Tag
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính:

Giáo dục phải được quan tâm, tạo động lực thúc đẩy phát triển đất nước nhanh và bền vững

Giáo dục 19/08/2024 13:06
aa
TTTĐ - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh tại Hội nghị tổng kết năm học 2023-2024, triển khai nhiệm vụ năm học 2024-2025 sáng 19/8: "Giáo dục đào tạo cần phải được quan tâm đúng mức để tạo động lực thúc đẩy phát triển đất nước nhanh và bền vững".
Rà soát các quy định về phụ cấp, chế độ chính sách đối với đội ngũ nhà giáo Kết luận của Bộ Chính trị về thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo Hà Nội đầu tư nguồn lực lớn cho phát triển giáo dục, đào tạo

Hội nghị được tổ chức theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến với điểm cầu chính tại Hà Nội và 63 điểm cầu tỉnh/thành phố với sự tham dự của lãnh đạo Đảng, Nhà nước; các ban, bộ, ngành, cơ quan trung ương; các chuyên gia, nhà giáo lão thành, đại diện các cơ sở giáo dục.

Tới dự tại điểm cầu Trung tâm Hội nghị quốc tế (Hà Nội) có Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.

Giáo dục phải được quan tâm, tạo động lực thúc đẩy phát triển đất nước nhanh và bền vững

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tham dự Hội nghị tổng kết năm học 2023 - 2024, triển khai nhiệm vụ năm học 2024 - 2025

Đổi mới theo chiều sâu, nâng cao chất lượng giáo dục

Hội nghị nhằm đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ năm học 2023 - 2024 và triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm học 2024 - 2025 của ngành Giáo dục.

Với chủ đề “Đoàn kết, kỷ cương, sáng tạo, tiếp tục đổi mới theo chiều sâu, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo”, năm học 2023-2024, ngành Giáo dục đã khắc phục khó khăn, cơ bản hoàn thành các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm đề ra.

Báo cáo tại Hội nghị, Thứ trưởng Phạm Ngọc Thưởng nêu một số kết quả nổi bật năm học 2023 – 2024. Theo đó, toàn ngành Giáo dục đã tổ chức tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo.

Giáo dục phải được quan tâm, tạo động lực thúc đẩy phát triển đất nước nhanh và bền vững
Trước khi bắt đầu hội nghị, các đại biểu dành 1 phút mặc niệm tưởng nhớ cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Qua đó, đánh giá toàn diện kết quả 10 năm đổi mới và đề xuất định hướng phát triển giáo dục và đào tạo trong giai đoạn tiếp theo, phù hợp với bối cảnh trong nước và quốc tế.

Ngoài ra, ngành Giáo dục tiếp tục hoàn thiện thể chế, tạo hành lang pháp lý để thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT theo yêu cầu của Nghị quyết 29 của Trung ương.

Khẳng định, công tác phổ cập giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học, giáo dục THCS và xoá mù chữ tiếp tục được quan tâm, Thứ trưởng đồng thời nhấn mạnh, Chương trình giáo dục phổ thông 2018 với nhiều điểm mới đã được triển khai đồng bộ, đầy đủ các môn học, hoạt động giáo dục các lớp 1, 2, 3, 4, 6, 7, 8, 10, 11 trên phạm vi cả nước.

Việc tổ chức biên soạn, thẩm định sách giáo khoa được triển khai theo đúng lộ trình, đảm bảo chất lượng và tiến độ. Đặc biệt, việc cố gắng giảm giá thành sách giáo khoa từ năm học 2024 - 2025 đã khẳng định được vai trò, trách nhiệm của ngành Giáo dục trước thềm năm học mới, giúp giảm đi gánh nặng cho xã hội, nhất là đối với phụ huynh, các em học sinh vùng đồng bào dân tộc thiểu số, vùng có điều kiện đặc biệt khó khăn.

Giáo dục phải được quan tâm, tạo động lực thúc đẩy phát triển đất nước nhanh và bền vững
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn phát biểu khai mạc hội nghị

Chất lượng giáo dục đại trà và mũi nhọn tiếp tục được nâng lên.

Bộ GD&ĐT đã tổ chức thành công Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024. Tự chủ giáo dục đại học từng bước đi vào thực chất…

Cũng tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng nhấn mạnh 12 nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục trong năm học 2024 - 2025.

Vượt qua thách thức, sẵn sàng trước năm học mới

Hội nghị ghi nhận nhiều ý kiến tại các điểm cầu về công tác giáo dục ở địa phương như thiếu biên chế giáo viên, cơ sở vật chất phát triển giáo dục miền núi…

Giáo dục phải được quan tâm, tạo động lực thúc đẩy phát triển đất nước nhanh và bền vững
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Phạm Ngọc Thưởng báo cáo tổng kết năm học 2023 - 2024

Phát biểu tham luận tại điểm cầu Hà Nội, Phó Chủ tịch UBND TP Vũ Thu Hà khẳng định, năm học 2023-2024, sự nghiệp giáo dục Thủ đô đạt được những kết quả toàn diện ở các cấp học, ngành học, hoàn thành tốt các nội dung, nhiệm vụ công tác trọng tâm.

Toàn thành phố có 2.913 trường mầm non, phổ thông, tăng 39 trường so với cùng kỳ năm học trước với gần 2,3 triệu học sinh, gần 130.000 giáo viên.

Công tác quản lý nhà nước, thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo được tăng cường, kiểm soát tốt các hoạt động, vấn đề phát sinh trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo.

Công tác tham mưu về cơ chế chính sách được thực hiện chủ động. Từ tháng 7/2024 đến tháng 7/2025, Sở đã tham mưu UBND Thành phố trình HĐND Thành phố thông qua 9 Nghị quyết tại các Kỳ họp của HĐND Thành phố.

Giáo dục phải được quan tâm, tạo động lực thúc đẩy phát triển đất nước nhanh và bền vững
Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội Vũ Thu Hà phát biểu tham luận tại điểm cầu UBND TP Hà Nội

Phó Chủ tịch UBND TP Hà Nội cũng nêu khó khăn về biên chế giáo viên, khi quy mô tăng, dẫn đến số biên chế thiếu. Kiến nghị Chính phủ rà soát đánh giá lại việc bổ sung biên chế giáo viên cho phù hợp với thực tiễn.

Trong khi đó khẳng định, đổi mới giáo dục đang đi đúng hướng, Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Nguyễn Đức Sơn cho hay, hiện các cơ sở đào tạo giáo viên đã bám sát Chương trình Giáo dục phổ thông 2018, coi đây là căn cứ để soạn chương trình đào tạo gáo viên.

Hầu như các trường đại học sư phạm chủ chốt đã mở ngành và thực hiện đào tạo, bồi dưỡng giáo viên dạy các môn mới như: Khoa học tự nhiên, Lịch sử và Địa lý… Qua đó, góp phần cung cấp đội ngũ nhà giáo cho các địa phương, từng bước tháo gỡ khó khăn về thừa thiếu giáo viên cục bộ.

Đề xuất một số giải pháp tháo gỡ khó khăn, PGS.TS Nguyễn Đức Sơn trao đổi, cần sửa đổi, bổ sung một số quy định về chính sách hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí sinh hoạt đối với sinh viên theo hướng linh hoạt, sát thực tiễn.

Giáo dục phải được quan tâm, tạo động lực thúc đẩy phát triển đất nước nhanh và bền vững
PGS.TS Nguyễn Đức Sơn - Hiệu trưởng Trường Đại học Sư phạm Hà Nội phát biểu tại hội nghị

Đồng thời, tăng cường nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất cho các trường sư phạm. Các địa phương cần tiếp tục quan tâm đến bồi dưỡng giáo viên lâu dài.

Phát triển nhân lực chất lượng cao là một trong ba đột phá phát triển đất nước

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, giáo dục có vai trò quan trọng mang tính nền tảng trong việc hình thành và phát triển con người; qua đó góp phần quyết định sự vận động, phát triển của xã hội; là yếu tố quan trọng nhất bảo đảm sự thành công về phát triển nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao - một trong 3 đột phá chiến lược cho phát triển nhanh và bền vững đất nước và là 1 trong ba đột phá phát triển đất nước.

Khẳng định, những năm qua, Đảng, Nhà nước luôn coi giáo dục là quốc sách hàng đầu, Thủ tướng nhấn mạnh, 10 điểm sáng của giáo dục trong năm học 2023 - 2024, trong đó nhấn mạnh đến quy mô, mạng lưới giáo dục được quan tâm, đầu tư. Chất lượng giáo dục mũi nhọn được khẳng định. Học sinh Việt Nam tiếp tục đạt nhiều thành tích cao trong các Hội thi khoa học kỹ thuật quốc tế tại Hoa Kỳ; các Kỳ thi Olympic khu vực và quốc tế...

Kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2024 được tổ chức nghiêm túc, trung thực, khách quan, an toàn, đúng quy chế, bảo đảm thuận lợi và công bằng cho các đối tượng thí sinh. Công tác tuyển sinh đại học ngày càng được cải tiến. Đây là nỗ lực lớn của toàn ngành Giáo dục.

Giáo dục phải được quan tâm, tạo động lực thúc đẩy phát triển đất nước nhanh và bền vững
Thủ tướng Chính phủ yêu cầu cần xây dựng, rà soát, sửa đổi, bổ sung các chính sách, chế độ đãi ngộ đối với ngũ giáo viên phù hợp hài hòa với hoàn cảnh đất nước, với các ngành khác

Thẳng thắn nhìn nhận tồn tại, khó khăn, Thủ tướng đồng thời nêu một số nhiệm vụ giải pháp trọng tâm như: Chuẩn bị chu đáo trong năm học 2024 - 2025; tổ chức lễ khai giảng 5/9, tạo không khí vui tươi. Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên ngày càng tốt hơn, đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

Đồng thời tập trung trung triển khai kết luận 91 của Bộ Chính trị. Tiếp tục rà soát bổ sung kịp thời thể chế, cơ chế chính sách về giáo dục. Bộ GD&ĐT cần tập trung xây dựng Luật Nhà giáo, xây dựng các chiến lược phát triển giáo dục...

Ngoài ra, tổng kết toàn diện việc triển khai đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông mới.

Năm 2025 là năm đầu tiên tổ chức thi tốt nghiệp THPT theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018; do đó Thủ tướng yêu cầu, cần chuẩn bị kỹ, chu đáo, tổ chức kỳ thi an toàn, thiết thực, giảm áp lực và chi phí cho phụ huynh, thí sinh.

Cùng với đó, tiếp tục đẩy mạnh tự chủ đại học, tập trung triển khai các chương trình, đề án theo chương trình chất lượng cao... Mặt khác, tiếp tục tạo môi trường thuận lợi, thu hút các nguồn lực đầu tư cho phát triển giáo dục, đào tạo; Xây dựng, rà soát, sửa đổi, bổ sung các chính sách, chế độ đãi ngộ đối với ngũ giáo viên phù hợp hài hòa với hoàn cảnh đất nước, với các ngành khác

Thủ tướng yêu cầu, tiếp tục rà rà soát mạng lưới cơ sở mầm non, giáo dục thường xuyên, khuyết tật giáo dục đại học và cao đẳng sư phạm. Trong đó, đề nghị Bộ GD&ĐT, các bộ, ngành, địa phương lưu ý việc quy hoạch xây dựng, bảo đảm quỹ đất phù hợp để xây dựng trường, lớp học, đáp ứng nhu cầu học tập gắn với xu hướng đô thị hóa, dịch chuyển dân số.

Thủ tướng đồng thời nhấn mạnh: Giáo dục đào tạo cần phải được quan tâm đúng mức để tạo động lực thúc đẩy phát triển đất nước nhanh và bền vững. Để thực hiện thành công sự nghiệp đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT; cùng với sự lãnh đạo, quản lý, điều hành của Đảng, Nhà nước và ngành Giáo dục; cần sự quyết tâm, nỗ lực và hành động của mỗi thầy cô giáo, mỗi học sinh, mỗi phụ huynh, mỗi gia đình, mỗi cộng đồng và toàn xã hội.

“Chúng ta cần xác định rõ và tổ chức thực hiện hiệu quả phương châm: “Lấy học sinh, sinh viên làm trung tâm - chủ thể - Thầy Cô giáo là động lực - Nhà trường làm bệ đỡ - Gia đình là điểm tựa - Xã hội là nền tảng”.

Tôi đề nghị Bộ GD&ĐT, các Bộ, ngành, địa phương theo chức năng, nhiệm vụ, thẩm quyền tập trung triển khai thực hiện hiệu quả phương châm nêu trên; ưu tiên bố trí nguồn lực, nâng cấp cơ sở vật chất, bảo đảm vệ sinh, an ninh, an toàn trường học; đánh giá rõ kết quả hằng năm để rút kinh nghiệm và tiếp tục làm tốt hơn trong thời gian tới”, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh.

Tin liên quan

Đọc thêm

Vai trò quan trọng của Tiếng Trung trong giao dịch tài chính Giáo dục

Vai trò quan trọng của Tiếng Trung trong giao dịch tài chính

TTTĐ - Trường Đại học Tài chính Ngân hàng Hà Nội vừa tổ chức Hội thảo quốc tế với nội dung "Ngôn ngữ Trung Quốc trong hợp tác tài chính, thương mại Việt Nam - Trung Quốc".
Quận Nam Từ Liêm đã có phương án tiếp nhận học sinh vào các trường tiểu học Giáo dục

Quận Nam Từ Liêm đã có phương án tiếp nhận học sinh vào các trường tiểu học

TTTĐ - Liên quan sự việc nhiều phụ huynh học sinh tập trung tại Trường Tiểu học Tây Mỗ 3 để xin cho con vào học, ngày 27/8, Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Nam Từ Liêm (Hà Nội) đã thông báo phương án tiếp nhận.
Học sinh Hà Nội hào hứng đổi rác tái chế lấy quà tặng Giáo dục

Học sinh Hà Nội hào hứng đổi rác tái chế lấy quà tặng

TTTĐ - Gần 2.000 học sinh Trường Tiểu học Hoàng Diệu (quận Ba Đình, Hà Nội) hào hứng đổi rác tái chế lấy quà tặng tại Ngày hội "Phân loại rác tại nguồn" do Công ty TNHH MTV Môi trường Đô thị Hà Nội (URENCO) phối hợp với Thành đoàn Hà Nội tổ chức ngày 27/8.
Huyện Thanh Trì ứng dụng hiệu quả công nghệ số vào giáo dục Giáo dục

Huyện Thanh Trì ứng dụng hiệu quả công nghệ số vào giáo dục

TTTĐ - UBND - Liên đoàn Lao động huyện Thanh Trì, Hà Nội, vừa tổ chức tổng kết nhiệm vụ năm học 2023 - 2024 và hoạt động Công đoàn; triển khai phương hướng, nhiệm vụ trọng tâm năm học 2024 - 2025.
5 học sinh Hà Nội đều đoạt huy chương Olympic IOAA năm 2024 Giáo dục

5 học sinh Hà Nội đều đoạt huy chương Olympic IOAA năm 2024

TTTĐ - Cả 5 học sinh Hà Nội đại diện Việt Nam tham dự kỳ thi Olympic Thiên văn và Vật lý thiên văn quốc tế IOAA năm 2024 đều giành huy chương.
Giúp học sinh chủ động trau dồi kiến thức và rèn luyện kỹ năng Giáo dục

Giúp học sinh chủ động trau dồi kiến thức và rèn luyện kỹ năng

TTTĐ - Nhà xuất bản Thông tin và Truyền thông vừa kết hợp cùng Nhà xuất bản Đại học Thái Nguyên giới thiệu bộ sách “Luyện thi đánh giá năng lực” gồm 4 cuốn.
Học sinh THCS Giảng Võ 2 vào chung kết World Robot Olympiad Giáo dục

Học sinh THCS Giảng Võ 2 vào chung kết World Robot Olympiad

TTTĐ - Học sinh trường THCS Giảng Võ 2 là một trong các đội đại diện Việt Nam có mặt tại Thổ Nhĩ Kỳ tham gia cuộc thi toàn cầu World Robot Olympiad 2024 vào tháng 11 tới.
1.900 giáo viên Hà Nội tham gia khóa đào tạo nâng chuẩn trình độ Giáo dục

1.900 giáo viên Hà Nội tham gia khóa đào tạo nâng chuẩn trình độ

TTTĐ - Ngày 26/8, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội tổ chức lễ khai giảng khóa đào tạo nâng chuẩn IELTS quốc tế cho các giáo viên tiếng Anh đã đạt chuẩn theo khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc Việt Nam.
Hà Nội ưu tiên dành quỹ đất xây thêm trường mầm non công lập Giáo dục

Hà Nội ưu tiên dành quỹ đất xây thêm trường mầm non công lập

TTTĐ - Năm học 2024-2025, Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Hà Nội đề nghị các phòng GD&ĐT tăng cường công tác tham mưu với chính quyền địa phương ưu tiên dành quỹ đất xây thêm trường mầm non công lập.
Đà Nẵng: Hàng loạt sai phạm của Hiệu trưởng trường THPT Thái Phiên Giáo dục

Đà Nẵng: Hàng loạt sai phạm của Hiệu trưởng trường THPT Thái Phiên

TTTĐ - Ngoài việc hiệu trưởng cho học sinh ký nhận 200.000 đồng tiền thưởng nhưng phát 20 cuốn vở xảy ra tại trường THPT Thái Phiên (quận Thanh Khê), Sở Giáo dục và Đào tạo Đà Nẵng còn chỉ ra nhiều sai phạm khác của Hiệu trưởng Nguyễn Bá Hảo.
Xem thêm