Giao lưu ra mắt sách "Mẹ kể con nghe - Chuyện chùa Việt"
Tiếp nhận tài liệu hiện vật và giao lưu với chủ đề “Bảo tàng - Nơi kết nối tình yêu di sản” |
Vì sao người tu cạo tóc? Ý nghĩa lễ lạy như thế nào? Vào chùa nên mặc gì, ý nghĩa trang phục của người tu? Vì sao mọi người đi chùa ngày Tết và hành hương mùa xuân? Các ngày lễ ở chùa là gì? Đức Phật Tổ là ai? Đức Phật có thương gia đình, có hiếu với cha mẹ không? Các bức tượng trong chùa là ai? Tại sao lại có lễ giải oan?...
Bộ sách "Mẹ kể con nghe - Chuyện chùa Việt" |
Hàng loạt câu hỏi của bé Nồ trong 10 tập "Mẹ kể con nghe - Chuyện chùa Việt", hẳn cũng là những câu mà nhiều người, kể cả người lớn, muốn hỏi khi đi lễ chùa.
Thông qua câu chuyện bé Nồ cùng gia đình đi lễ chùa, vào chùa gặp Sư trụ trì và chú tiểu Tâm Tĩnh, bộ "Mẹ kể con nghe - Chuyện chùa Việt" lần lượt hé mở những kiến thức cơ bản về đạo Phật.
Hình ảnh trong bộ sách "Mẹ kể con nghe - Chuyện chùa Việt" |
Ở tập 1 "Vào chùa lễ Phật", bé Nồ bỡ ngỡ với những khái niệm lạ lẫm như chú tiểu mà lại là con gái, cách xưng hô trong nhà chùa, ý nghĩa của việc lễ lạ và ý nghĩa của tình thương, kể cả với sinh vật nhỏ bé như con kiến bò dưới mặt đất…
Ở tập 2 "Trang phục đi chùa", bé Nồ ngạc nhiên với việc chú tiểu chỉ cần có 3 bộ quần áo để dùng, mỗi bộ quần áo lại có một ý nghĩa riêng.
Cũng trong tập Trang phục đi chùa, bé Nồ được kể cho nghe sự tích về Đức Phật, từ lức ngài còn là một Thái tử “bỏ cả lâu đài, bỏ cả quần áo đẹp và đồ trang sức” để đi tu…
Ở tập 3 "Nâng bát cơm đầy", bé Nồ được tìm hiểu về việc ăn chay, về “giá trị sinh mạng”, để biết rằng “mọi loài đều có quyền được sống, được thương yêu và hạnh phúc”.
Cũng từ trong sự tích về Đức Phật, Nồ được biết về việc khất thực, cũng như hiểu tại sao có những người tu vẫn ăn mặn.
Ở tập 4, "Mừng xuân Di Lặc", bé Nồ được giảng giải về ý nghĩa của việc đi lễ chùa đầu năm, ý nghĩa của việc góp tiền công đức, mừng tuổi, phát lộc, tục phóng sinh…
Ở tập 5 "Mười phương Chư Phật, Chư Phật một phương", bé Nồ được tìm hiểu về tên gọi, xuất xứ của một số bức tượng trong chùa, và bé cũng biết được rằng, không phải tất cả các chùa ở Việt Nam đều giống nhau.
Ở tập 6 "Lễ cả năm không bằng tháng giêng", bé Nồ được tiếp cận với các khái niệm như “hồi hướng”, “đại lễ cầu quốc thái dân an”, “đại thí thực”, “bố thí”…
Ở tập 7, "Bồ Tát ở đâu", bé Nồ được nghe sự tích về Bồ Tát, hiểu tại sao lúc thì gọi là Quán Thế Âm, lúc lại gọi là Quan Âm, Bồ Tát Quan Âm…
Ở tập 8 "Đấng Cha Lành, Đức Khiêm Từ", Nồ được cùng chú Tiểu chuẩn bị cho ngày Phật Đản - ngày trăng tròn tháng 4 âm lịch hàng năm.
Ở tập 9 "Tâm hiếu là Tâm Phật, Hạnh hiếu là Hạnh Phật", Nồ được tìm hiểu về việc tụng kinh, cùng ý nghĩa của ngày lễ Vu Lan, gắn với sự tích Tôn Giả Mục Kiều Liên cứu độ cho mẹ bị đoạn vào địa ngục.
Tác giả Trăng Yên Tử (bút danh của Sư cô Thích Nữ Mai An) có các tác phẩm đã xuất bản: "Nhụy Kiều Tướng Quân" - giải nhì cuộc thi sáng tác truyện tranh báo Khăn Quàng Đỏ; "Nguyên phi Ỷ Lan" (2007) - 2 tập, đạt giải nhì cuộc thi Biên soạn truyện tranh lịch sử của NXB Giáo Dục năm 2007. Họa sĩ Nguyễn Hữu Tiệp: hiện công tác tại báo Hà Nội mới. Một số giải thưởng tiêu biểu của anh: Giải thưởng sách Việt Nam năm 2011; Giải Nhất biểu trưng Sở Công thương Hải Dương năm 2011; Giải Khuyến khích biểu trưng Ủy ban Kiểm tra Trung ương năm 2013; Giải thưởng tranh cổ động toàn quốc năm 2017. |
Giao lưu với tác giả và dịch giả cuốn sách "Trái tim mù lòa" |
Giúp trẻ giải trí và tiếp thu kiến thức mới với hộp quà "Hè rộn ràng" |
Đi hội với những cuốn sách… thay đổi cuộc đời |