Tag

Hà Nội: Ban Quản lý đình Hoàng Mai “kêu cứu” trả lại “đất thiêng”

Đường dây nóng 30/06/2022 18:00
aa
TTTĐ - Đình Hoàng Mai (quận Hoàng Mai, Hà Nội) là Di tích lịch sử kiến trúc nghệ thuật quốc gia, không gian linh thiêng cần được cộng đồng chung tay bảo vệ, gìn giữ và tôn tạo. Tuy nhiên, tại nơi “đất thánh” mà lòng dân chưa yên bởi nỗi trăn trở đòi lại đất nhà đình.
Triển lãm Đình làng Việt, những điều còn - mất Ra mắt ấn phẩm đầu tiên về bảo tồn kiến trúc đình làng Việt Thường Tín, Hà Nội: Tổ chức long trọng khánh thành đình làng Nam Sơn Tưng bừng Lễ hội đình làng Thượng Cát năm 2022

Mong chính quyền, người dân chung tay giữ gìn di tích

Đình Hoàng Mai tọa lạc tại phường Hoàng Văn Thụ, quận Hoàng Mai, thành phố Hà Nội. Đình có từ thế kỷ XVIII, thờ 4 vị tướng: Trần Khát Chân, Trần Hãng, Phạm Tổ Thu, Phạm Ngưu Tất.

Đình đã được xếp hạng Di tích quốc gia từ năm 1994. Trong di tích này còn giữ được nhiều hiện vật cổ như hoành phi, cửa võng, hương án, long ngai, bài vị, tượng thánh và các bộ cồng chiêng, bát bửu… Kiến trúc và trang trí mang đậm dấu ấn nghệ thuật thời Nguyễn. Không gian linh thiêng này cần được chính quyền địa phương và cộng đồng chung tay bảo vệ, gìn giữ và tôn tạo.

Dù vậy, nơi đây vẫn có nhiều chuyện không vui về quyền sử dụng đất, kéo dài đến nửa thế kỷ vẫn chưa giải quyết hoàn toàn dứt điểm.

Hà Nội: Ban Quản lý đình Hoàng Mai “kêu cứu” trả lại “đất thiêng”
Ông Nguyễn Tiến Vọng, Trưởng Ban Tế nghinh, thành viên Ban Quản lý đình Hoàng Mai

Ông Nguyễn Tiến Vọng, Trưởng Ban Tế nghinh, thành viên Ban Quản lý đình Hoàng Mai cho biết: “Thời gian vừa qua, Nhà nước yêu cầu Ban Quản lý đình phải quản lý Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của đình Hoàng Mai. Qua đó, chúng tôi phát hiện tổ hợp di tích có đình, sân đình, giếng đình nhưng khi làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì chính quyền chỉ cấp cho một phần đình, không đưa phần diện tích đất “chia tạm thời” cho gia đình cụ Thới ở ngay trong khuôn viên sân đình vào sổ đỏ của đình (cụ Lê Thới trước đây được giao nhiệm vụ bảo quản đình Hoàng Mai).

Ban Quản lý đã làm việc với UBND phường Hoàng Văn Thụ đo đạc diện tích đình, sân đình gồm cả đất trước đây giao tạm cho gia đình cụ Thới ở nhưng chính quyền địa phương không thực hiện đo đạc. Sau đó, chúng tôi phát hiện ông Ngô Sĩ Quý, Chủ tịch UBND phường Hoàng Văn Thụ làm giả giấy tờ mà không có ý kiến với Ban Quản lý đình và tự xác nhận khu đất này không có tranh chấp”.

Chính vì vậy, Ban Quan lý đình Hoàng Mai và các cụ phụ lão đã nhiều lần gửi đơn khiếu nại về vấn đề này, đồng thời đề nghị UBND các cấp xem xét lại quá trình cấp sổ đỏ trong khu vực này. Cụ thể là việc cấp sổ cho gia đình các con cụ Lê Thới (Lê Thị Minh Hương, Lê Minh Lương, Lê Vân). Bản thân gia đình các con cụ Lê Thới cũng có nguyện vọng làm sao giải quyết ổn thỏa cho gia đình ổn định cuộc sống.

“Dù đã gửi đơn khiếu nại, tố cáo đến nhiều nơi nhưng tới nay, chúng tôi mới nhận được Kết luận số 20/KL-UBND ngày 9/12/2021 quận Hoàng Mai. Tuy nhiên chúng tôi nhận thấy chưa thỏa đáng. Nguyện vọng của chúng tôi là được trả lại đất, làm sổ đỏ đầy đủ, bàn giao cho Ban Quản lý đình Hoàng Mai”, ông Nguyễn Tiến Vọng, Trưởng Ban Tế nghinh, thành viên Ban Quản lý đình Hoàng Mai nói.

Hà Nội: Ban Quản lý đình Hoàng Mai “kêu cứu” trả lại “đất thiêng”
Ban Quản lý đình Hoàng Mai nhiều lần gửi đơn thư đến các cơ quan chức năng đề nghị UBND các cấp xem xét lại quá trình cấp sổ đỏ trong khu vực đình

Cũng theo ông Nguyễn Tiến Vọng cùng các cụ phụ lão, thành viên trong Ban Quản lý di tích, Kết luận số 20/KL-UBND của UBND quận Hoàng Mai trả lời chưa rõ ràng, còn nhiều nội dung bao che cho việc làm sai trái của ông Ngô Sĩ Quý, Chủ tịch UBND phường Hoàng Văn Thụ và bà Phạm Thị Thanh Thùy, cán bộ công chức địa chính phường.

Đại diện Ban Quản lý đình Hoàng Mai cho biết thêm, trong văn bản, hoàn thiện hồ sơ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho gia đình cụ Lê Thới còn có hành vi giả mạo chữ ký, sai tên người đại diện ký, cố tình tiến hành hoàn tất thủ tục “tắt”…

Được biết, từ năm 1980 đến nay, các phụ lão trong Ban Quản lý đình Hoàng Mai đã có nhiều ý kiến đề nghị gia đình cụ Thới trả lại đất và gửi đơn khiếu nại đến chính quyền địa phương cùng các cơ quan chức năng. Mặc dù vậy, năm 2019, gia đình các con của cụ Thới vẫn được chính quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Địa phương khẳng định miệng: Đúng quy trình…

Trả lời phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô về vấn đề này, ông Nguyễn Đình Long, Phó Chủ tịch UBND phường Hoàng Văn Thụ cho hay: Ông Thới có đơn xin vào ở đất đó từ năm 1970 và được UBND huyện Thanh Trì, xã Hoàng Văn Thụ cấp giấy chứng nhận giao đất. Tháng 3/1990, ông Thới được UBND huyện Thanh Trì cấp giấy chứng nhận đăng ký quyền sử dụng đất số 0801. Giấy chứng nhận đăng ký quyền sử dụng đất có ghi: Nguồn gốc thửa đât là đất công năm 1969. Những thủ tục này đều được UBND phường niêm yết công khai. Khi làm quy trình, UBND phường Hoàng Văn Thụ không nhận được bất cứ ý kiến phản hồi nào của người dân.

Ông Nguyễn Đình Long khẳng định, hiện nay đất đình chưa được cấp giấy chứng nhận nên không thể nói đất cấp cho nhà ông Thới là xâm hại vào đất cây xanh của đình. Khi phường cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho nhà ông Thới, lúc đó là khu vực 2 chứ không phải khu vực 1 của di tích. Người ta ở từ năm 1970, UBND phường phối hợp với các cơ quan chức năng của quận cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho gia đình nhà ông Thới.

Ông Nguyễn Đình Long, Phó Chủ tịch UBND phường Hoàng Văn Thụ trả lời PV về vụ việc Ban Quản lý Đình Hoàng Mai khiếu kiện
Ông Nguyễn Đình Long, Phó Chủ tịch UBND phường Hoàng Văn Thụ trả lời phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô về vụ việc Ban Quản lý đình Hoàng Mai khiếu kiện

Cũng theo ông Long, khi cấp giấy chứng nhận xong thì các cụ trong Ban Quản lý đình có ý kiến, Thanh tra quận Hoàng Mai đã về làm việc và thanh tra lại toàn bộ quy trình. Căn cứ Kết luận 20 ngày 9/12/2021 thì mọi quy trình cấp giấy chứng nhận là đúng.

Các cụ trong Ban Quản lý đình thắc mắc việc giả chữ ký của cụ Dậu và ông Hoàng Đình Tiến, nguyên Chủ tịch UBND xã Hoàng Văn Thụ, làm chứng về việc UBND huyện Thanh Trì chỉ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất tạm thời cho nhà ông Thới… ông Long cho rằng: “Không có việc giả mạo chữ ký. Việc này cơ quan chức năng có chuyên môn về giám định mới khẳng định được là thật hay giả. Tôi chỉ quan tâm là tất cả các văn bản đó đều được các cơ quan có thẩm quyền đóng dấu và công khai toàn dân, không có gì che giấu.

Bác Tiến nói đúng ở thời điểm đó, giấy đăng ký quyền sử dụng đất chỉ có giá trị 1 năm. Toàn xã Hoàng Văn Thụ thời điểm đó, ai cũng được cấp như vậy. Giấy đăng ký quyền sử dụng đất đó để sau này làm căn cứ đất được sử dụng từ năm nào. Người ta ở ổn định từ năm 1970 cho đến nay và thời điểm phường làm quy trình cấp giấy chứng nhận cho gia đình ông Thới thì không nhận được đơn thư hoặc ý kiến khác”.

Hà Nội: Ban Quản lý đình Hoàng Mai “kêu cứu” trả lại “đất thiêng”
Biên bản làm việc với người tố cáo ông Ngô Sỹ Quý, Chủ tịch UBND phường Hoàng Văn Thụ và bà Phạm Thị Thanh Thùy, cán bộ công chức địa chính phường

Cũng theo ông Long, thời điểm ông Hoàng Đình Tiến làm Chủ tịch UBND xã Hoàng Văn Thụ thì thực hiện theo các văn bản quy phạm pháp luật và Luật Đất đai thời điểm đó. Đến nay, thực hiện theo Luật Đất đai năm 2013, việc sử dụng đất đủ điều kiện theo quy định của pháp luật thì được cấp giấy chứng nhận. Khi phóng viên yêu cầu xem hồ sơ về cấp quyền sử dụng đất cho nhà ông Thới, ông Long cho biết, phường không cung cấp.

Theo tìm hiểu của phóng viên báo Tuổi trẻ Thủ đô, việc người dân, Ban Quản lý đình Hoàng Mai khiếu kiện về đất đình diễn ra đã lâu và cũng đã gửi đơn nhiều nơi nhưng đến nay vẫn chưa được giải quyết thỏa đáng. Khi được hỏi, đại diện UBND phường Hoàng Văn Thụ cũng chỉ khẳng định bằng miệng là phường đúng mà không đưa ra bất cứ một văn bản trong quy trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để chứng minh.

Thiết nghĩ, chúng ta đang sống và làm việc theo pháp luật, UBND phường Hoàng Văn Thụ nên công khai về quy trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho gia đình ông Thới để người dân nắm bắt và hiểu được việc làm của chính quyền địa phương, từ đó giải quyết được tận gốc vấn đề đơn thư kéo dài lâu nay.

Đọc thêm

Đình chỉ lưu hành 2 sản phẩm mỹ phẩm không đảm bảo chất lượng Bạn đọc

Đình chỉ lưu hành 2 sản phẩm mỹ phẩm không đảm bảo chất lượng

TTTĐ - Sở Y tế Hà Nội ban hành 2 văn bản thông báo về việc đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy mỹ phẩm không đạt tiêu chuẩn chất lượng.
Hải Dương: 3 doanh nghiệp bị tước giấy phép hoạt động đê điều Đường dây nóng

Hải Dương: 3 doanh nghiệp bị tước giấy phép hoạt động đê điều

TTTĐ - Không di dời vật liệu tập kết tại bãi sông Kinh Thầy (huyện Nam Sách, tỉnh Hải Dương) trong mùa mưa lũ, 3 doanh nghiệp bị tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động liên quan đến đê điều trong thời hạn 2 tháng.
Hàng loạt vấn đề dân sinh “nóng” được giải quyết kịp thời nhờ iHaNoi Đường dây nóng

Hàng loạt vấn đề dân sinh “nóng” được giải quyết kịp thời nhờ iHaNoi

TTTĐ - Các tiện ích thông minh liên quan đến những vấn đề "nóng" từ giao thông, y tế, giáo dục, môi trường, đất đai, nông nghiệp… trên ứng dụng iHanoi - nền tảng “Công dân Thủ đô số”, đang mang lại nhiều lợi ích cho người dân, doanh nghiệp.
Cưỡng chế thu hồi đất tại xã Duyên Thái đảm bảo an toàn Đường dây nóng

Cưỡng chế thu hồi đất tại xã Duyên Thái đảm bảo an toàn

TTTĐ - Sáng 23/9, huyện Thường Tín (Hà Nội) tổ chức cưỡng chế thu hồi đất để thực hiện Dự án xây dựng hạ tầng kỹ thuật để đấu giá quyền sử dụng (QSD) đất khu liền kề Duyên Thái I.
Tiếp tục thanh tra Ban quản lý Dự án Đầu tư xây dựng tỉnh Hải Dương Đường dây nóng

Tiếp tục thanh tra Ban quản lý Dự án Đầu tư xây dựng tỉnh Hải Dương

TTTĐ - Thanh tra tỉnh Hải Dương vừa ban hành quyết định thanh tra đối với Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh Hải Dương trong quản lý đầu tư xây dựng cơ bản 7 dự án, công trình.
Bình Dương: Nhếch nhác bãi rác thải công nghiệp rộng gần 2 héc ta Bạn đọc

Bình Dương: Nhếch nhác bãi rác thải công nghiệp rộng gần 2 héc ta

TTTĐ - Rác thải, phế thải xây dựng gây nên tình trang nhếch nhác, ô nhiễm môi trường tại khu vực ở phường Tương Bình Hiệp, TP Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương.
Nhiều công trình nhà nuôi yến xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp Đường dây nóng

Nhiều công trình nhà nuôi yến xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp

TTTĐ - Hàng loạt nhà nuôi yến được xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp tại thôn Thống Nhất, xã Hà Mòn, huyện Đăk Hà (tỉnh Kon Tum) nhưng chính quyền địa phương chỉ phạt “có lệ” rồi mặc nhiên để công trình tiếp tục được xây dựng và tồn tại.
Tổng Công ty Thăng Long giả mạo tài liệu tham gia gói thầu hơn 300 tỷ đồng Đường dây nóng

Tổng Công ty Thăng Long giả mạo tài liệu tham gia gói thầu hơn 300 tỷ đồng

TTTĐ - Sử dụng tài liệu giả, Tổng Công ty Thăng Long - CTCP vừa bị loại khỏi một gói thầu trị giá hơn 300 tỷ đồng tại tỉnh Lào Cai.
Dự án KDC Vĩnh Lộc: Bất cập nhà có, nhà không sổ đỏ Đường dây nóng

Dự án KDC Vĩnh Lộc: Bất cập nhà có, nhà không sổ đỏ

TTTĐ - Tuy đã xây dựng và sinh sống hơn 15 năm nhưng hàng chục hộ dân tại dự án Khu dân cư Vĩnh Lộc, quận Bình Tân (TP HCM) lại chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (sổ đỏ). Đáng nói, trong khu đô thị này nhiều nền đã có sổ đỏ và đang được xây dựng mới ngay bên cạnh những căn nhà mòi mỏi chờ sổ…
Xác minh vụ cựu quân nhân gần 2 thập kỷ đi đòi đất Bạn đọc

Xác minh vụ cựu quân nhân gần 2 thập kỷ đi đòi đất

TTTĐ – Về những nội dung Báo Tuổi trẻ Thủ đô phản ánh liên quan đến vụ cựu quân nhân gần 2 thập kỷ đi “đòi” lại đất của chính mình, UBND tỉnh Kon Tum đã có chỉ đạo xác minh, làm rõ sự việc.
Xem thêm