Tag

Giới khoa học thực nghiệm đang chạy đua trang thiết bị nghiên cứu

Tuổi trẻ học và làm theo Bác 29/12/2021 17:53
aa
TTTĐ - TS Phạm Văn Trình - nghiên cứu viên chính của Viện Khoa học vật liệu (Viện Hàn lâm Khoa học và công nghệ Việt Nam) vừa được trao Giải thưởng Khoa học công nghệ Quả cầu vàng 2021 ở lĩnh vực công nghệ vật liệu mới. Điều đặc biệt, tiến sĩ trẻ hoàn toàn được đào tạo tại trường đại học, viện nghiên cứu trong nước nhưng có thành tựu nghiên cứu vượt trội, trong đó có gần 50 bài báo khoa học xuất bản trên các tạp chí quốc tế có uy tín.
10 thanh niên làm khoa học xuất sắc nhận giải thưởng Quả cầu vàng 2021

TS Phạm Văn Trình đã có buổi chia sẻ với phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô về những thành tích đạt được trong những năm qua.

TS Phạm Văn Trình (giữa) được trao Giải thưởng Khoa học công nghệ Quả cầu vàng 2021
TS Phạm Văn Trình (giữa) được trao Giải thưởng Khoa học công nghệ Quả cầu vàng 2021

Tiềm năng ứng dụng lớn của vật liệu composite nền kim loại

PV: Anh có thể chia sẻ về hành trình của một nhà nghiên cứu trẻ ở lĩnh vực khoa học vật liệu?

TS Phạm Văn Trình: Tôi tốt nghiệp Đại học ngành Vật lý kỹ thuật (2008) và Thạc sĩ chuyên ngành Vật liệu và Linh kiện Nano (2010) tại trường Đại học Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội. Sau khi tốt nghiệp cao học, tôi về công tác và thực hiện đề tài nghiên cứu sinh (NCS) tại Viện Khoa học Vật liệu, Viện Hàn Lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Hướng nghiên cứu đề tài NCS về vật liệu composite nền kim loại gia cường vật liệu ống nano cacbon (CNT) bằng phương pháp luyện kim bột định hướng ứng dụng trong các lĩnh vực điện và điện tử. Đây là một hướng nghiên cứu tương đối mới ở Việt Nam.

Trong giai đoạn thực hiện đề tài, tôi có nhận được một số học bổng như Eramus (Ủy ban Châu Âu), NIMS Fellowship để thực hiện một số nội dung nghiên cứu tại Viện Khoa học Vật liệu Quốc gia Nhật Bản (NIMS, Nhật Bản) và Trung tâm CIRIMAT, Đại Học Paul Sabatier (2014-2015).

Sau khi hoàn thành luận án tiến sĩ (2016), tôi tiếp tục thực hiện 01 năm (2017-2018) nghiên cứu sau tiến sĩ (postdoc) tại Viện Khoa học và Công nghệ Tiên tiến Hàn Quốc (KAIST) về vật liệu composite nền kim loại ứng dụng trong lĩnh vực chế tạo máy.

PV: Triển vọng ứng dụng của công trình xuất sắc mà anh được trao giải tại Giải thưởng Khoa học công nghệ Quả cầu vàng 2021?

TS Phạm Văn Trình: Hướng nghiên cứu mà tôi đăng ký khi tham gia Giải thưởng là về vật liệu composite nền kim loại gia cường bằng vật liệu cấu trúc nano tiên tiến như CNT, graphene (Gr) và bo nitrua (BN). Đây là hướng nghiên cứu tôi đã theo đuổi và thực hiện từ năm 2009 đến nay. Trong nghiên cứu này, vật liệu cấu trúc nano như CNT, Gr, hBN với những tính chất ưu việt về cơ, nhiệt, điện và bền hóa học được sử dụng làm vật liệu gia cường thay thế cho các vật liệu truyền thống như SiC, B4C, Al2O3, TiC trong các vật liệu composite nền kim loại (Cu, Al, Ni và Ti).

Trên thế giới số lượng các nghiên cứu theo hướng này tăng mạnh hàng năm do có thể cải thiện đáng kể các tính chất như độ bền, độ cứng, độ bền mài mòn, ăn mòn của vật liệu. Vì vậy, vật liệu composite nền kim loại được gia cường bằng vật liệu cấu trúc nano có tiềm năng ứng dụng lớn trong các lĩnh vực công nghiệp hiện nay như điện, điện tử, chế tạo máy và cấy ghép y sinh.

Các kết quả nghiên cứu đã được đăng trên một số tạp chí quốc tế uy tín thuộc danh mục SCIE như Composites Part A (SCI/Q1), Journal of Alloys and Compounds (SCI/Q1), Computational Materials Science (SCI/Q1), Diamond & Related Materials (SCIE/Q2)...

Giới khoa học thực nghiệm đang chạy đua trang thiết bị nghiên cứu
TS Phạm Văn Trình đang báo cáo kết quả nghiên cứu tại Hội nghị quốc tế về Khoa học vật liệu tiên tiến và Công nghệ nano 2018 (IWAMSN 2018)

Thúc đẩy hàm lượng sáng tạo của nhà khoa học trẻ

PV: Theo anh, để thúc đẩy hàm lượng sáng tạo của các nhà khoa học trẻ, chúng ta cần bắt đầu từ đâu?

TS Phạm Văn Trình: Theo tôi, để thúc đẩy hàm lượng sáng tạo thì cần có các cơ chế, chính sách để các nhà nhà khoa học trẻ có thể thực hiện được các ý tưởng của mình. Để thực hiện một ý tưởng nghiên cứu như trong lĩnh vực thực nghiệm của tôi thì cần có hai điều kiện bao gồm: Kinh phí để thực thực hiện các ý tưởng và trang thiết bị thực nghiệm, khảo sát đánh giá tính chất để chứng minh các ý tưởng khoa học có giá trị và thực tiễn.

Đối với kinh phí thực hiện, hiện nay có một số thuận lợi cho các nghiên cứu viên trẻ có thể tiếp cận các quỹ, chương trình của Viện Hàn lâm, Quỹ Nafosted và các quỹ tư nhân như của VinGroup...

Các nhà nghiên cứu trẻ nếu có ý tưởng và có lý lịch khoa học tốt hoàn toàn có thể tiếp cận các nguồn kinh phí đó để triển khai các ý tưởng nghiên cứu của riêng mình và bước đầu xây dựng cho mình một tập thể nghiên cứu tốt.

Liên quan đến trang thiết bị nghiên cứu, có một sự thật rõ ràng hiện nay trong giới khoa học thực nghiệm đó là sự chạy đua không chỉ về ý tưởng khoa học mà còn về trang thiết bị nghiên cứu.

Các kết quả nghiên cứu cần được đánh giá bằng bằng các thiết bị nghiên cứu tiên tiến có độ tin cậy cao mới đủ thuyết phục được các chuyên gia quốc tế. Vấn đề này cần có sự quan tâm của lãnh đạo các cấp về việc đầu tư các trang thiết bị nghiên cứu cần thiết cho các cơ sở nghiên cứu.

PV: Anh có thể chia sẻ thêm về vai trò dẫn dắt của những người thầy đối với công việc nghiên cứu khoa học của mình?

TS Phạm Văn Trình: Vai trò và sự ảnh hưởng của những người thầy hướng dẫn đối với mỗi nhà khoa học là điều chắc chắn. Tôi may mắn gặp được những người thầy thật sự tâm huyết, tin tưởng và luôn giúp đỡ tôi những lúc khó khăn nhất. Phần lớn thời gian nghiên cứu của tôi là ở trong nước, được học hỏi và truyền đạt những kinh nghiệm quý của các thầy ở Viện Khoa học Vật liệu là điều may mắn của tôi.

Tôi cũng may mắn được làm việc với một số thầy hướng dẫn là người nước ngoài như: Giáo sư Soon Hyung Hong ở KAIST, Giáo sư Naoki Fukata ở NIMS; Các giáo sư Christophe Laurent, Alicia Weibel, David Mesguich ở CIRIMAT. Đó là những giáo sư đầu ngành trong lĩnh vực khoa học vật liệu mà tôi đã trực tiếp làm việc cùng.

Họ là những người thực sự tâm huyết, luôn sẵn sàng giúp đỡ tôi bất cứ khi nào tôi cần sau khi về nước. Đó thực sự là sự hỗ trợ quý báu, nguồn động viên, khích lệ lớn đối với tôi trên con đường phát triển sự nghiệp sau này.

Trân trọng cảm ơn TS Phạm Văn Trình về cuộc trò chuyện này!

Giới khoa học thực nghiệm đang chạy đua trang thiết bị nghiên cứu
TS Phạm Văn Trình (thứ 3 bên phải) cùng các đồng nghiệp quốc tế tại Viện Khoa học Vật liệu quốc gia Nhật Bản (Ảnh tư liệu)

Chi sẻ thêm về quá trình nghiên cứu của mình, TS Phạm Văn Trình cho biết: “Tôi bắt đầu thực tập nghiên cứu từ năm thứ 2 Đại học tại Viện Khoa học Vật liệu dưới sự hướng dẫn của GS.TS Phan Ngọc Minh - nguyên Phó Chủ tịch Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Thầy cũng là người hướng dẫn chính của tôi thực hiện khóa luận tốt nghiệp đại học, luận văn cao học sau đó là luận án tiến sĩ.

Trong giai đoạn đầu làm khoa học, thầy Minh đã tận tình chỉ dạy cho tôi cách viết các báo cáo và bài báo khoa học. Tôi nhớ bài báo khoa học đầu tiên viết bằng tiếng anh được thầy Minh chỉnh sửa bản thảo đến 8 lần, có câu hôm trước sửa hôm sau lại sửa lại.

Lúc đó thầy Minh có nói một câu mà có lẽ cả đời làm khoa học tôi không thể quên được đó là: “Viết báo khoa học khó vậy đấy, từng câu viết ra không chỉ hay mà còn phải thật tường minh, chỉnh chu để người đọc có thể hiểu được ý nhanh nhất”.

Đến giai đoạn thực hiện đề tài nghiên cứu sinh, tôi bắt đầu một hướng nghiên cứu mới về vật liệu composite nền kim loại. Các kỹ thuật luyện kim là một cái gì đó thực sự xa lạ và khó khăn đối với tôi. Khi đó, tôi đã nhận được sự hướng dẫn tận tình của thầy PGS.TS Đoàn Đình Phương - Viện trưởng Viện Khoa học Vật liệu. Thầy Phương đã từng bước chỉ dạy cho tôi những kiến thức từ cơ bản đến phức tạp của lĩnh vực luyện kim mà trước đó tôi chưa được học.

Thầy trò cùng làm việc, viết báo cáo, có lần nửa đêm vẫn nhắn tin trao đổi công việc liên quan đến cách trả lời các ý kiến phản biện về bài báo gửi đăng và vừa có kết quả phản biện. Cũng có lần thầy trò tranh cãi “gay gắt” về một số vấn đề nghiên cứu, và thầy Phương nói với tôi rằng “tranh luận là cần thiết, đó mới là khoa học và sự thật thì luôn đúng”. Từ những kiến thức, sự tỉ mỉ, tận tâm và bao dung của các thầy đã giúp đỡ tôi rất nhiều không chỉ trong công việc mà còn cả trong cuộc sống".

TS Phạm Văn Trình, sinh năm 1986, hiện là nghiên cứu viên chính của Viện Khoa học Vật liệu

Lĩnh vực nghiên cứu: Khoa học Vật liệu

Số lượng bài báo đã công bố: 48 bài báo quốc tế (36 SCIE, 12 Scopus), 12 bài báo tạp chí trong nước

Bằng sáng chế: Đồng tác giả 1 sáng chế và 1 giải pháp hữu ích

Đề tài đã tham gia: 5 đề tài cấp nhà nước, hơn 10 đề tài cấp bộ và nhiều đề tài thuộc cấp cơ sở

Các hội thảo, hội nghị quốc tế đã tham gia: IWAMSN (Việt Nam), KPMI 2018 (Hàn Quốc), ICPA21 (Việt Nam), SPMS (Việt Nam)…

Đọc thêm

Bài 2: Từ người phụ dọn dẹp đến nữ sinh khoa học công nghệ Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Bài 2: Từ người phụ dọn dẹp đến nữ sinh khoa học công nghệ

TTTĐ - Xác định theo đuổi con đường nghiên cứu khoa học nên ngay khi vào trường Nguyễn Ngọc Phúc Tiên (trường Đại học VinUni) xin làm ở phòng thí nghiệm của thầy cô. Ban đầu, cô gái trẻ phụ dọn dẹp, cân hóa chất, quan sát thầy cô và anh, chị khóa trên nghiên cứu do chưa có kiến thức và kinh nghiệm.
Ngày hội kết nối đầu tư của thanh niên Thủ đô Tôi yêu Hà Nội

Ngày hội kết nối đầu tư của thanh niên Thủ đô

TTTĐ - Sáng 17/11, tại Bảo tàng Hà Nội diễn ra Ngày hội quảng bá sản phẩm và kết nối đầu tư năm 2024; Bán kết Cuộc thi thử thách khởi nghiệp Việt toàn cầu lần thứ VII.
Vượt định kiến giới, chinh phục đam mê khoa học Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Vượt định kiến giới, chinh phục đam mê khoa học

TTTĐ - Lựa chọn ngành học vốn được nhiều người cho là thế mạnh của nam giới nhưng nhiều bạn trẻ đã vươn lên giành nhiều thành tích trong nghiên cứu khoa học và được ghi danh với giải thưởng “Nữ sinh khoa học công nghệ Việt Nam”. Các nghiên cứu của họ mang lại gia trị tích cực cho cộng đồng, góp phần phát triển nền khoa học nước nhà.
Tạo môi trường thuận lợi cho thanh niên phát huy phẩm chất sáng tạo Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Tạo môi trường thuận lợi cho thanh niên phát huy phẩm chất sáng tạo

TTTĐ - Anh Ngô Văn Cương, Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đoàn nhận định, sáng tạo là thế mạnh của thanh niên. Sáng tạo ra những giá trị mới, đột phá là nền tảng giúp đất nước thực hiện nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, giải quyết những vấn đề của chính thanh niên hoặc những vấn đề mà đất nước, xã hội đang cần.
Hàng triệu người dân được khám bệnh bằng AI Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Hàng triệu người dân được khám bệnh bằng AI

TTTĐ - “Tôi năm nay 70 tuổi, mắc một số bệnh như tiểu đường, rối loạn tiền đình… Khi có thông báo được khám bệnh miễn phí với máy móc công nghệ hiện đại, đội ngũ thầy thuốc trẻ ở các bệnh viện tuyến Trung ương, thành phố, tôi đã đến đây. Nhận được sự quan tâm, nhiệt tình của các y, bác sĩ, tôi rất phấn khởi”.
Lan toả câu chuyện xúc động, ấm áp về những thầy cô đặc biệt Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Lan toả câu chuyện xúc động, ấm áp về những thầy cô đặc biệt

TTTĐ - Gặp lại học trò cũ, thấy em đã có những thành công, thầy giáo Trần Đại Lượng (công tác tại Trường Giáo dưỡng số 2, Cục Cảnh sát quản lý trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng, Bộ Công an, vô cùng xúc động. Đây là cuộc hội ngộ bất ngờ, với những nụ cười tươi và cả giọt mắt hạnh phúc.
Đại hội Chi đoàn Phòng Cảnh sát giao thông nhiệm kỳ 2024 - 2027 Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Đại hội Chi đoàn Phòng Cảnh sát giao thông nhiệm kỳ 2024 - 2027

TTTĐ - Đại hội Chi đoàn Phòng Cảnh sát giao thông tỉnh Bình Dương nhiệm kỳ 2024 - 2027 đã diễn ra thành công tốt đẹp.
Mỗi thanh niên là một đại sứ, cầu nối văn hóa ra thế giới Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Mỗi thanh niên là một đại sứ, cầu nối văn hóa ra thế giới

TTTĐ - Tối 14/11, đoàn đại biểu thanh niên Đông Nam Á và Nhật Bản trên tàu SSEAYP đã có buổi gặp mặt và đối thoại với lãnh đạo TP Hồ Chí Minh. Hoạt động như là lời chào, thể hiện sự hiếu khách của thành phố mang tên Bác đối với bạn bè quốc tế.
Để người trẻ hiểu thêm về Logistics và vận tải xanh... Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Để người trẻ hiểu thêm về Logistics và vận tải xanh...

TTTĐ - Chiều 14/11, Thành đoàn - Hội Sinh viên thành phố Hà Nội tổ chức hội thảo khoa học “Thương mại hóa các công nghệ cốt lõi, ứng dụng chuyển đổi số vào lĩnh vực Giao thông vận tải - Logistics” tại trường Đại học Giao thông vận tải.
Nữ sinh “Vật liệu” Phenikaa xuất sắc trên đấu trường tri thức Tuổi trẻ học và làm theo Bác

Nữ sinh “Vật liệu” Phenikaa xuất sắc trên đấu trường tri thức

TTTĐ - Bùi Hạnh Nhung (Sinh năm 2002) - sinh viên năm cuối, ngành Công nghệ vật liệu, Khoa Khoa học và Kỹ thuật Vật liệu, Trường Đại học Phenikaa đã xuất sắc trở thành một trong 20 nữ sinh viên tiêu biểu nhận giải thưởng Nữ sinh khoa học công nghệ Việt Nam năm 2024.
Xem thêm