Tag
Quảng Nam

Gìn giữ "bờ xôi ruộng mật" giữa thực trạng dự án bủa vây

Xã hội 15/05/2025 10:00
aa
TTTĐ - Nhiều diện tích đất trồng lúa tại thị xã Điện Bàn (tỉnh Quảng Nam) đã và đang được thu hồi để thực hiện dự án khu dân cư, nhà ở nhằm tạo nguồn thu ngân sách.
Nguồn đất san lấp dự án tại thị xã Điện Bàn đang khan hiếm Khu dân cư "nằm trên giấy", người dân muốn làm rõ tính khả thi Quảng Nam: Báo động thực trạng doanh nghiệp tuồn phế thải vào dự án Quảng Nam: Dự án Khu đô thị "ôm đất" suốt 10 năm để đó?

Theo UBND tỉnh Quảng Nam, tổng chỉ tiêu đất chuyên trồng lúa được chuyển mục đích sử dụng đất trên địa bàn thị xã Điện Bàn (tỉnh Quảng Nam) theo Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 đã được UBND tỉnh phê duyệt là 459,86ha.

Gìn giữ
Diện tích đất ruộng của người dân nằm cạnh Khu dân cư Nam Điện An giai đoạn 2 tại phường Điện An (Ảnh: V.Q)

Tuy nhiên, UBND tỉnh khẳng định việc chuyển mục đích sử dụng đất chuyên trồng lúa nước chỉ ưu tiên cho mục đích công cộng, lợi ích quốc gia; hạn chế tối đa chuyển đất chuyển trồng lúa nước cho mục đích sản xuất kinh doanh, dịch vụ, khai thác quỹ đất dọc theo các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ.

Nam Điện An - khu dân cư đầu tiên đấu giá thu tiền sử dụng đất, giờ ra sao?

Vào tháng 9/2021, UBND tỉnh Quảng Nam đã có quyết định giao hơn 5ha đất tại phường Điện An và Vĩnh Điện để giao cho Ban Quản lý dự án Đầu tư Xây dựng thị xã Điện Bàn (chủ đầu tư) xây dựng hạ tầng và khai thác quỹ đất dự án Khu dân cư Nam Điện An.

Vị trí dự án rất thuận lợị khi nằm sát tỉnh lộ 609 mới, cạnh chợ Vĩnh Điện và cách Quốc lộ 1 chưa đầy 1km về phía Đông.

Đáng lưu ý, trong nội dung quyết định này có đến 3,06ha đất chuyên trồng lúa nước của các hộ dân phường Điện An được thu hồi để phục vụ thi công Khu dân cư Nam Điện An.

San lấp đất trồng lúa để tạo nguồn thu, liệu có hiệu quả ?
Khu dân cư Nam Điện An thưa thớt người dân đến sinh sống (Ảnh: V.Q)

Theo UBND tỉnh, diện tích phải nộp tiền để bảo vệ và phát triển đất chuyên trồng lúa 3,06ha đất là 1,68 tỷ đồng, trong đó giá của loại đất trồng lúa (vị trí 1) là 55 ngàn đồng/m2.

Khu dân cư Nam Điện An tại phường Điện An và phường Vĩnh Điện được xem là dự án đầu tiên được thị xã Điện Bàn triển khai đầu tư và tổ chức đấu giá quyền sử dụng đất để tạo nguồn thu cho ngân sách thị xã.

Theo hồ sơ, dự án này đã được UBND tỉnh giao đất cho chủ đầu tư để xây dựng hạ tầng và khai thác quỹ đất tại Quyết định số 2701 năm 2021, với tổng diện tích 5,07ha (trong đó diện tích đất ở phân lô tại dự án là 2,58ha/174 lô).

San lấp đất lúa làm dự án khu dân cư để tạo nguồn thu
Đất trồng lúa bị thu hồi, san lấp làm Khu dân cư Nam Điện An giai đoạn 2 (Ảnh: V.Q)

Kết quả đấu giá quyền sử dụng đất tại Khu dân cư Nam Điện An được công nhận tại Quyết định số 7866 năm 2022 của UBND thị xã Điện Bàn cho thấy, có đến 114 lô (1,59ha) được đấu giá thành công, với giá trị hơn 293 tỷ đồng.

Tuy nhiên, trong đợt 1 chỉ có 16 lô người trúng đấu giá nộp tiền sử dụng đất đúng hạn (khoảng 20,1 tỷ đồng) và 70 lô người trúng đấu giá xuất hiện tình trạng nộp chậm, quá hạn nộp tiền sử dụng đất.

Như vậy, có đến 86 lô đất với tổng giá trị 221,48 tỷ đồng được các cá nhân trúng đấu giá nhưng sau đó xuất hiện hàng loạt trường hợp chậm nộp tiền sử dụng đất và quá hạn tiền sử dụng đất.

San lấp đất trồng lúa để tạo nguồn thu, liệu có hiệu quả ?
Đường vào Khu dân cư Nam Điện An tại tỉnh lộ 609 mới (Ảnh: V.Q)

Điều bất ngờ, 14 trường hợp thường trú tại các tỉnh phía Bắc đã trúng đấu giá 70 lô đất nhưng không thể đến nộp tiền sử dụng đất đúng hạn vì lý do bất khả kháng (bị bệnh).

Sau đó, các trường hợp đã ủy quyền cho một người khác để nộp tiền theo thông báo nộp tiền của Chi cục Thuế khu vực Điện Bàn - Duy Xuyên (cũ) nhưng vẫn không có kết quả.

Do các cá nhân chậm nộp tiền sử dụng đất theo quy định, thị xã Điện Bàn đã quyết định hủy kết quả trúng đấu đấu giá đối với các lô đất trúng đấu giá tại Khu dân cư Nam Điện An. Riêng các trường hợp nộp đủ tiền sử dụng đất, đến nay hầu hết đã được chủ đầu tư bàn giao sổ hồng.

Hiện nay, theo ghi nhận của phóng viên, Khu dân cư Nam Điện Nam chỉ mới có vài trường hợp vào xây dựng công trình để làm nhà ở, gara ô tô, nhà trẻ, trong khi đây là dự án khu dân cư.

San lấp đất trồng lúa để tạo nguồn thu, liệu có hiệu quả ?
Khu dân cư Nam Điện An có 3ha đất trồng lúa bị thu hồi (Ảnh: V.Q)

Có thể thấy, mặc dù đã được UBND tỉnh giao đất và được chủ đầu tư hoàn thiện hạ tầng, tổ chức đấu giá đúng quy định nhưng đến nay dự án vẫn thưa dân sinh sống; trong khi nguồn thu sử dụng đất gặp vướng do hàng loạt trường hợp trúng đấu giá chậm nộp tiền và quá hạn khiến dự án chưa tạo hiệu quả tốt nhất như mong đợi.

Ngoài dự án Khu dân cư Nam Điện An, chủ đầu tư hiện nay cũng đang triển khai thi công Khu dân cư Nam Điện An giai đoan 2 nối tỉnh lộ 609 mới qua tỉnh lộ 609 cũ và giao với đường dẫn cầu ĐH.14 về trung tâm thị xã tại Quốc lộ 1 cũ.

Dự án này vừa qua cũng đã được Liên danh Công Kin Group tổ chức thi công san lấp mặt bằng trên nhiều diện tích đất trồng lúa của người dân Điện An kể từ năm 2023.

Theo UBND xã Điện An, mục đích triển khai dự án Khu dân cư Nam Điện An giai đoạn 2 nhằm khai thác quỹ đất, tạo ngân sách cho địa phường cùng việc bố trí tái định cư cho các trường hợp bị thu hồi đất.

Điều đáng chú ý, thời gian qua, nhiều khu vực tại Khu dân cư Điện An giai đoạn 2 được nhà thầu cho san lấp bằng đất tạp lẫn đá, chất thải, bùn màu xám đen, cao trình san lấp gần bằng với cos nền đường dẫn bên trong dự án.

Ngoài ra, nhà thầu thi công còn cho xe tải tập kết dự trữ hàng trăm m3 chất thải, phế thải, bùn non ngay khuôn viên dự án sau khi đã san lấp xong mặt bằng.

San lấp đất trồng lúa để tạo nguồn thu, liệu có hiệu quả ?
Khai thác quỹ đất tại các khu dân cư nhằm tạo nguồn thu cho địa phương liệu có hiệu quả như mong đợi ? (Ảnh: V.Q)

Tiếp tục bổ sung danh mục dự án chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa

Vừa qua, UBND tỉnh Quảng Nam đã có Tờ trình gửi HĐND tỉnh về việc bổ sung danh mục dự án chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa năm 2025 của thị xã Điện Bàn.

Cụ thể, tổng danh mục dự án chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa của các thị xã Điện Bàn đề nghị bổ sung là 7 danh mục.

Tuy nhiên, qua kết quả rà soát có 6/7 danh mục dự án chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa của thị xã Điện Bàn là đảm bảo (tổng diện tích khoảng hơn 17ha).

Theo UBND tỉnh, tổng chỉ tiêu đất chuyên trồng lúa được chuyển mục đích sử dụng đất trên địa bàn thị xã Điện Bàn theo Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 đã được UBND tỉnh phê duyệt là 459,86ha.

Trong đó, kết quả thực hiện việc chuyển mục đích sử dụng đất chuyên trồng lúa của thị xã Điện Bàn là 78,3ha.

San lấp đất trồng lúa để tạo nguồn thu, liệu có hiệu quả ?
Khu dân cư Nam Điện An giai đoạn 2 đang lấp đất trồng lúa để làm mặt bằng tại phường Điện An (Ảnh: V.Q)

Hiện nay, chỉ tiêu chuyển mục đích sử dụng đất chuyên trồng lúa còn lại của thị xã Điện Bàn chưa thực hiện trong kỳ Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 là 381,56ha. Nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất chuyên trồng lúa để thực hiện các dự án là 4,82ha.

Về tình hình chuyển mục đích sử dụng đất trên địa bàn thị xã Điện Bàn, UBND tỉnh cũng đã chỉ ra các hàng loạt các nguyên nhân, như tiến độ thực hiện dự án chậm, nhiều dự án chưa thực hiện được so với quy hoạch, kế hoạch được duyệt.

Đáng lưu lý, tỷ lệ thực hiện danh mục dự án chuyển mục đích sử dụng đất trồng lúa, đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất đạt tỷ lệ thấp.

Ngoài ra, công tác đăng ký nhu cầu sử dụng đất của chính quyền các cấp và các tổ chức chưa chính xác, các giải pháp thực hiện dự án chưa đồng bộ, quyết liệt và hiệu quả; công tác giải phóng mặt bằng để thực hiện dự án còn nhiều khó khăn, vướng mắc.

Theo UBND tỉnh Quảng Nam, việc chuyển mục đích sử dụng đất chuyên trồng lúa nước chỉ ưu tiên cho mục đích công cộng, lợi ích quốc gia; hạn chế tối đa chuyển đất chuyển trồng lúa nước cho mục đích sản xuất kinh doanh, dịch vụ, khai thác quỹ đất dọc theo các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ.

Cần gìn giữ "bờ xôi ruộng mật" của Điện Bàn

Có thể thấy, tổng diện tích được duyệt để triển khai các dự án trên địa bàn là rất lớn nhưng kết quả thực hiện lại đạt tỷ lệ thấp, chưa kể đến hiệu quả đầu tư.

Tại dự án khu dân cư thuộc phường Điện Minh và phường Vĩnh Điện để tạo quỹ đất và tái định cư tại tỉnh lộ 609 và đường ĐH.14, các hộ dân cho biết mỗi sào ruộng được cấp trên thực hiện thu hồi đất và đền bù với giá trị khoảng 120 triệu đồng.

"Đây là số tiền tương đối lớn đối với bà con trồng lúa. Tuy nhiên do tư liệu sản xuất đã bị thu hồi khiến người dân chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng do không còn ruộng hoặc đành đi mượn diện tích ruộng tại khu vực khác để sản xuất", một người dân, lo lắng.

Người dân cho rằng, dự án được đầu tư trên địa bàn khiến bộ mặt nông thôn sẽ đổi thay. Tuy nhiên, Nhà nước cần cần đảm bảo quyền lợi cho người dân bị ảnh hưởng sau khi dự án được đầu tư.

Điều thiết thực nhất chính là tạo điều kiện để người dân có nhu cầu sử dụng đất, xây dựng nhà cửa được tiếp cận nguồn quỹ đất tại dự án đóng trên địa bàn.

San lấp đất lúa làm dự án khu dân cư để tạo nguồn thu
Nhiều diện tích đất trồng lúa của người dân trên địa bàn thị xã được xem là "bờ xôi ruộng mật" (Ảnh: V.Q)

Một cán bộ từng công tác tại thị xã Điện Bàn, thừa nhận hiện nay hàng loạt dự án đầu tư bất động sản, dự án khu dân, nhà ở đã được triển khai trên địa bàn suốt thời gian qua đã và đang gây ra sự lãng phí nguồn lực đất đai, nguồn quỹ đất sau đầu tư.

Vị này thừa nhận thực trạng nguồn đất đai sau đầu tư nhiều dự án trên địa bàn đang gây lãng phí, trong khi nhiều diện tích đất đai, nhất là nhiều diện tích đất trồng lúa của người dân trên địa bàn thị xã được xem là "bờ xôi ruộng mật", giúp người dân ổn định cuộc sống suốt thời gian qua.

Đối với nhiều dự án đầu tư khu dân cư, tạo quỹ đất bán đấu giá như báo Tuổi trẻ Thủ đô đã phản ánh có thu hồi đất trồng lúa của người dân, vị này cho biết việc đầu tư là chủ trương đúng đắn của cấp trên để phục vụ nhu cầu của người dân. Tuy nhiên, cơ quan chức năng cần cân đối nhu cầu thực tiễn của người trước khi đầu tư.

Việc này rất quan trọng để tránh tái diễn tình trạng đầu tư dự án rồi gây lãng phí như các doanh nghiệp ồ ạt đầu tư theo kiểu "mạnh ai nấy làm" như thời gian qua.

Vị này cho biết thêm, đối với các dự án đầu tư, thu đồi đất, nhất là dự có liên quan đến đất trồng lúa trên địa bàn có quy mô dưới 10ha, địa phương đều phải xin ý kiến của tỉnh. Còn những dự án có quy mô trên 10ha, địa phương phải xin ý kiến Trung ương.

Trong năm 2024, danh mục thu hồi đất dự án thuộc thẩm quyền của HĐND tỉnh tại thị xã Điện Bàn có đến 214 dự án với hơn 1.064ha đất đã được phê duyệt; trong đó, có đến hơn 190ha đất trồng lúa.

Tuy nhiên, chỉ có 7 dự án đạt kết quả thực hiện với tổng diện tích 13,87ha. Riêng diện tích đất trồng lúa chỉ đạt gần 3%.

Do đó, hơn 1.015ha đất được duyệt như đề cập ở trên được chuyển sang năm 2025, chưa kể 34,94ha không thực hiện được đề nghị hủy bỏ.

Đọc thêm

Xử lý nghiêm tình trạng lấn chiếm lòng đường, trông giữ xe trái phép Đô thị

Xử lý nghiêm tình trạng lấn chiếm lòng đường, trông giữ xe trái phép

TTTĐ - Phó Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Dương Đức Tuấn vừa ký ban hành Kế hoạch số 134/KH-UBND về thực hiện Chỉ thị số 11/CT-TTg ngày 21/4/2025 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường triển khai Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
Ngày 15/5: Nhiều khu vực có mưa rào Môi trường

Ngày 15/5: Nhiều khu vực có mưa rào

TTTĐ - Dự báo thời tiết hôm nay 15/5, theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to, mưa chủ yếu tập trung từ chiều tối đến sáng.
Hà Nội bố trí quỹ đất để xóa nhà tạm, nhà dột nát Muôn mặt cuộc sống

Hà Nội bố trí quỹ đất để xóa nhà tạm, nhà dột nát

TTTĐ - Ngày 14/5, UBND thành phố Hà Nội ban hành Công văn số 1960/UBND-NNMT về việc bố trí đất xây dựng nhà ở đối với hộ có khó khăn về đất ở để thực hiện xóa nhà tạm, nhà dột nát.
Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật cần chú trọng tăng tính hấp dẫn đối với mỗi sản phẩm xuất bản Xã hội

Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật cần chú trọng tăng tính hấp dẫn đối với mỗi sản phẩm xuất bản

Thăm và làm việc với Nhà xuất bản Chính trị quốc gia Sự thật vào chiều 14/5, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình mong muốn Nhà xuất bản thực hiện tốt hơn nữa công tác biên tập, biên dịch, tổ chức xuất bản, cũng như thúc đẩy các hoạt động nghiên cứu khoa học, giới thiệu sách, xây dựng văn hóa đọc và đặc biệt cần chú trọng tăng tính hấp dẫn đối với mỗi sản phẩm xuất bản.
Công chức, viên chức có thể tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình Muôn mặt cuộc sống

Công chức, viên chức có thể tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình

TTTĐ - Dự thảo Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc đề xuất mở rộng phạm vi đối tượng dân sự tham gia gồm cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước.
S&P ấn tượng với Nghị quyết 68-NQ/TW và công tác sắp xếp đơn vị hành chính, tinh gọn bộ máy của Việt Nam Xã hội

S&P ấn tượng với Nghị quyết 68-NQ/TW và công tác sắp xếp đơn vị hành chính, tinh gọn bộ máy của Việt Nam

Các chuyên gia của Tổ chức xếp hạng tín nhiệm S&P bày tỏ ấn tượng với những nội dung của Nghị quyết 68-NQ/TW và công tác sắp xếp đơn vị hành chính, tinh gọn bộ máy đang được Việt Nam triển khai rất khẩn trương; tin tưởng với những cải cách mạnh mẽ, kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng rất nhanh và xếp hạng Tín nhiệm quốc gia của Việt Nam sẽ tiếp tục được nâng cao trong thời gian tới.
Cầu nối yêu thương từ đất liền đến đảo xa Xã hội

Cầu nối yêu thương từ đất liền đến đảo xa

TTTĐ - Giữa trùng khơi cuộn sóng, những trang báo từ đất liền không chỉ mang theo tin tức thời sự mà còn thấm đẫm tình người, là hơi ấm quê hương gửi đến các chiến sĩ đang ngày đêm giữ gìn chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc. Với cán bộ, chiến sĩ Trường Sa và Nhà giàn DK1, Báo Tuổi trẻ Thủ đô là món ăn tinh thần quý giá, khơi dậy niềm tự hào và tình yêu Tổ quốc cháy bỏng trong trái tim người lính đảo. Trong chuyến công tác của Đội xung kích Trường Cao đẳng Nghệ thuật Hà Nội ra thăm, động viên quân, dân huyện đảo Trường Sa và cán bộ, chiến sĩ Nhà giàn DK1 vừa qua, những ấn phẩm đặc biệt báo Tuổi trẻ Thủ đô đã được trao tặng tận tay các chiến sĩ đang ngày đêm vững tay súng nơi đầu sóng, ngọn gió bảo vệ biển đảo của Tổ quốc.
Đề xuất tăng số lượng Phó Chủ tịch UBND tỉnh sau sáp nhập Muôn mặt cuộc sống

Đề xuất tăng số lượng Phó Chủ tịch UBND tỉnh sau sáp nhập

TTTĐ - Sau sáp nhập, nhiệm vụ chỉ đạo điều hành rất lớn, nên việc tăng thêm số lượng Phó Chủ tịch UBND cấp tỉnh là cần thiết.
Trao mái ấm cho đoàn viên Công đoàn Công an Nhân dân Muôn mặt cuộc sống

Trao mái ấm cho đoàn viên Công đoàn Công an Nhân dân

TTTĐ - Ngày 14/5, tại Hà Nội, Bộ Công an tổ chức Lễ phát động hưởng ứng Tháng Công nhân và Tháng hành động về An toàn, vệ sinh lao động (ATVSLĐ) năm 2025. Thiếu tướng Đặng Hồng Đức, Ủy viên Ban Thường vụ Đảng ủy Công an Trung ương, Thứ trưởng Bộ Công an, chủ trì và chỉ đạo buổi lễ.
Kiến nghị chính quyền cấp tỉnh có thể hình thành đặc khu Đô thị

Kiến nghị chính quyền cấp tỉnh có thể hình thành đặc khu

TTTĐ - Đại biểu Nguyễn Trúc Anh (đoàn Hà Nội) cho rằng, chúng ta cần mạnh dạn phân quyền cho chính quyền cấp tỉnh có thể hình thành đặc khu...
Xem thêm