Giải pháp thanh toán thông minh phục vụ giao thông hiện đại
"Đồng bộ" ý thức với giao thông hiện đại Giao thông Thủ đô phát triển hiện đại, xứng tầm |
![]() |
Các khách mời tham dự Tọa đàm (từ phải sang): BTV Minh Ngọc; ông Đỗ Việt Hải, Phó Giám đốc Sở Xây dựng, TP. Hà Nội; ông Khuất Việt Hùng, Chủ tịch HĐQT Metro Hà Nội; ông Fukuda Chihiro, Phó Trưởng Đại diện JICA tại Việt Nam; ông Satoru Horiuchi, Tổng giám đốc Công ty Tokyo Metro Việt Nam; ông Nguyễn Hoàng Long, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thanh toán quốc gia Việt Nam (NAPAS) - Ảnh: VGP/Dương Tuấn |
Chương trình có sự tham dự của: Ông Đỗ Việt Hải, Phó Giám đốc Sở Xây dựng, TP Hà Nội; ông Khuất Việt Hùng, Chủ tịch HĐQT Metro Hà Nội; ông Fukuda Chihiro, Phó Trưởng Đại diện JICA tại Việt Nam; ông Satoru Horiuchi, Tổng giám đốc Công ty Tokyo Metro Việt Nam; ông Nguyễn Hoàng Long, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thanh toán quốc gia Việt Nam (NAPAS).
Hướng tới hệ thống vé liên thông toàn quốc: Đột phá trong giao thông công cộng
Trong bối cảnh chuyển đổi số mạnh mẽ, việc triển khai thẻ vé thông minh không chỉ là câu chuyện kỹ thuật, mà còn là chiến lược quốc gia. Việc tích hợp trong thanh toán vé giúp giảm thiểu thủ tục, đồng thời nâng cao tính an toàn và tiện lợi, hướng tới một hệ thống giao thông công cộng văn minh, hiện đại và liên thông toàn quốc.
Đây là nội dung được các khách mời khẳng định tại Tọa đàm "Giải pháp thanh toán thông minh phục vụ giao thông hiện đại" do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức ngày 20/5, tại Hà Nội.
Đại diện cơ quan quản lý của một thành phố lớn, ông Đỗ Việt Hải – Phó Giám đốc Sở Xây dựng TP Hà Nội cho biết: Hà Nội đã sớm đặt mục tiêu xây dựng hệ thống thẻ vé thông minh, dựa trên nhu cầu thực tế và chính sách không dùng tiền mặt trong giao thông công cộng. Hệ thống này còn có khả năng liên kết với các dịch vụ khác như thu phí tự động, bãi đỗ xe và các loại hình vận tải trong tương lai.
![]() |
Ông Đỗ Việt Hải, Phó Giám đốc Sở Xây dựng TP Hà Nội - Ảnh: VGP/Dương Tuấn |
Hà Nội đang tiên phong hiện thực hóa hệ thống thẻ vé điện tử liên thông và theo kế hoạch Thành phố sẽ chính thức khai trương hệ thống vé liên thông bằng hình thức thuê dịch vụ CNTT từ ngày 2/9/2025. Hệ thống thẻ vé mới áp dụng tiêu chuẩn bảo mật VCCS – một bộ tiêu chuẩn thẻ chip nội địa được hỗ trợ bởi NAPAS. Nhờ đó, thẻ ngân hàng, ví điện tử, thậm chí cả CCCD có thể tích hợp vào hệ thống vé, đưa Hà Nội trở thành hình mẫu đô thị thông minh.
Tuy nhiên, theo ông Hải, vẫn còn hai thách thức lớn: Thay đổi thói quen người dân, nhất là người cao tuổi, và giải quyết việc làm cho khoảng 4.000 lao động bán vé thủ công trên xe bus.
Dưới góc độ đơn vị cung cấp hạ tầng thanh toán bán lẻ quốc gia, ông Nguyễn Hoàng Long, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần thanh toán quốc gia (NAPAS) cho biết: Tại TP HCM, hệ thống Metro số 1 đã triển khai mô hình thanh toán không dùng tiền mặt với sự phối hợp từ NAPAS và các tổ chức tài chính quốc tế như Visa, Mastercard. Về phía mình, NAPAS đã chuẩn bị đầy đủ hạ tầng kỹ thuật để tích hợp hệ thống vé tự động. Việc này giúp người dân sử dụng thẻ ngân hàng, cả nội địa lẫn quốc tế, để đi metro, không cần thêm thẻ chuyên dụng.
![]() |
Ông Nguyễn Hoàng Long, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Thanh toán quốc gia Việt Nam (NAPAS) - Ảnh: VGP/Dương Tuấn |
Lãnh đạo NAPAS chia sẻ: Việc kết nối thực sự giữa NAPAS và thanh toán tự động trong Metro TPHCM chỉ triển khai trong 20 ngày bởi những thứ như tiêu chuẩn kỹ thuật đều đã chuẩn bị kỹ càng, chỉ cần thống nhất là cả hệ thống “chạy rầm rập". Ông Long tin rằng tiến tới không chỉ dùng thẻ ngân hàng để thanh toán cho metro mà có thể mở rộng ra các hình thức khác, đồng thời cho biết thêm: NAPAS từng thực hiện thử nghiệm thanh toán bằng thẻ ngân hàng cho hệ thống Vinbus tại Hà Nội và tại các cảng hàng không, chứng minh tính khả thi của mô hình.
![]() |
Ông Khuất Việt Hùng, Chủ tịch HĐQT Metro Hà Nội (giữa), chia sẻ tại Tọa đàm - Ảnh: VGP/Dương Tuấn |
Bài học quốc tế và khuyến nghị về phối hợp chính sách
Tại Tọa đàm, các vị khách mời đến từ Nhật Bản đã chia sẻ những kinh nghiệm liên thông vé điện tử tại Nhật. Ông Satoru Horiuchi – Tổng Giám đốc Tokyo Metro Việt Nam cho biết: Tại Nhật, ban đầu các tuyến đường sắt cũng vận hành độc lập. Từ năm 2000, nước này bắt đầu đồng bộ hóa hệ thống thẻ trả trước và đến năm 2013, toàn bộ thẻ IC như Suica, Pasmo đã có thể sử dụng trên toàn quốc, không chỉ trong giao thông mà cả trong mua sắm, sinh hoạt hằng ngày.
Theo ông Horiuchi, để làm được điều đó, Nhật Bản đã thành lập các nhóm nghiên cứu như “cửa sổ Passnet”, “tổ nghiên cứu Pasmo” để thống nhất về tiêu chuẩn và cách triển khai. Từ đó, ông đề xuất Việt Nam cần có một tổ chức điều phối mạnh để dẫn dắt quá trình chuẩn hóa, thống nhất về kỹ thuật, chính sách và dữ liệu giữa các chủ thể liên quan.
![]() |
Ông Fukuda Chihiro, Phó Trưởng Đại diện JICA tại Việt Nam và ông Satoru Horiuchi, Tổng giám đốc Công ty Tokyo Metro Việt Nam - Ảnh: VGP/Dương Tuấn |
Dưới góc độ vĩ mô, ông Fukuda Chihiro – Phó Trưởng đại diện JICA tại Việt Nam cho biết: JICA đã và đang hỗ trợ xây dựng hệ thống đường sắt đô thị tại các nước: Thái Lan, Philippines, Indonesia, Bangladesh. Tại Việt Nam với dự án ở TPHCM, hệ thống hệ thống thu phí tự động (AFC) đã được triển khai.
Đại diện JICA nhấn mạnh 3 yếu tố Nhà nước cần thực hiện để triển khai AFC.
Thứ nhất, cần triển khai hệ thống có khả năng tích hợp không chỉ đường sắt mà chung cho bãi đỗ xe hay các cửa hàng. Như vậy ngay từ đầu cơ quan quản lý cần có phương hướng xây dựng hệ thống có khả năng vận hành liên thông và xây dựng bộ quy chuẩn thống nhất.
![]() |
Các khách mời Nhật Bản chia sẻ những kinh nghiệm của Nhật Bản - Ảnh: VGP/Dương Tuấn |
Thứ hai là an ninh thông tin. Hệ thống AFC xử lý dữ liệu cá nhân của hành khách nên bắt buộc phải có biện pháp an ninh đủ mạnh để phòng chống hành vi lừa đảo và bảo vệ thông tin cá nhân. Nhà nước cần ban hành các văn bản pháp luật và quy định để thực hiện điều này.
Thứ ba là sự hỗ trợ về tài chính và chính sách. Để triển khai hệ thống AFC sẽ cần một khoản chi phí ban đầu. Vì vậy không nên giao phó hoàn toàn cho các doanh nghiệp quản lý, vận hành mà Nhà nước cần hỗ trợ về mặt tài chính và chính sách để đảm bảo hiệu quả, thúc đẩy phổ biến hệ thống AFC này.
![]() |
Các vị khách mời chia sẻ tại Tọa đàm - Ảnh: VGP/Dương Tuấn |
Bên cạnh đó, ông Fukuda cũng đề cập tới giải pháp liên kết đa phương tiện: tại TPHCM, hệ thống xe bus đang được phát triển để kết nối các nhà ga metro, tạo sự thuận tiện trong di chuyển, đây là mô hình mà Hà Nội nên học hỏi.
Nhấn mạnh việc phân định vai trò rõ ràng, ông Khuất Việt Hùng – Chủ tịch HĐQT Metro Hà Nội, chỉ ra yêu cầu phân cấp giữa cơ quan quản lý Nhà nước và doanh nghiệp.
![]() |
Ông Khuất Việt Hùng, Chủ tịch HĐQT Metro Hà Nội - Ảnh: VGP/Dương Tuấn |
Mỗi bên phải rõ vai trò: doanh nghiệp phải chủ động vận hành hệ thống của mình, Nhà nước lo điều phối, chính sách, dữ liệu. Quan trọng là bảo đảm sự ổn định ngay cả khi hệ thống liên thông chung gặp sự cố.
“Theo tôi việc quan trọng nhất để triển khai thành công là thực hiện. Như NAPAS đã sẵn sàng hệ thống thanh toán rồi, chỉ có điều bây giờ phải làm. Ví dụ như phải triển khai kết nối vào hệ thống của Metro để đảm bảo hệ thống chung của Sở Xây dựng có thể hoạt động thông suốt với hệ thống của chúng tôi. Chúng tôi cũng phải thiết kế hệ thống của mình kết nối được với hệ thống của Sở Xây dựng. Vấn đề này hai bên cùng thực hiện. Các nền tảng thanh toán sẵn sàng rồi, các công cụ đã đầy đủ, chúng ta chỉ làm thôi”, ông Khuất Việt Hùng nhấn mạnh.
![]() |
Ông Nguyễn Hoàng Long: Chúng ta học hỏi những đơn vị đi trước để rút ra những bài học, và có thể đi tắt đón đầu, để không phải triển khai những hệ thống mang tính chất đóng hoặc riêng lẻ - Ảnh: VGP/Dương Tuấn |
Ông Nguyễn Hoàng Long, Phó Tổng Giám đốc NAPAS nhấn mạnh: Việc số hóa, chuyển đổi số là chủ trương chung của Chính phủ. Trong thanh toán, chúng tôi đã hoàn thành việc triển khai thanh toán số.
“Như vậy không có lý do gì trong thời gian tới chúng ta không thể áp dụng những hình thức thanh toán hiện đại và nhanh chóng như vậy trên hạ tầng giao thông công cộng hiện đại như hạ tầng metro. Thực tế, chỉ cần điện thoại có kết nối ngân hàng hoặc VNeID là người dân có thể đi metro. Thanh toán không tiền mặt đã trở thành thói quen, chúng ta cần tận dụng để đẩy nhanh triển khai hệ thống vé liên thông,” ông Nguyễn Hoàng Long nhấn mạnh.
![]() |
Ông Đỗ Việt Hải: Hệ thống vé liên thông sẽ chính thức khai trương vào ngày 2/9/2025, không chỉ áp dụng cho các tuyến vận tải hành khách công cộng tại Hà Nội mà còn có khả năng mở rộng liên kết trên phạm vi toàn quốc - Ảnh: VGP/Dương Tuấn |
Ngoài ra, theo ông Đỗ Việt Hải, hệ thống vé thông minh không chỉ thu tiền mà còn là “mỏ dữ liệu” lớn. “Hệ thống của chúng ta chính là hệ thống thu thập dữ liệu và dữ liệu là một nguồn tài nguyên, cùng với tài nguyên thiên nhiên. Nguồn tài nguyên thiên nhiên càng ngày càng kiệt dần, nhưng nguồn tài nguyên số thì ngày càng được bồi đắp, tích lũy và lớn dần lên.
Chúng ta ngay từ bây giờ đã phải định hướng ra được rằng chúng ta sẽ sử dụng nguồn tài nguyên số đó như thế nào trong tương lai. Nó không chỉ phục vụ cho giao thông vận tải hành khách công cộng mà còn phục vụ cho các lĩnh vực hoạt động kinh tế xã hội khác. Đấy mới là điều quan trọng mà chúng ta cần có định hướng trong thời gian tới”, ông Đỗ Việt Hải khẳng định.
Tin liên quan
Cùng chuyên mục
Đọc thêm

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát lệnh khởi công cầu Tứ Liên

Thủ tướng dự lễ khởi công cầu Tứ Liên

Tạo động lực mới cho sự phát triển bền vững của khu vực Tây Bắc

Hải Dương: Khẩn trương triển khai các hạng mục phục vụ dự án

Thủ tướng yêu cầu đoàn kết, huy động mọi lực lượng cùng tham gia các dự án

Hành động quyết liệt, trách nhiệm hơn nữa để tiếp tục kéo giảm tai nạn giao thông

Nền tảng cốt lõi cho sự an toàn của các công trình giao thông

Cao Bằng: Kết quả "phạt nguội" từ ngày 8 - 14/5/2025

Đẩy nhanh tiến độ dự án Vành đai 3 TP Hồ Chí Minh
