư triển khai chậm hoặc không triển khai do đói vốn, không đủ năng lực tài chính.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Vì một Việt Nam khỏe mạnh, FPT Long Châu đồng hành cùng Bộ Y Tế, trao tặng 500.000 liều vắc xin sởi

Vinamilk khởi động Quỹ sữa Vươn cao Việt Nam năm 2025

Biểu dương, ghi nhận những thành tích Petrovietnam đóng góp cho sự phát triển của đất nước

SHB lãi gần 4.400 tỷ đồng, dự kiến tỷ lệ cổ tức 2024 - 2025 là 36%

PV GAS CA MAU - vững bước cùng dòng khí PM3

CT Group bắt tay Tập đoàn Anh quốc ARUP: Điều gì sẽ xảy ra?

Techcombank mang "tinh hoa nước Pháp" về Việt Nam, tôn vinh di sản văn hóa độc bản

BIDV Run - Vì cuộc sống Xanh, kiến tạo giá trị vững bền

Co-opBank phải sớm trở thành một định chế tài chính đa năng, hiện đại
