Giới khoa học Australia: Kiểm soát biến thể Delta “thực sự khó khăn"
Biến thể Delta khiến thế giới “chật vật” Biến thể Delta vẫn hoành hành tại khu vực Đông Nam Á Singapore thử nghiệm lâm sàng hai vắc-xin chống biến thể Delta Mức độ nguy hiểm của biến thể Delta |
Dịch Covid-19 sẽ tiếp tục lây lan, do vậy cần phải phòng chống dịch trên nhiều mặt trận (Ảnh: AAP) |
Đây là một phần trong kết quả báo cáo của Viện nghiên cứu bệnh truyền nhiễm và miễn dịch Peter Doherty (Viện Doherty) có trụ sở tại thành phố Melbourne, Australia. Báo cáo cảnh báo dịch Covid-19 sẽ tiếp tục lây lan, do vậy cần phải phòng chống dịch trên nhiều mặt trận.
Theo Giáo sư McVernon, Viện Doherty khuyến nghị tăng cao tỷ lệ tiêm chủng, đồng thời chấp nhận thực tế là cần duy trì một số biện pháp xã hội trong tương lai để giữ an toàn cho người dân.
Tiến sỹ Michael Lydeamore, nhà nghiên cứu về các bệnh truyền nhiễm tại Đại học Monash, cũng cho rằng các biện pháp xã hội và sức khỏe cộng đồng sẽ cần được duy trì ở một mức độ nhất định cho đến khi các cơ quan y tế chắc chắn rằng việc dỡ bỏ những biện pháp này sẽ không làm bùng phát các ca nhiễm mới ngoài tầm kiểm soát.
Tiến sỹ cho rằng người dân vẫn cần phải đeo khẩu trang tại các địa điểm trong nhà vì đây một biện pháp có thể giảm phần nào sự lây nhiễm mà không tốn kém.
Trong khi các biện pháp xã hội và sức khỏe cộng đồng sẽ tiếp tục có vai trò quan trọng trong ứng phó với đại dịch, số liệu từ Hệ thống giám sát các bệnh quốc gia của Australia cho thấy tiêm chủng có ảnh hưởng rất rõ đến tỷ lệ tử vong.
Hiện nay hơn 47% dân số đủ điều kiện từ 16 tuổi trở lên ở Australia đã tiêm 2 mũi vắc-xin ngừa Covid-19. Mặc dù vẫn đang áp dụng lệnh phong tỏa, chính quyền hai bang New South Wales và Victoria đông dân nhất ở nước này đều đã bắt đầu công bố kế hoạch nới lỏng các hạn chế sau khi 70% và 80% dân số đủ điều kiện đã hoàn thành tiêm chủng.