Tag
Chương trình "Sóng và máy tính cho em"

Giúp học sinh học tập hôm nay là chăm lo phát triển đất nước tương lai

Giáo dục 12/09/2021 23:46
aa
TTTĐ - Tối 12/9, Lễ phát động Chương trình “Sóng và máy tính cho em” được tổ chức theo hình thức trực tuyến tại 65 điểm cầu. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì tại điểm cầu Văn phòng Chính phủ.
Tuần đầu năm học mới, 2345 máy tính, điện thoại được trao tặng cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn Ngành Giáo dục Thủ đô phát động chương trình ''Máy tính cho em'' Bộ GD&ĐT vận động quyên góp ủng hộ “Máy tính cho em”

Cùng dự tại điểm cầu Văn phòng Chính phủ có lãnh đạo Đảng, Nhà nước; Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Nguyễn Kim Sơn, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông (TT&TT) Nguyễn Mạnh Hùng; Đại diện một số bộ ngành và doanh nghiệp tài trợ. Điểm cầu 63 tỉnh, thành do đại diện lãnh đạo địa phương chủ trì.

Chương trình được Thủ tướng Phạm Minh Chính trực tiếp chỉ đạo phát động, Bộ TT&TT chủ trì, phối hợp với Bộ GD&ĐT thực hiện (nhằm triển khai Chỉ thị số 24/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ).

Chương trình sẽ được lan tỏa thực hiện ở các ngành, địa phương trên cả nước.

Giúp học sinh học tập hôm nay là chăm lo phát triển đất nước tương lai
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính và các đại biểu dự Lễ phát động tại điểm cầu Văn phòng Chính phủ

Ưu tiên địa phương khó khăn, vùng bị ảnh hưởng nặng nề

Nội dung hỗ trợ học sinh học tập trực tuyến gồm sóng Internet, máy tính cho học sinh và miễn phí một số phần mềm dạy học trực tuyến.

Cụ thể, chương trình miễn 100% cước phí khi học sinh, sinh viên sử dụng một số nền tảng dạy học trực tuyến (sẽ được Bộ TT&TT thông công bố); Hỗ trợ máy chủ cho trường đại học nếu dùng các phần mềm dạy học trực tuyến theo công bố của Bộ TT&TT; Giá các gói dịch vụ không đổi nhưng dung lượng Internet được tăng gấp đôi; Các doanh nghiệp viễn thông đang triển khai nâng cao dung lượng băng thông Internet ở các thành phố lớn.

Trước đó, thực hiện chỉ đạo trên của Thủ tướng Phạm Minh Chính, ngày 10/9/2021, Bộ GD&ĐT đã phối hợp với Công đoàn Giáo dục Việt Nam ban hành công văn số 3961/BGDĐT-CĐN phát động quyên góp, ủng hộ “Máy tính cho em” nhằm vận động, huy động mọi nguồn lực trong toàn ngành ủng hộ kinh phí, thiết bị học tập trực tuyến cho học sinh chưa có và gia đình không có khả năng mua thiết bị học tập trực tuyến.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn thay mặt ngành Giáo dục nhận ủng hộ từ Bộ Thông tin và Truyền thông
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn thay mặt ngành Giáo dục nhận ủng hộ từ Bộ TT&TT

Trước mắt, cuộc vận động “Máy tính cho em” sẽ ưu tiên các địa phương khó khăn, vùng bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh Covid-19. Bộ trưởng Bộ GD&ĐT và Chủ tịch Công đoàn Giáo dục Việt Nam đề nghị Giám đốc Sở GD&ĐT, Chủ tịch Công đoàn ngành; Giám đốc, Hiệu trưởng, Chủ tịch Công đoàn của các đại học, học viện, trường đại học, trường cao đẳng sư phạm; Các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ tổ chức phát động quyên góp, ủng hộ “Máy tính cho em”; Kêu gọi, tuyên truyền, vận động toàn thể đội ngũ cán bộ quản lý, công chức, viên chức, nhà giáo, nhân viên, người lao động tham gia ủng hộ kinh phí tối thiểu là một ngày thu nhập.

Bộ GD&ĐT cũng đang xây dựng cẩm nang và tổ chức tập huấn dạy học trực tuyến cho giáo viên; Chuẩn bị ban hành văn bản hướng dẫn về chuẩn tối thiểu (khung, mẫu) cho một bài giảng trên truyền hình và hướng dẫn chuẩn (yêu cầu) tối thiểu về kỹ năng, phương pháp để dạy trên truyền hình; Tổ chức xây dựng video bài giảng (dạy trên truyền hình) của môn học các lớp 1, 2 và 6 (đang phát hình Tiếng Việt và Tiếng Anh lớp 1).

Đối với các lớp còn lại (3, 4, 5, 7, 8, 9, 10, 11, 12), Bộ GD&ĐT lên phương án tổng hợp các nguồn bài giảng hiện có ở địa phương, kết hợp điều phối, phân công địa phương và xã hội hóa việc sản xuất bài giảng.

Bên cạnh đó, Bộ GD&ĐT đã ban hành các văn bản hướng dẫn năm học mới, trong đó có việc tổ chức dạy học qua Internet, dạy học trên truyền hình; Hướng dẫn đảm bảo an ninh, an toàn trong dạy học trực tuyến; Hướng dẫn bảo đảm chất lượng đào tạo từ xa trong thời gian phòng chống dịch Covid-19 (đối với các cơ sở giáo dục đại học).

Kho học liệu của Bộ GD&ĐT đang được bổ sung bài giảng, học liệu và kết nối với Hệ Tri thức Việt số hóa chia sẻ dùng chung cho cả nước.

Bộ GD&ĐT tiến hành rà soát chương trình giáo dục các cấp học, xác định các nội dung cốt lõi cần đạt được của chương trình để hướng dẫn các địa phương tổ chức dạy học phù hợp với tình hình dịch bệnh; Tiếp tục hướng dẫn các địa phương xây dựng bài giảng chất lượng tốt để tổ chức dạy học trực tuyến, dạy học trên truyền hình khi học sinh không thể đến trường do phải thực hiện giãn cách xã hội; Tiếp tục bổ sung nguồn học liệu số và bài giảng trên truyền hình để duy trì hoạt động dạy và học, bảo đảm các hoạt động giáo dục không bị đứt gãy.

Phủ sóng hơn 1.900 điểm chưa kết nối Internet di động trên toàn quốc

Theo kế hoạch phối hợp thực hiện Chương trình “Sóng và máy tính cho em” giữa Bộ GD&ĐT với Bộ TT&TT, nội dung chính của kế hoạch là: Tháng 9/2021 phủ sóng toàn bộ 283 điểm chưa có kết nối Internet di động tại các địa phương đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16/CT-TTg và thực hiện học trực tuyến; Trong năm 2021, phủ sóng toàn bộ hơn 1.900 điểm chưa kết nối Internet di động trên toàn quốc.

Giúp học sinh học tập hôm nay là chăm lo phát triển đất nước tương lai
Các đại biểu tham dự hội nghị trực tuyến tại điểm cầu Văn phòng Chính phủ

Về hỗ trợ máy tính phục vụ học trực tuyến: Giai đoạn 1 (trong năm 2021): Huy động 1 triệu máy tính cho học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo trên toàn quốc; Trước mắt ưu tiên cho các địa phương đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16/CT-TTg và thực hiện học trực tuyến.

Giai đoạn 2 (từ năm 2022 - 2023): Tiếp tục phát động chương trình để huy động mọi nguồn lực trong xã hội, hướng tới mục tiêu 100% học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo trên toàn quốc được trang bị máy tính để có thể học trực tuyến.

Bên cạnh đó, một số hỗ trợ khác cho các địa phương đang thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16 và tổ chức dạy, học trực tuyến gồm: Miễn phí 100% việc sử dụng các nền tảng dạy, học trực tuyến tại Việt Nam đã được công bố; Miễn phí 4Gb/ngày cho 1 triệu học sinh, sinh viên thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo khi được tặng máy tính trong thời gian 3 tháng để học tập trực tuyến; Hỗ trợ các gói cước, hạ tầng công nghệ thông tin phục vụ việc dạy và học trực tuyến bao gồm: Máy chủ, chỗ đặt máy chủ, đường truyền Internet bảo đảm việc dạy, học trực tuyến.

Hạn chế ảnh hưởng tiêu cực của dịch bệnh tới ngành Giáo dục

Khẳng định ý nghĩa, tầm quan trọng của chương trình “Sóng và máy tính cho em”, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn cho rằng, chương trình nhằm hạn chế sự ảnh hưởng tiêu cực của dịch bệnh tới ngành Giáo dục; Hạn chế khó khăn cho các học sinh, thể hiện tinh thần nhân ái, chia sẻ tương trợ của toàn xã hội đối với lứa học sinh bị thiệt thòi lớn trong thời dịch bệnh; Chăm lo cho thế hệ tương lai, thể hiện thái độ của cả nước quan tâm tới giáo dục.

Ngành Giáo dục tiếp nhận hơn 1 triệu máy tính dành tặng học sinh có hoàn cảnh khó khăn
Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Kim Sơn phát biểu tại lễ phát động

Tại lễ phát động, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT gửi lời cảm ơn trân trọng đến Thủ tướng Chính phủ đã đặc biệt quan tâm tới giáo dục với nhiều chính sách cụ thể, ủng hộ cho chủ trương và trực tiếp tham dự chỉ đạo việc triển khai hoạt động ngày hôm nay.

Bộ trưởng cũng gửi lời cảm ơn tới Bộ TT&TT đã hỗ trợ và đồng hành cùng ngành Giáo dục một cách cụ thể và thiết thực; Cảm ơn Đài Truyền hình Việt Nam (VTV), Đài Tiếng nói Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Ủy ban quản lý vốn Nhà nước, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh, cùng các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội, doanh nghiệp, tập thể và cá nhân đã chung tay cùng ngành Giáo dục.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn, hoạt động hỗ trợ, quyên góp, huy động “Sóng và máy tính cho em” thể hiện tinh thần nhân ái, đề cao giá trị tốt đẹp của người Việt Nam. Đây cũng chính là hành động mang tinh thần giáo dục sâu sắc về tình yêu thương và trách nhiệm xã hội cho tất cả học sinh.

Theo thống kê của Bộ GD&ĐT, tính đến 16h ngày 12/9, trên cả nước có 26/63 tỉnh, thành phố đang dạy học trực tuyến. Một số tỉnh chỉ học trực tuyến ở một số vùng, có tỉnh không giãn cách nhưng nguy cơ cao vẫn cho học trực tuyến.

Tổng số học sinh đang học trực tuyến ước khoảng 7,35 triệu học sinh các cấp. Tổng số học sinh chưa có máy tính để học trực tuyến tại 26 tỉnh, thành phố đang học trực tuyến và cần được hỗ trợ, ước tính khoảng 1,5 triệu em.

Hỗ trợ hàng triệu học sinh lúc này là hỗ trợ cho cả một thế hệ; Giảm bớt khó khăn và thiệt thòi cho các em hôm nay là chúng ta giảm bớt gánh nặng xã hội cho hàng chục năm về sau. Giúp các em học tập hôm nay là chăm lo cho tốc độ và chất lượng phát triển đất nước trong tương lai.

Đường truyền mạng, sóng và thiết bị máy tính cho các em là sự kết nối mang tính vật lý và cơ giới phục vụ học tập nhưng cũng là sự kết nối bền chặt hơn giữa con người với con người, sự kết nối các vùng miền và kết nối hiện tại với tương lai.

Khẳng định tiếp thu và triển khai chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ một cách đầy đủ, sâu sát, toàn diện, Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn cũng cho biết sẽ phối hợp tốt với các bộ, ngành, địa phương để triển khai từng nội dung, nhiệm vụ; Tiếp nhận, điều phối, sử dụng một cách hiệu quả, kịp thời, đúng đối tượng, công khai, minh bạch các nguồn hỗ trợ.

Ngành Giáo dục và Đào tạo sẽ chú ý điều chỉnh về phương pháp, nội dung dạy và học, kiểm tra, đánh giá phù hợp với tình hình và nhiệm vụ mới; Phù hợp với việc triển khai dạy học trực tuyến cũng như dạy học trên truyền hình.

Ngành Giáo dục và Đào tạo cũng chú ý các biện pháp để hướng dẫn và hỗ trợ an toàn về sức khỏe học trực tuyến; Hỗ trợ các biện pháp tâm lý để làm giảm đi các khó khăn cho cha mẹ học sinh và học sinh trong quá trình học trực tuyến. Đồng thời, ngành phối hợp cùng với Bộ Y tế để triển khai sớm nhất việc tiêm vắc-xin phòng Covid-19 cho học sinh; Triển khai mở cửa trường học một cách an toàn và sớm nhất.

“Toàn thể thầy và trò ngành Giáo dục sẽ nỗ lực dạy thật tốt, học thật tốt để đáp lại tấm lòng của Thủ tướng và toàn thể xã hội”, Bộ trưởng khẳng định.

Tại chương trình, Bộ TT&TT trao tặng 400 nghìn máy tính; Công đoàn Giáo dục Việt Nam trao tặng 200 nghìn máy tính; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam trao tặng 100 nghìn máy tính (từ đóng góp của nhiều ngân hàng).

Bộ Ngoại giao trao tặng 240 nghìn máy tính; Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước trao tặng 250 nghìn máy tính; 9 tập đoàn, doanh nghiệp trao tặng hơn 10 nghìn máy tính; Ủy ban Unicef tại Việt Nam ủng hộ 1.500 máy tính; UBND các tỉnh, thành cũng ủng hộ máy tính cho chương trình.

Đến thời điểm này, chương trình đã tiếp nhận hơn 1 triệu máy tính, tương đương 2.350 tỷ đồng; Giá trị phủ sóng tương đương 3 nghìn tỷ đồng.

Đọc thêm

Nhà giáo chưa đủ sống sẽ không thể toàn tâm, toàn ý dạy học Giáo dục

Nhà giáo chưa đủ sống sẽ không thể toàn tâm, toàn ý dạy học

TTTĐ - Theo Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn, trong số 1,6 triệu giáo viên, có những nhà giáo chưa đủ sống. Do đó, họ không thể toàn tâm toàn ý cho việc dạy học.
Đại biểu Quốc hội nói về “không quản được thì cấm” trong dạy thêm Giáo dục

Đại biểu Quốc hội nói về “không quản được thì cấm” trong dạy thêm

TTTĐ - Theo đại biểu Quốc hội, dạy thêm học thêm cũng có những mặt tích cực; không phải giáo viên nào cũng xấu, ép học sinh học thêm.
Bảo vệ nhà giáo để họ yên tâm với nghề Giáo dục

Bảo vệ nhà giáo để họ yên tâm với nghề

TTTĐ - Đại biểu Hoàng Thị Thu Hiền (đoàn Nghệ An) cho rằng, trong dự án Luật Nhà giáo cần có quy định bảo vệ nhà giáo để họ an tâm công tác, cống hiến hiệu quả trong giảng dạy.
Cô giáo trẻ tận tâm giúp trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng Giáo dục

Cô giáo trẻ tận tâm giúp trẻ tự kỷ hòa nhập cộng đồng

TTTĐ - Trung tâm can thiệp sớm Hội An (Quảng Nam) là nơi chuyên biệt giúp trẻ rối loạn phát triển, đặc biệt là trẻ tự kỷ có cơ hội hòa nhập cộng đồng.
Trường THPT Việt Đức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam Giáo dục

Trường THPT Việt Đức kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam

TTTĐ - Hòa trong không khí tri ân thầy cô giáo trên cả nước, sáng nay 20/11, trường THPT Việt Đức đã tổ chức Lễ Kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam. Đây là dịp để các thế hệ cán bộ, giáo viên, học sinh của nhà trường cùng nhau tôn vinh những người đang ngày đêm cống hiến cho sự nghiệp giáo dục và ôn lại chặng đường phát triển đáng tự hào của ngôi trường giàu truyền thống.
Vinh danh truyền thống tôn sư trọng đạo tại Văn Từ Thượng Phúc Giáo dục

Vinh danh truyền thống tôn sư trọng đạo tại Văn Từ Thượng Phúc

TTTĐ - Tại Văn Từ Thượng Phúc (huyện Thường Tín, Hà Nội) có một không gian rất đặc biệt, nơi tái hiện sống động quá trình học tập, rèn luyện trên con đường dùi mài kinh sử của nhân sỹ thời xưa. Nơi đây cũng ghi danh các bậc tiên hiền đỗ đạt của đất Thường Tín và trở thành biểu tượng cổ vũ truyền thống tôn sư trọng đạo của vùng danh hương này.
Ngành Giáo dục được chủ động tuyển dụng nhà giáo Giáo dục

Ngành Giáo dục được chủ động tuyển dụng nhà giáo

TTTĐ - Đại biểu Quốc hội đồng tình và thống nhất cao với những quy định giao quyền chủ động cho ngành giáo dục trong việc tuyển dụng nhà giáo.
Chính sách mới sẽ tôn vinh những cống hiến của đội ngũ nhà giáo Giáo dục

Chính sách mới sẽ tôn vinh những cống hiến của đội ngũ nhà giáo

TTTĐ - Các đại biểu Quốc hội cho rằng, dự án Luật Nhà giáo cần phải thể hiện được những chính sách đối với đội ngũ nhà giáo tương xứng với những cống hiến của thầy, cô...
Lâm Đồng: Tiếp sức học sinh nghèo vượt khó tới trường Giáo dục

Lâm Đồng: Tiếp sức học sinh nghèo vượt khó tới trường

TTTĐ - Tại chương trình Hoa nắng số tháng 11/2024, Ban Tổ chức trao tặng 30 suất học bổng mỗi suất trị giá 1 triệu đồng cho 30 em học sinh vượt khó tới trường học tốt.
Nhà giáo Việt Nam - người vun đắp cây đời mãi mãi xanh tươi Giáo dục

Nhà giáo Việt Nam - người vun đắp cây đời mãi mãi xanh tươi

TTTĐ - Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 là dịp để học trò thể hiện tình cảm quý mến, kính trọng đối với thầy cô giáo, những người đã dày công vun đắp cho "những cây đời mãi mãi xanh tươi".
Xem thêm