Tag
Hà Nội

Ghi nhận ca mắc sốt xuất huyết gấp hơn 3 lần so với năm ngoái

Tin Y tế 10/10/2023 16:12
aa
TTTĐ - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, trong tuần (từ ngày 29/9 đến 6/10), Hà Nội có thêm 2.593 ca mắc sốt xuất huyết tại 29 quận, huyện (tăng 1,5 lần so với tuần đầu tháng 9/2023).
Phòng, chống dịch sốt xuất huyết: Bắt đầu từ ý thức của người dân Cảnh báo tử vong tự điều trị sốt xuất huyết tại nhà Ra quân vệ sinh môi trường, phòng dịch sốt xuất huyết Quận Ba Đình phát động triển khai đợt cao điểm phòng chống dịch bệnh sốt xuất huyết

Tăng cường công tác truyền thông

Trong đó, Phú Xuyên ghi nhận 231 ca, Hoàng Mai (162 ca), Đống Đa (150 ca), Hà Đông (149 ca), Thanh Oai (134 ca)…

Theo đó, tính từ đầu năm 2023 đến nay, Hà Nội có 17.974 ca mắc sốt xuất huyết (tăng hơn 3 lần so với cùng kỳ năm 2022), trong đó có 3 ca tử vong.

Ngoài ra, tuần qua cũng ghi nhận 105 ổ dịch tại 23 quận, huyện, thị xã. Trong đó, quận Hà Đông nhiều nhất với 11 ổ dịch, Đống Đa có 10 ổ dịch, Quốc Oai có 8 ổ dịch.

Giám đốc Sở Y tế Hà Nội kiểm tra công tác phòng chống dịch sốt xuất huyết tại dãy nhà trọ số 55C, ngõ 23 Xuân La.
Giám đốc Sở Y tế Hà Nội kiểm tra công tác phòng chống dịch sốt xuất huyết tại dãy nhà trọ số 55C, ngõ 23 Xuân La

Tính từ đầu năm đến nay, thành phố ghi nhận 1.143 ổ dịch. Hiện còn 264 ổ dịch đang hoạt động tại 28 quận, huyện, thị xã; Trong đó có một số ổ dịch diễn biến phức tạp kéo dài như xã Phùng Xá, huyện Thạch Thất có 506 bệnh nhân.

CDC Hà Nội nhận định, Hà Nội đang bước vào cao điểm dịch sốt xuất huyết. Với điều kiện khí hậu và thời tiết như hiện nay, dự báo tình hình dịch tiếp tục diễn biến phức tạp trong các tuần tới. Đây cũng là điều đáng báo động khi người dân còn có tâm lý chủ quan với căn bệnh nguy hiểm này.

Để nâng cao vai trò, trách nhiệm của chính quyền, của tổ chức, doanh nghiệp, hộ gia đình và từng người dân trên địa bàn Thủ đô trong công tác phòng, chống dịch bệnh sốt xuất huyết, Hà Nội triển khai đợt cao điểm truyền thông trong tháng 10/2023.

Phó Giám đốc Sở TT&TT Hà Nội Nguyễn Thị Mai Hương triển khai kế hoạch đợt cao điểm truyền thông.
Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội Nguyễn Thị Mai Hương triển khai kế hoạch đợt cao điểm truyền thông

Triển khai kế hoạch đợt cao điểm truyền thông, Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Hà Nội Nguyễn Thị Mai Hương cho rằng, để tạo được sóng truyền thông phải đồng thời có nhiều nội dung thông tin đưa ra ở cùng một thời điểm tại nhiều địa điểm với nhiều kênh truyền thông và hình thức truyền thông đa dạng, phù hợp với các đối tượng cần tác động.

Đối với cơ quan báo chí thành phố cần tăng cường thời lượng, đa dạng hình thức, mở chuyên mục, đặt banner… để công tác truyền thông về dịch bệnh sốt xuất được triển khai mạnh mẽ nhất. Bên cạnh đó, các đơn vị tăng cường tuyên truyền trên mạng xã hội như: Zalo, Facebook, hay qua tin nhắn SMS…

Đợt truyền thông cao điểm này cần tiến hành giống như đợt truyền thông phòng, chống dịch COVID-19, góp phần đưa các biện pháp phòng, chống dịch của chính quyền từ thành phố đến cơ sở đi vào thực chất, không để xảy ra tình trạng chống dịch chỉ “trên giấy”.

Tỷ lệ bệnh nhân nặng gia tăng

Theo ghi nhận tại các bệnh viện trên địa bàn Thủ đô, bệnh nhân nhập viện do sốt xuất huyết tăng mạnh, trong đó, tỷ lệ bệnh nhân ở thể nặng, có dấu hiệu cảnh báo cũng tăng.

Tại Trung tâm Bệnh nhiệt đới (Bệnh viện Bạch Mai), số lượng bệnh nhân mắc sốt xuất huyết đang điều trị tại đây chiếm 1/3 tổng số bệnh nhân. Mỗi ngày, trung tâm tiếp nhận 30-50 ca sốt xuất huyết đến khám; trong đó, có 15-20 ca nặng có dấu hiệu cảnh báo cần phải nhập viện.

PGS.TS Đỗ Duy Cường - Giám đốc Trung tâm Bệnh nhiệt đới, nhận định, hiện nay tình hình dịch sốt xuất huyết đang diễn biến khá phức tạp. Tính đến nay, Trung tâm đã ghi nhận 6 trường hợp tử vong, đa số là do đến muộn với bệnh cảnh sốc giảm thể tích, rối loạn đông máu và suy đa phủ tạng.

Do đó, các trường hợp nhẹ hoặc sốt xuất huyết trong những ngày đầu có thể điều trị và theo dõi tại nhà, cần uống đủ nước, dùng thuốc hạ sốt - giảm đau paracetamol, nghỉ ngơi, xét nghiệm công thức máu hàng ngày.

Hà Nội: Gần 18.000 ca mắc sốt xuất huyết, tăng hơn 3 lần so với năm ngoái
Tỷ lệ bệnh nhân sốt xuất huyết nặng gia tăng

“Người dân không tự ý truyền dịch và không dùng kháng sinh hay thuốc corticoid, đặc biệt lưu ý từ ngày thứ 4 - 5 trở đi sẽ có hiện tượng máu cô đặc nếu không bù đủ dịch. Xét nghiệm công thức máu nếu thấy chỉ số Hematocrite tăng trên 20% so với ban đầu tức là máu bị cô đặc, phải hết sức lưu ý trong vấn đề truyền dịch” - PGS.TS Đỗ Duy Cường cảnh báo.

Trong trường hợp truyền dịch không có hiệu quả, phải dùng dung dịch cao phân tử để kéo nước vào trong lòng mạch. Các trường hợp nặng có dấu hiệu cảnh báo: Đau bụng vùng gan, tiểu ít, chảy máu cam, máu lợi, nôn hoặc đi ngoài ra máu, rong kinh, rong huyết ở nữ giới, xét nghiệm công thức máu tiểu cầu giảm nhanh hoặc hematocrit tăng nhanh.

Tương tự, từ tháng 7/2023 đến nay, Bệnh viện Đa khoa Đống Đa điều trị nội trú khoảng 1.500 bệnh nhân. Giám đốc Bệnh viện Nguyễn Đình Phúc cho biết, trong số bệnh nhân điều trị nội trú, tỷ lệ bệnh nhân diễn biến trung bình và nặng chiếm 27%.

“Nhiều người vẫn có tâm lý chủ quan khi mắc sốt xuất huyết, không chủ động đi khám mà tự chẩn đoán và điều trị tại nhà. Hậu quả là khi đến bệnh viện thì bệnh đã chuyển sang mức độ trung bình và nặng”, bác sĩ Nguyễn Đình Phúc lưu ý.

Chuyên gia y tế cũng khuyến cáo, nhiều người chủ quan, nghĩ sốt xuất huyết là bình thường, cứ sốt vài ngày sẽ khỏi nên ở nhà, chỉ khi nào thấy xuất huyết mới đi viện.

Thực tế, nhiều trường hợp sốt, chưa có biểu hiện xuất huyết nhưng có bị cô đặc máu dẫn đến sốc, lúc này điều trị rất khó khăn thậm chí tử vong. Khi có biểu hiện sốt, người dân cần đến các cơ sở y tế để xét nghiệm máu chẩn đoán xác định và theo dõi điều trị bởi bác sĩ chuyên khoa, không tự ý điều trị tại nhà.

Đọc thêm

Đau lưỡi lâu ngày không khỏi bất ngờ phát hiện bị ung thư Tin Y tế

Đau lưỡi lâu ngày không khỏi bất ngờ phát hiện bị ung thư

TTTĐ - Nhập viện trong tình trạng đau lưỡi lâu ngày, tự uống thuốc không đỡ, cụ bà ở Hà Nội được các bác sĩ Bệnh viện E phát hiện bị ung thư bờ lưỡi nguy hiểm.
Hệ thống nhà thuốc FPT Long Châu hỗ trợ người dân sau bão Yagi Tin Y tế

Hệ thống nhà thuốc FPT Long Châu hỗ trợ người dân sau bão Yagi

TTTĐ - Hệ thống nhà thuốc FPT Long Châu đang triển khai kế hoạch hỗ trợ 10 tấn thuốc, tương đương 2,5 tỷ đồng cho đồng bào khu vực bị ảnh hưởng bởi bão, lũ.
Tăng cường tổng vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh mùa mưa lũ Sức khỏe

Tăng cường tổng vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh mùa mưa lũ

TTTĐ - Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố (CDC) Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 6 đến 13/9), toàn thành phố ghi nhận 227 ca mắc sốt xuất huyết, 52 ca mắc tay chân miệng, 1 ca sởi.
Quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) ra quân tổng vệ sinh môi trường, phòng dịch bệnh sau mưa lũ Tin Y tế

Quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) ra quân tổng vệ sinh môi trường, phòng dịch bệnh sau mưa lũ

TTTĐ - Quận Nam Từ Liêm ra quân tổng vệ sinh môi trường tại 10/10 phường trên địa bàn sau ảnh hưởng của bão số 3.
Ngành Y tế tỉnh Yên Bái tập trung khắc phục hậu quả sau lũ Sức khỏe

Ngành Y tế tỉnh Yên Bái tập trung khắc phục hậu quả sau lũ

TTTĐ - Sau khi lũ rút, cùng với các lực lượng khác, ngành Y tế tỉnh Yên Bái nhanh chóng triển khai nhiều giải pháp đảm bảo vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh nhằm chăm sóc sức khỏe Nhân dân.
Các cơ sở y tế tổng vệ sinh môi trường sau mưa bão Tin Y tế

Các cơ sở y tế tổng vệ sinh môi trường sau mưa bão

TTTĐ - Sở Y tế đã có công văn hỏa tốc chỉ đạo thực hiện công tác tổng vệ sinh môi trường, khắc phục hậu quả cơn bão số 3.
Trao quà hỗ trợ các đơn vị y tế ảnh hưởng bão số 3 Tin Y tế

Trao quà hỗ trợ các đơn vị y tế ảnh hưởng bão số 3

TTTĐ - Ngày 13/9, Công đoàn ngành Y tế Hà Nội đã đi thăm hỏi, động viên và trao quà hỗ trợ một số đơn vị y tế trong ngành bị ảnh hưởng của cơn bão số 3 gây ra.
Dọn dẹp khu vực bếp, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm sau mưa lũ Tin Y tế

Dọn dẹp khu vực bếp, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm sau mưa lũ

TTTĐ - Ngập lụt ở một số khu vực trên địa bàn Hà Nội đã dấu hiệu nước rút dần. Người dân đang bắt đầu dọn dẹp nhà cửa, trong đó đặc biệt lưu ý dọn dẹp vệ sinh các khu bếp, khu chế biến thức ăn, phòng tránh các bệnh về đường tiêu hoá dễ xảy ra sau mưa lũ.
Tiêm miễn phí vắc xin uốn ván cho người dân các tỉnh vùng lũ Tin Y tế

Tiêm miễn phí vắc xin uốn ván cho người dân các tỉnh vùng lũ

TTTĐ - Nhằm chia sẻ khó khăn và đóng góp vào việc bảo vệ sức khỏe cho người dân vùng lũ, Hệ thống tiêm chủng Safpo/Potec sẽ tiến hành tiêm chủng miễn phí vắc xin uốn ván cho người dân các tỉnh vùng lũ.
Phun hóa chất Cloramin B, vệ sinh môi trường diện rộng Tin Y tế

Phun hóa chất Cloramin B, vệ sinh môi trường diện rộng

TTTĐ - Để chuẩn bị sẵn sàng đón người dân trở về nhà sau khi phải di dời do mưa bão và đảm bảo vệ sinh môi trường, phòng chống dịch bệnh sau bão, Trung tâm Y tế quận Ba Đình tiến hành phun khử khuẩn, tổng vệ sinh môi trường tại các điểm nước rút và các cơ quan, đơn vị trên địa bàn phường Phúc Xá.
Xem thêm